Doanh nghiệp vẫn khó chuyển đổi xanh

Trong khảo sát vừa công bố, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) cho biết, vốn, nhân sự chuyên môn cùng việc tìm kiếm các giải pháp kỹ thuật đang là những khó khăn lớn với doanh nghiệp.

64% doanh nghiệp “chưa chuẩn bị gì”

Để đánh giá diện rộng về mức độ sẵn sàng và rào cản của doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi xanh, Ban IV đã phối hợp thực hiện khảo sát 2.734 đại diện doanh nghiệp để xây dựng báo cáo, trình Thủ tướng Chính phủ mới đây.

Sản xuất bảo đảm giảm phát thải môi trường tại Nhà máy Sợi Đà Lạt

Sản xuất bảo đảm giảm phát thải môi trường tại Nhà máy Sợi Đà Lạt

Theo kết quả khảo sát, có 48,7% doanh nghiệp đánh giá rằng giảm phát thải, chuyển đổi xanh là cần thiết và rất cần thiết. Đáng ngạc nhiên là không có nhiều sự khác biệt trong đánh giá mức độ cần thiết phải giảm phát thải, chuyển đổi xanh giữa các doanh nghiệp chỉ hoạt động nội địa và doanh nghiệp xuất khẩu. Theo đó, 32,3% doanh nghiệp xuất khẩu cho rằng cần thiết giảm phát thải và chuyển đổi xanh, thì con số này ở doanh nghiệp chỉ hoạt động nội địa là 31,1%. Tuy vậy, vẫn có 17,4% doanh nghiệp khảo sát đánh giá giảm phát thải, chuyển đổi xanh là không cần thiết hoặc rất không cần thiết.

Về lĩnh vực hoạt động, 59,6% doanh nghiệp ngành nông, lâm, thủy sản đánh giá cần thiết giảm phát thải, chuyển đổi xanh, cao hơn so với mức 54,1% của các doanh nghiệp ngành công nghiệp và khoảng 45% doanh nghiệp ngành xây dựng, dịch vụ. Các doanh nghiệp FDI có tỷ lệ đánh giá cần thiết phải giảm phát thải, chuyển đổi xanh cao hơn một chút so với doanh nghiệp trong nước (55,2% so với 48%).

Liên quan mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp trong hoạt động giảm phát thải, chuyển đổi xanh, có đến 64% doanh nghiệp được khảo sát “chưa chuẩn bị gì”. Các hoạt động “cắt giảm lượng khí thải trong một số hoạt động trọng tâm” chỉ có 5,5% doanh nghiệp cho biết “đã thực hiện”, còn tỷ lệ doanh nghiệp “đã thực hiện theo dõi và công bố kết quả giảm phát thải hàng năm” chỉ ở mức 3,8%.

“Với các diễn biến chính sách từ các thị trường lớn như châu Âu, Mỹ và nội luật hóa ở Việt Nam, việc các doanh nghiệp dường như chưa chuẩn bị gì sẽ tạo ra những sức ép rất lớn trong tương lai khi các quy định hết thời gian chuyển tiếp và chuyển sang giai đoạn bắt buộc tuân thủ”, Ban IV nhìn nhận.

Mặc dù đều nhận thức được sự cần thiết phải chuyển đổi, song mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp chỉ hoạt động nội địa không cao như các doanh nghiệp hoạt động hướng đến xuất khẩu. Theo đó, trong khi 68,7% doanh nghiệp phạm vi hoạt động trong nước chưa chuẩn bị gì cho giảm phát thải, chuyển đổi xanh, thì tỷ lệ này ở doanh nghiệp có phạm vi hoạt động ở nước ngoài chỉ là 53,7%; doanh nghiệp hoạt động cả nội địa và nước ngoài là 55,6%...

Ở khía cạnh sức ép, động lực của doanh nghiệp, có 51,9% chuyển đổi liên quan đến động lực tối ưu hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Các yêu cầu từ đối tác, khách hàng trong chuỗi sản xuất quốc tế hoặc trong nước là nguyên nhân thứ hai với 36,7%. Tạo ra giá trị tăng thêm từ tín chỉ carbon là động lực có tỷ lệ lựa chọn thấp nhất với 22,7%.

Đẩy nhanh tạo lập thị trường tín chỉ carbon

Thực tế cho thấy mức độ quan tâm của doanh nghiệp đối với chuyển đổi xanh đã có sự cải thiện dần, song doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn. Trong đó, nguồn vốn là khó khăn lớn nhất (50%). Đáng chú ý, các doanh nghiệp quy mô vừa gặp khó khăn nhất về nguồn vốn so với các doanh nghiệp quy mô nhỏ và lớn. Đây là một vấn đề cần sự quan tâm đặc biệt vì trong khi doanh nghiệp rất cần vốn cho giảm phát thải, chuyển đổi xanh để đón đầu các cơ hội thì tài chính xanh chưa phát triển tương ứng, Ban IV nhìn nhận. Bởi sau hơn 10 năm tài chính xanh được triển khai ở Việt Nam nhưng quy mô vẫn nhỏ, tín dụng xanh chỉ chiếm 4,5% tổng dư nợ tính đến hết năm 2023, theo Ngân hàng Nhà nước.

Tìm kiếm nguồn nhân lực có chuyên môn giảm phát thải cũng là bài toán khiến các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp FDI, phải “đau đầu” vì không biết tìm ở đâu, do đây là lĩnh vực mới, đặc thù. Bên cạnh đó, dù có nhiều tổ chức, công ty tư vấn tiếp cận giải pháp kỹ thuật, nhưng doanh nghiệp vẫn khó đưa ra các lựa chọn cụ thể do các tổ chức, công ty tư vấn hoạt động không đồng nhất, giá tư vấn và hình thức tư vấn cũng có sự khác biệt và chênh lệch...

Trong bối cảnh giảm phát thải, chuyển đổi xanh không còn là lựa chọn mà mang tính bắt buộc, Ban IV khuyến nghị, Việt Nam cần hành động ngay để bắt kịp yêu cầu, xu thế từ các thị trường, đối tác thương mại chính.

Theo đó, trước tiên, Chính phủ cần hoàn thiện mang tính tổng thể các thể chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh, bao gồm việc rà soát các chính sách và quy định pháp lý đã tồn tại để phù hợp với xu hướng chuyển đổi, phù hợp với mô hình kinh tế tái chế, tuần hoàn…

So với nhiều quốc gia trong khu vực, việc tạo lập thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam đang tỏ ra chậm trễ ở một số khía cạnh và cần được đẩy nhanh hơn, vì đây được coi là mảnh ghép quan trọng để các doanh nghiệp và quốc gia chuyển đổi xanh. Cụ thể, bên cạnh các nỗ lực xây dựng hệ thống pháp lý, chính sách, hạ tầng giao dịch mua bán tín chỉ, cần thúc đẩy mức độ sẵn sàng về “sản phẩm” (gồm hạn ngạch phát thải, tín chỉ carbon ở các lĩnh vực), mức độ sẵn sàng của các chủ thể giao dịch trên sàn (gồm doanh nghiệp, các tổ chức trung gian, chuyên gia, cơ quan quản lý nhà nước liên quan…).

Nhằm tháo gỡ 3 khó khăn về vốn, nhân sự chuyên môn, giải pháp kỹ thuật, các cơ quan quản lý nhà nước cần tập trung vào các giải pháp gồm: ban hành danh mục dự án xanh, các tiêu chí xanh trong các lĩnh vực để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn tài chính xanh; đẩy mạnh các chương trình chia sẻ thông tin, chuyển giao công nghệ xanh đến các doanh nghiệp trong các ngành cụ thể; tổ chức đào tạo nhân lực liên quan đến kiểm kê khí thải nhà kính, thị trường tín chỉ carbon; đồng thời truyền thống chính sách liên quan chuyển đổi xanh đến doanh nghiệp hiệu quả và kịp thời hơn, Ban IV nêu.

Kinh tế

Các chuyên gia tài chính hội tụ bàn về chủ đề “Đổi mới và Kinh tế số”
Kinh tế

Các chuyên gia tài chính hội tụ bàn về chủ đề “Đổi mới và Kinh tế số”

Ngày 26 – 27.9.2024, Trường Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) và Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) phối hợp với Khoa Kinh doanh & Luật, Đại học Curtin (Australia), Trường Kinh doanh EMLV và Đại học Paris-Saclay (CH. Pháp), tổ chức Hội thảo quốc tế lần thứ III về Khởi nghiệp, Tài chính và Đổi mới sáng tạo Việt Nam (VSEFI 2024).

Ảnh minh họa.
Kinh tế

Dồn gánh nặng cho doanh nghiệp

Theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính, các sàn giao dịch thương mại điện tử có trách nhiệm khai thuế thay, nộp thuế thay cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên sàn. Bộ Tài chính cho rằng, đề xuất này nhằm bảo đảm công bằng giữa nhà cung cấp trong nước với nước ngoài, tuy nhiên các doanh nghiệp rất lo lắng sẽ bị tăng chi phí, gánh nặng.

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

Đầu tư vào công nghệ sạch ngay từ hôm nay

Chuyển đổi sang năng lượng tái tạo mang lại nhiều lợi ích lớn cho môi trường, kinh tế và xã hội. Do đó, các doanh nghiệp hãy hành động ngay hôm nay, đầu tư vào công nghệ sạch, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, và cam kết thực hiện trách nhiệm xã hội vì một tương lai xanh, bền vững hơn cho thế hệ mai sau.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Quy định về kích thước khiến xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sụt giảm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, việc nguồn cung cá ngừ vằn trong nước bị hạn chế do quy định về kích thước tối thiểu được phép khai thác nêu tại Nghị định 37/2024/NĐ-CP đã tác động tới hoạt động sản xuất và xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam. Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sụt giảm liên tục từ tháng 5 đến nay với tốc độ ngày càng tăng.

Tích cực đóng góp phát triển nền kinh tế số, Meey Group xuất sắc giành hai giải thưởng tại I4.0 Awards
Kinh tế

Tích cực đóng góp phát triển nền kinh tế số, Meey Group xuất sắc giành hai giải thưởng tại I4.0 Awards

Tại lễ biểu dương Top công nghiệp 4.0 Việt Nam năm 2024 (I4.0 Award) vừa diễn ra ngày 27.9 tại Hà Nội, doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi số bất động sản Meey Group đã xuất sắc lọt “Top tổ chức/doanh nghiệp Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo” và “Top doanh nghiệp có sản phẩm số thông minh, giải pháp công nghệ công nghiệp 4.0”.

Để sản phẩm nông sản Việt tiếp cận gần hơn nữa đến người tiêu cùng cả nước
Thị trường

Để sản phẩm nông sản Việt tiếp cận gần hơn nữa đến người tiêu cùng cả nước

Tiếp tục triển khai Biên bản hợp tác đã ký kết giữa Bộ Công Thương, UBND thành phố Hà Nội và Tập đoàn AEON Nhật Bản, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp với Công ty TNHH AEON MALL Việt Nam vừa tổ chức “Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2024” (Hanoi Agriculture Fair 2024).

Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cho cá tra
Kinh tế

Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cho cá tra

Tính đến tháng 8.2024, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang các thị trường đạt 191 triệu USD, tăng 12% so với tháng 8.2023. Lũy kế xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm nay đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, trước những thách thức mà ngành cá tra đang phải đối mặt, cần những bước đi mang tính “chiến lược” trong xây dựng thương hiệu để ngành phát triển bền vững.

Hiệu quả trong hoạt động đấu thầu Công ty cổ phần xây dựng giao thông I Thái Nguyên và liên danh: Trúng gói thầu hơn 120 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 7 triệu đồng
Kinh tế

Hiệu quả trong hoạt động đấu thầu Công ty cổ phần xây dựng giao thông I Thái Nguyên và liên danh: Trúng gói thầu hơn 120 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 7 triệu đồng

Thời gian qua, Công ty cổ phần xây dựng giao thông I Thái Nguyên là doanh nghiệp “quen mặt” luôn trúng nhiều gói thầu có giá trị nhiều tỷ đồng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Theo tìm hiểu, doanh nghiệp này đã trúng hơn 40 gói thầu, tổng giá trị các gói thầu có sự tham gia của doanh nghiệp lên tới gần 800 tỷ đồng.

Hai mục tiêu cần bảo đảm khi làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Kinh tế

Hai mục tiêu cần bảo đảm khi làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, việc ngân sách nhà nước tham gia vào dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam chắc chắn sẽ tác động đến nợ công và cơ cấu nợ công. Bộ Tài chính sẽ lên phương án để bảo đảm đồng thời hai mục tiêu: an toàn nợ công cũng như tài chính quốc gia; có phương án vốn khả thi.

Đề xuất mới về thuế xuất nhập khẩu ưu đãi của Việt Nam thực hiện Hiệp định CTPPP
Kinh tế

Đề xuất mới về thuế xuất nhập khẩu ưu đãi của Việt Nam thực hiện Hiệp định CTPPP

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 115/2022/NĐ-CP ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP) giai đoạn 2022-2027 đã sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 68/2023/NĐ-CP.

Vietbank triển khai tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng, công bố danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ
Tài chính

Vietbank triển khai tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng, công bố danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) vừa công bố thông tin về việc tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 25%. Bên cạnh đó, Vietbank cũng công bố danh sách cổ đông nắm giữ từ 1% vốn điều lệ của ngân hàng, gồm 25 cổ đông là tổ chức và cá nhân.

Lộ diện ông chủ đứng sau chuỗi cho vay Finy “không thẩm định, 15 phút có tiền”
Doanh nghiệp

Lộ diện ông chủ đứng sau chuỗi cho vay Finy “không thẩm định, 15 phút có tiền”

Nhìn vào các Founder của Finy dễ dàng nhận ra những cái tên quen thuộc đó là ông Nguyễn Việt Hưng và Công ty CP Lendbiz. Bởi lẽ, ông Nguyễn Việt Hưng cũng chính là CEO của Công ty CP Lendbiz có thời gian gây chú ý với việc đưa ra mô hình kinh doanh liên quan tới P2P Lending. Đáng chú ý, phương thức P2P Lending từng bị Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước cảnh báo tiềm ẩn rủi ro.