Doanh nghiệp Na Uy hợp tác phát triển điện gió ngoài khơi của Việt Nam

Equinor, công ty năng lượng lớn nhất Na Uy chính thức khai trương văn phòng đại diện tại Hà Nội, đánh dấu một mốc quan trọng trong danh mục hợp tác kinh doanh Na Uy - Việt Nam.

Doanh nghiệp Na Uy hợp tác phát triển điện gió ngoài khơi của Việt Nam -0
Đại sứ Na Uy tại Việt Nam, bà Grete Løchen phát biểu tại sự kiện

Sự kiện này cũng một lần nữa khẳng định sự sẵn sàng và quyết tâm của Na Uy đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi ở Việt Nam, tham gia vào quá trình chuyển đổi xanh cũng như hỗ trợ Việt Nam thực hiện các cam kết của mình trong Hiệp định Paris về Biến đổi khí hậu và tại Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu (COP26).

Nhân dịp này, Đại sứ Na Uy tại Việt Nam, bà Grete Løchen và Phó Chủ tịch cấp cao của Equinor, ông Jens Olaf Økland đã cùng tổ chức Lễ khai trương văn phòng của Equinor với sự tham dự của đại diện các cơ quan ban ngành của Việt Nam. Phát biểu khai mạc sự kiện, Đại sứ Grete Løchen nói “Năng lượng tái tạo và khí hậu là những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Na Uy. Biến đổi khí hậu là thách thức cơ bản của thời đại chúng ta. Trong khi đó, ngành năng lượng toàn cầu lại là nguồn phát thải chính tạo ra gần 3/4 tổng lượng phát thải khí nhà kính. Chúng ta phải chuyển đổi cách thức sản xuất và tiêu thụ năng lượng thì mới có thể đạt được các mục tiêu đề ra trong Thỏa thuận Paris và COP26. Vì vậy, Na Uy sẽ tiếp tục tham gia tích cực vào ngoại giao khí hậu quốc tế và hướng tới việc tăng cường hơn nữa hợp tác toàn cầu trong quá trình này. Ưu tiên của Chính phủ Na Uy là hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp và ngành công nghiệp để đảm bảo sự chuyển dịch công bằng và thành công tới một tương lai tái tạo, tuần hoàn và bền vững. Vì thế, hôm nay tôi rất vui mừng và tự hào về sự hiện diện thương mại của Equinor tại Việt Nam”.

Với việc thành lập văn phòng đại diện này, Equinor mong muốn áp dụng các kinh nghiệm và năng lực của mình để cùng với đối tác Việt Nam thực hiện các mục tiêu: Phát triển ngành công nghiệp điện gió của Việt Nam bằng việc thực hiện thành công các dự án điện gió ngoài khơi, nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn trong nước, xây dựng một chuỗi cung ứng mạnh mẽ trong nước của ngành điện gió ngoài khơi, tạo thêm nhiều việc làm có kỹ năng trong nước, sản xuất điện với chi phí thấp hơn.

Na Uy là quốc gia tiên phong trong lĩnh vực gió nổi ngoài khơi. Na Uy có một trong những cơ sở thử nghiệm hàng đầu thế giới về các giải pháp gió nổi. Về vấn đề này, các đơn vị nghiên cứu và trường đại học nổi tiếng của Na Uy như NTNU, SINTEF, Đại học Bergen và Trung tâm Thử nghiệm Năng lượng Biển. Tua bin gió nổi đầu tiên trên thế giới, Hywind Demo, được lắp đặt tại đây vào năm 2009. Năm 2017, Equinor đã khởi động Hywind Scotland, trang trại điện gió nổi ngoài khơi lớn nhất thế giới.

Thế giới 24h

Italy tuyên chiến với nạn đánh giá giả mạo trên các nền tảng trực tuyến
Quốc tế

Italy tuyên chiến với nạn đánh giá giả mạo trên các nền tảng trực tuyến

Chính phủ Italy vừa soạn thảo một dự luật nhằm xử lý vấn nạn đánh giá giả mạo trên các nền tảng trực tuyến, đặc biệt trong lĩnh vực nhà hàng và khách sạn. Đây được coi là bước tiến quan trọng nhằm tăng cường tính minh bạch và đáng tin cậy của các đánh giá trên mạng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và bảo đảm cạnh tranh công bằng trong ngành du lịch và dịch vụ.

Phe đối lập Hàn Quốc hoãn kế hoạch luận tội Thủ tướng
Thế giới 24h

Phe đối lập Hàn Quốc hoãn kế hoạch luận tội Thủ tướng

Đảng đối lập chính của Hàn Quốc đã quyết định sẽ hoãn kế hoạch luận tội Thủ tướng Han Duck-soo, đến cuối tuần này, do lo ngại nguy cơ bất ổn chính trị gia tăng. Động thái này diễn ra trong bối cảnh đất nước đang chao đảo vì nỗ lực áp đặt thiết quân luật vào ngày 3.12 của Tổng thống Yoon Suk Yeol bị luận tội.

Liên Hợp Quốc: Nạn đói nghiêm trọng hơn trong khi tiền viện trợ ít đi
Thế giới 24h

Liên Hợp Quốc: Nạn đói nghiêm trọng hơn trong khi tiền viện trợ ít đi

Nạn đói toàn cầu đang gia tăng trong khi tổng viện trợ nhân đạo từ các quốc gia giàu có cho Liên Hợp Quốc (LHQ) đang giảm dần. Các cơ quan cứu trợ lo ngại nguồn ngân sách hỗ trợ để giải quyết nạn đói sẽ càng eo hẹp nhà tài trợ hàng đầu Hoa Kỳ có thể cắt giảm mạnh viên trợ trong nhiệm kỳ của Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Bước tiến lịch sử cho hàng triệu lao động
Thế giới 24h

Bước tiến lịch sử cho hàng triệu lao động

Trong quyết định mang tính bước ngoặt, Thượng viện Mỹ vừa phê chuẩn Luật Công bằng an sinh xã hội, mở rộng quyền lợi an sinh xã hội cho gần 3 triệu người lao động. Dự luật này đã được thông qua với tỷ lệ áp đảo 76-20 và hiện đang chờ chữ ký của Tổng thống Joe Biden để chính thức trở thành luật.

Quan hệ Hàn Quốc - Nhật Bản: Lo ngại sóng gió
Quốc tế

Quan hệ Hàn Quốc - Nhật Bản: Lo ngại sóng gió

Năm 2025 sẽ đánh dấu kỷ niệm 60 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, một cột mốc quan trọng trong lịch sử của cả hai quốc gia, nhất là sau khi quan hệ ngoại giao và an ninh giữa hai nước đã có sự cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, những bất ổn chính trị ở Seoul hiện có thể đảo ngược quá trình cải thiện quan hệ song phương, vốn đang gặt hái được nhiều thành tựu.

EU chính thức mở điều tra đối với TikTok
Quốc tế

EU chính thức mở điều tra đối với TikTok

Ủy ban châu Âu (EC) hôm 17.12 (giờ địa phương) đã chính thức mở thủ tục điều tra đối với nền tảng TikTok - mạng xã hội video ngắn phổ biến toàn cầu, về "những cáo buộc vi phạm luật Dịch vụ kỹ thuật số (DSA)".

Ông Trump mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự lễ nhậm chức
Thế giới 24h

Ông Trump mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự lễ nhậm chức

Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump đã mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự lễ nhậm chức của ông vào tháng tới, CBS News trích dẫn nhiều nguồn tin cho biết. Nếu ông Tập Cận Bình nhận lời, đây sẽ là một sự kiện chưa từng có trong lịch sử khi một nhà lãnh đạo Trung Quốc tham dự lễ nhậm chức của một Tổng thống Mỹ.

Sẽ có thay đổi ngay lập tức và triệt để
Quốc tế

Sẽ có thay đổi ngay lập tức và triệt để

Trong cuộc phỏng vấn với chương trình “Meet the Press” của đài NBC News, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ có những thay đổi ngay lập tức và triệt để về vấn đề nhập cư ngay sau khi nhậm chức vào tháng 1.2025, bao gồm trục xuất người di cư với quy mô lớn và bỏ quyền công dân theo nơi sinh. Các chuyên gia nhận định, kế hoạch này của ông Donald Trump làm nổi bật tầm nhìn chi tiết về các cải cách nhập cư, cũng như nỗ lực thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử của mình.