Độc đáo Lễ hội Minh thề - Không tham nhũng, tư lợi của công

Ngày 23.2 (tức ngày 14 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại Khu Di tích lịch sử văn hóa Đền - Chùa Hòa Liễu (thôn Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy), TP. Hải Phòng đã diễn ra Lễ hội Minh thề.

Theo lịch sử, nghi lễ này có từ thời nhà Mạc, năm 1561, Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toản (vợ của Thái Thượng Hoàng Mạc Đăng Dung) lập ra ấp Lan Niểu (nay là làng Hòa Liễu, xã Thuận Thiên). Bà quyên góp tu tạo ngôi chùa cổ Thiên Phúc Tự (nay là chùa Hòa Liễu). Sau khi tu tạo, phần kinh phí quyên góp còn dư, bà mua hơn 47 mẫu ruộng chia cho dân cày và làm ruộng công.

Số ruộng này làng gọi là “Thánh điền”, một phần diện tích dành cho nhà chùa, một phần dùng vào việc tuần tiết lễ hội, còn lại chia cho dân đinh cày cấy hưởng lộc và lập quỹ “nghĩa thương”,  phòng khi đói khó, cấp đỡ cho người nghèo. Những người sử dụng ruộng công phải trả lại một phần hoa màu theo quy định để làm quỹ dự trữ dùng vào việc cứu đói, giúp những người có hoàn cảnh khó khăn.

Để đề phòng tư lợi, Thái Hoàng Thái Hậu và nhân dân trong làng lập ra Hịch văn Hội Minh thề với lời thề lấy chí công làm trọng, không xâm phạm của công. Lễ hội Minh thề đã ra đời từ đó và truyền lại cho đến ngày nay.

Thế kỷ XIX, Triều đình nhà Nguyễn sắc phong bốn chữ vàng “Mỹ tục khả phong” cho Lễ hội Minh thề. Năm 1993, khu đền chùa Hòa Liễu được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Để gìn giữ lễ hội truyền thống độc đáo, ghi nhớ công đức tiền nhân, hàng năm, người dân làng Hòa Liễu tổ chức Lễ hội Minh thề trong 3 ngày, từ 23-25.2 (ngày 14-16 tháng Giêng, Âm lịch).Sau thời gian gián đoạn, năm 1993, Cụm di tích đền - chùa Hòa Liễu được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia, Lễ hội Minh thề được khôi phục. Năm 2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Lễ hội Minh thề là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

hp - đánh trống khai hội.jpg -0
Đánh trống khai hội

Vào ngày chính hội, dân làng dựng một đài thề trước cửa chùa Hòa Liễu. Ban thờ được sắp đặt trang nghiêm, nổi bật là chiếc mũ quan đặt trang trọng lên chính diện ban thờ. Khi làm lễ tuyên thệ, một con dao thiêng được trao cho chủ lễ. Chủ tế dùng động tác “chỉ trời vạch đất” theo vòng tròn lớn bằng con dao bầu có đường kính khoảng 2m ở giữa sân đền gọi là Đài thề. Chủ lễ cắm dao vào chính giữa vòng tròn ấy rồi dùng con dao thiêng này cắt tiết gà. Sau đó, các vị chức dịch, bô lão trong làng làm lễ thắp hương khấn vái trời đất, các thần.

hp - nghi thức chỉ trờ vạch đất.jpg -0
Nghi thức chỉ trời vạch đất

Sau các nghi lễ: dâng hương, dâng hoa, dâng rượu, dâng nước tế Thần, vị Chủ lễ đứng trước đài thề đọc Hịch văn Minh thề: “Dù là người có chức có quyền trong làng, người dạy học hay nông dân đều phải lấy lời hay lẽ phải mà dạy bảo con cháu làm điều tốt đẹp, tuân theo thuần phong mỹ tục của làng. Nếu dùng uy quyền làm những việc ác, lấy của công đem về làm của tư, nguyện cầu thần linh đả tử”, mọi người dự Lễ cùng giơ tay và hô vang "Y như lời thề". Trên từ cụ già, dưới đến 18 tuổi ở dân thôn, trong làng vườn tược buồng cau, trái chuối, ngoài đồng lúa mạ, hoa màu, mọi người đều chính trực, không tham lam vơ vét. Người nào tà tâm trộm cắp của nhau, nguyện cầu thần linh đả tử”...

hp - chủ lễ đọc lời thề.jpg -0
Chủ lễ đọc Hịch văn Minh thề

Sau phần đọc và tuyên thề là Nghi lễ cắt tiết gà, uống “Kim kê huyết tửu” diễn ra theo truyền thống. Máu gà trống được hòa vào bình rượu lớn. Sau đó, các chức sắc trong làng truyền tay nhau uống một ngụm khẳng định sự đoàn kết thực hiện đúng lời thề. Tiết gà được pha với rượu chia đều cho mỗi người một chén nhỏ như thể hiện sự đồng tâm của cả cộng đồng. Theo các cụ cao niên trong làng, máu linh kê rất linh thiêng. Từ xa xưa, gà là linh vật có thể liên thông giữa trời và đất, ánh sáng và màn đêm bằng tiếng gáy. Do đó, gà trống hành lễ phải có các đặc điểm như: lông vàng, chân vàng, mỏ đỏ, mào cờ.

Lễ hội Minh thề không chỉ mang giá trị về lịch sử, văn hóa, giáo dục mà còn có tính thời sự trong việc xây dựng trật tự, kỷ cương, thượng tôn pháp luật, phòng chống tham nhũng, lãng phí. Những lời Hịch văn Minh thề ngắn gọn, xúc tích vang lên thể hiện những giá trị về đạo đức, lối sống, phép tắc ứng xử trong cộng đồng và góp phần tạo dựng đạo lý “Chí công vô tư”, giá trị đạo đức, sự chính trực, liêm khiết. Lễ hội Minh thề góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, đạo đức, lối sống, tình làng, nghĩa xóm cho các thế hệ người dân địa phương.

Theo Chủ tịch UBND xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy Phạm Văn Tài, trong tiến trình lịch sử, Hịch văn Minh thề trở thành một hệ tư tưởng mở, luôn bồi đắp những giá trị mới cho phù hợp, có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng địa phương. Đồng thời, phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người được kế tục qua nhiều thế hệ, có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài, được cộng đồng đồng thuận và cam kết bảo vệ.

Lễ hội Minh thề mang những giá trị sâu sắc, độc đáo, đặc biệt có tính thời sự về xây dựng trật tự, kỷ cương, tinh thần thượng tôn pháp luật, phòng chống tham nhũng, lãng phí cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Qua đó, giáo dục, định hướng nhân dân cách sống, phẩm chất đạo đức trung thực, chí công vô tư... Đây cũng là sợi dây kết nối tình làng nghĩa xóm, tình yêu thương đùm bọc, tinh thần tương thân tương ái trong xã hội cộng đồng làng xã, làm phong phú thêm nét đẹp văn hóa miền quê đất Cảng...

Những năm trở lại đây, Lễ hội Minh thề thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương về dâng hương, vãn cảnh. Người dân địa phương tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị để những nét đẹp của Lễ hội Minh thề được lan tỏa rộng rãi. Lễ hội Minh thề của Làng văn hóa Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng nếp sống văn hóa liêm chính, văn hóa không tham nhũng trong cán bộ đảng viên và nhân dân...

Văn nghệ

Đưa giá trị của văn hóa lan tỏa đến cộng đồng
Văn nghệ

Đưa giá trị của văn hóa lan tỏa đến cộng đồng

Ngày 3.10, tại không gian nghệ thuật 34 Châu Long, Hà Nội đã diễn ra mạn đàm văn chương có chủ đề về văn hóa, tinh hoa trong văn thơ xưa và nay, với sự tham gia của các văn nghệ sĩ, nhà nghiên cứu phê bình văn học; được chủ trì bởi nhà sưu tập Thúy Anh - người khởi xướng nhiều chuỗi hoạt động văn hóa, nghệ thuật đậm đà tính nhân văn và hướng tới cộng đồng.

Trong bão lũ
Văn hóa - Thể thao

Trong bão lũ

Bài thơ "Trong bão lũ" của tác giả Đặng Quốc Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh, là tiếng lòng đầy xót xa trước cảnh thiên tai khắc nghiệt do bão Yagi gây ra. Với ngôn từ sâu sắc, tác giả khắc họa nỗi đau mất mát của người dân và tinh thần đoàn kết, sẻ chia của đồng bào cả nước, tạo nên niềm tin vào sự hồi sinh và vững bền của quê hương Việt Nam.

Hơn 160 tác phẩm dự thi Giải thưởng Cánh diều vàng năm 2024 tại TP. Nha Trang
Văn nghệ

Hơn 160 tác phẩm dự thi Giải thưởng Cánh diều vàng năm 2024 tại TP. Nha Trang

Từ ngày 3 - 10.9, Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức Giải thưởng Cánh diều vàng 2024 tại TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Trong đó, lễ công bố và trao giải Cánh diều vàng sẽ diễn ra vào tối 10.9, tại quảng trường Nhà hát Đỏ (thuộc dự án Vega City Nha Trang), giải thưởng thu hút hơn 160 tác phẩm điện ảnh, truyền hình, tài liệu, khoa học, hoạt hình, phim ngắn, công trình nghiên cứu - lý luận phê bình.

Dàn nhạc giao hưởng Mặt Trời: Ngân vang khúc tự hào Việt Nam tại Điều còn mãi 2024
Văn nghệ

Dàn nhạc giao hưởng Mặt Trời: Ngân vang khúc tự hào Việt Nam tại Điều còn mãi 2024

Chiều ngày 2.9, lần đầu tiên Dàn nhạc giao hưởng Mặt Trời vinh dự góp mặt trong chương trình hòa nhạc quốc gia “Điều còn mãi 2024” tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Olivier Ochanine, Dàn nhạc giao hưởng Mặt Trời đã ngân lên những giai điệu hào hùng, sâu lắng, góp phần làm sống lại những ký ức lịch sử hào hùng, khơi dậy tình yêu nước, lòng tự hào và khát vọng dân tộc Việt Nam.

Nghệ sĩ nổi tiếng thế giới góp mặt trong chương trình Hòa nhạc giao hưởng tháng Tám “Brilliance in Harmony”
Văn nghệ

Nghệ sĩ nổi tiếng thế giới góp mặt trong chương trình Hòa nhạc giao hưởng tháng Tám “Brilliance in Harmony”

Tháng Tám với nhiều ngày lễ kỷ niệm lớn của đất nước đã trở thành dịp đặc biệt thường niên truyền động lực và cảm hứng để Dàn nhạc giao hưởng Mặt trời (SSO) phối hợp với Nhà hát Hồ Gươm tổ chức các sự kiện hòa nhạc giao hưởng quốc tế. Năm nay, chương trình Hòa nhạc giao hưởng Tháng Tám với chủ đề “Brilliance in Harmony: A Night of Musical Mastery” sẽ diễn ra vào tối 16.8.2024 với sự góp mặt của nghệ sĩ nổi tiếng thế giới và Việt Nam.

Nhiều người bật khóc khi nghe Anh Thơ hát “Một đời là sen ngát” về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Văn nghệ

Nhiều người bật khóc khi nghe Anh Thơ hát “Một đời là sen ngát” về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những ngày qua, trong niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều nhạc sĩ chuyên và không chuyên đã viết nhiều bài hát để bày tỏ tình cảm của mình với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhiều bài hát đã mang lại những cảm xúc đặc biệt cho người nghe.

Sôi động lễ hội vũ đạo ngoài trời tại Quảng trường Lâm viên – Đà Lạt
Văn nghệ

Sôi động lễ hội vũ đạo ngoài trời tại Quảng trường Lâm viên – Đà Lạt

Với chủ đề “Be You, Be Unique - khẳng định chất tôi”, sân khấu DaLat Best Dance Crew Hoa Sen Home Internatinonal Cup một lần nữa quay trở lại với 12 màn trình diễn đa sắc màu tại đêm chung kết đầy hấp dẫn, lôi cuốn từ các đội thi trong nước và quốc tế thu hút hàng nghìn khán giả đến với Quảng trường Lâm viên, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng cũng như trên sóng các nền tảng truyền hình trực tiếp. 

ABBANK đồng hành cùng dàn nhạc giao hưởng trẻ thế giới lưu diễn tại Việt Nam
Văn nghệ

ABBANK đồng hành cùng dàn nhạc giao hưởng trẻ thế giới lưu diễn tại Việt Nam

Với mong muốn chung tay đưa âm nhạc hàn lâm – tinh hoa lịch sử âm nhạc của nhân loại và dân tộc tới gần hơn nữa với công chúng trong nước, cũng như chắp cánh cho những tài năng giao hưởng Việt vươn ra thế giới, ABBANK đồng hành cùng Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam tổ chức dự án “Âm thanh của tình anh em” (Sounds of Brotherhood) với hai đêm công diễn tại Hà Nội vào tối ngày 06 & 10.4.2024. Chương trình quy tụ sự góp mặt của 41 nghệ sỹ đến từ 20 quốc gia của Dàn nhạc Giao hưởng Trẻ Thế giới (World Youth Orchestra – WYO) và 33 tài năng trẻ đến từ Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (Dàn nhạc giao hưởng Trẻ HVANQGVN – VNAMYO)

Dòng "sông Con" thủa ấy
Văn nghệ

Dòng "sông Con" thủa ấy

Trong các tài liệu, sách báo thì dòng sông ấy gọi là “sông Cầu Đá” còn chúng tôi thường gọi nôm na là “sông Con”. Sông Con cùng với sông Nhuệ là hai dòng sông phục vụ cơ bản việc tưới tiêu cho quê tôi xưa và cũng là hai “con sông quê gắn bó với tuổi thơ đời tôi”.