Doanh nghiệp đối diện thách thức do môi trường pháp lý thay đổi

Không chỉ đương đầu với những khó khăn mang tính thị trường, cộng đồng doanh nghiệp còn phải đối diện với các thách thức do môi trường pháp lý thay đổi, làm tăng gánh nặng chi phí sản xuất, kinh doanh.  

“Doanh nghiệp kiệt sức là sự thật” 

Hai tháng đầu năm nay, trung bình mỗi ngày có hơn 10.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Con số này tính toán từ số liệu được Tổng cục Thống kê công bố mới đây. 

Theo đó, 2 tháng qua, cả nước có 41.100 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 1 tháng có hơn 20.500 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. 

Vậy nhưng, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường còn cao hơn, với 63.000 doanh nghiệp, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 1 tháng có gần 31.500 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. 

Doanh nghiệp đối diện thách thức do môi trường pháp lý thay đổi -0
Các số liệu cho thấy doanh nghiệp đang rất khó khăn. Nguồn: ITN.

“Số liệu khảo sát và thống kê cho thấy doanh nghiệp kiệt sức là sự thật, đặc biệt sau hậu Covid - 19 khi phải đối mặt với những bất ổn của kinh tế vĩ mô toàn cầu”, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) nhấn mạnh trong báo cáo đưa ra tháng 1.2024. 

Nguồn lực của doanh nghiệp đã bị bào mòn kể từ đại dịch trong khi những vướng mắc về thể chế, thủ tục, nguồn vốn vẫn chưa được cởi bỏ; nay lại chịu thêm cú “ngoại kích”– nhu cầu tiêu dùng của thế giới giảm sâu khiến đơn hàng ngày càng teo tóp. Suy kiệt rõ ràng là khó tránh khỏi! 

Đáng chú ý, trong tổng số 2.734 doanh nghiệp tham gia khảo sát của Ban IV, có tới 69,1% đánh giá tiêu cực/rất tiêu cực về triển vọng kinh tế năm 2024. Điều này cho thấy khó khăn như vòi bạch tuộc vẫn đang bám chặt doanh nghiệp. 

Theo PGS. TS. Trần Việt Dũng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học Ngân hàng, rủi ro tiềm ẩn từ môi trường kinh tế thế giới vẫn hiện diện và khó đoán định trong năm 2024, có thể gây ra tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi của doanh nghiệp và nền kinh tế nước ta. 

Một trong những rủi ro, thách thức chính trong năm 2023 - 2024, theo TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ Quốc gia, đó là xung đột địa chính trị tiếp tục phức tạp và gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn. Cùng với đó là sự đổ vỡ của một số ngân hàng tại Mỹ, Thụy Sĩ; nợ công và nợ tư tăng; rủi ro thị trường tài chính, tiền tệ toàn cầu, rủi ro nợ xấu và vỡ nợ gia tăng; rủi ro an ninh năng lượng, an ninh lương thực vẫn hiện hữu. 

Ông cũng dẫn chứng dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, GDP toàn cầu tiếp tục chậm lại với mức tăng 2,4% trong năm 2024, khi Mỹ và Trung Quốc tăng trưởng chậm. 

"Giá cả, lạm phát, lãi suất toàn cầu giảm nhưng còn ở mức cao, rủi ro tài chính - tiền tệ tăng khiến tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu chậm hơn. Điều này tác động tiêu cực đến xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng, du lịch quốc tế và thị trường tài chính của Việt Nam", TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh.

Cầu ở thị trường trong nước cũng không hoàn toàn tích cực. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 1.031,5 nghìn tỷ đồng, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước trong khi cùng kỳ năm 2023 tăng 14,7%; nếu loại trừ yếu tố giá thì chỉ tăng 5% trong khi cùng kỳ năm 2023 tăng 10,9%. 

Theo lý giải của Bộ Công thương, tình hình kinh tế có nhiều khó khăn nên nhu cầu tiêu dùng không cao như mọi năm, kể cả trong Tết Nguyên đán, và tập trung chủ yếu vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu.

Gánh chi phí ngày một trĩu nặng

Đáng chú ý, khó khăn với doanh nghiệp không chỉ đến từ phía cầu, từ thị trường mà còn từ môi trường pháp lý dự khả năng sẽ có nhiều thay đổi.

Dự kiến, 3 luật thuế cùng lúc sẽ được đề xuất bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, gồm Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) và Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Doanh nghiệp đối diện thách thức do môi trường pháp lý thay đổi -0
Các luật về thuế khi sửa đổi sẽ tác động đến doanh nghiệp. Nguồn: ITN.

Cả ba luật này đều có tác động và phạm vi ảnh hưởng lớn tới toàn xã hội, nền kinh tế, và doanh nghiệp. Với định hướng mở rộng cơ sở thuế, bổ sung đối tượng chịu thuế, không khó để đoán rằng, gánh nặng thuế sẽ thêm trĩu vai doanh nghiệp. Chi phí sản xuất, kinh doanh đội lên trong khi nhu cầu tiêu dùng ảm đạm do kinh tế khó khăn và lạm phát cao thực sự là “nan đề” với cộng đồng doanh nghiệp. 

Một ví dụ khác, từ ngày 1.1.2024, quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu (gọi tắt là EPR) đối với tái chế sản phẩm, bao bì sẽ chính thức có hiệu lực.

Là điểm mới tiến bộ của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, EPR hướng tới mục tiêu tăng cường tái sử dụng, tái chế, giảm thiểu chất thải; đồng thời tác động thay đổi thói quen của nhà sản xuất và người tiêu dùng, mở rộng khả năng sử dụng nguyên nhiên vật liệu thân thiện với môi trường, giảm rác thải nhựa, tiến đến kinh tế tuần hoàn.

Theo đó, nhà sản xuất, nhập khẩu sẽ thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì theo lộ trình, một số sản phẩm, bao bì từ ngày 1.1.2024. Nhà sản xuất, nhập khẩu có quyền chọn một trong hai phương án: hoặc tổ chức tái chế, hoặc đóng tiền vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế.

Năm 2024 (năm đầu áp dụng), doanh nghiệp sẽ phải kê khai và đóng tiền từ ngày 31.3 với số tiền được tính dựa trên khối lượng sản phẩm được đưa ra năm 2023. 

“Điều này có nghĩa doanh nghiệp phải nộp một khoản tiền rất lớn từ đầu năm, nhưng hệ thống EPR chưa thể vận hành và thực hiện các hoạt động tái chế ngay lập tức. Khi đó, một khoản tiền lớn sẽ tạm thời bị đóng băng, trong bối cảnh các doanh nghiệp đang rất khó khăn, cần nguồn vốn để hoạt động”, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhìn nhận.

Bên cạnh đó, định mức chi phí tái chế đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì (Fs) rất quan trọng để xác định mức đóng góp của doanh nghiệp. Cho đến nay vẫn chưa có quyết định cuối cùng về định mức này, song theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, sẽ rất đáng lo ngại nếu Fs quá cao, không hợp lý thì sẽ làm tăng chi phí sản phẩm, ảnh hưởng đến cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Khoan sức doanh nghiệp 

Trong bối cảnh thị trường còn nhiều thách thức, đơn hàng giảm, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế của VCCI, cho rằng, cần giảm chi phí kinh doanh và có gói giải pháp tổng thể cho việc này. 

“Quốc hội đã chấp thuận giảm thuế VAT từ 10% xuống còn 8% tiếp tục kéo dài đến giữa năm 2024, song việc giảm thuế, phí và các khoản phải nộp cần được tăng cường hơn. Chi phí về thủ tục hành chính, những khoản về thanh tra kiểm tra định kỳ nếu không cần thiết cần tiếp tục phải giảm để hỗ trợ phục hồi và tháo gỡ khó khăn trong thời gian tới”, ông Tuấn đề xuất tại Diễn đàn thường niên Kịch bản Kinh tế Việt Nam 2024 với chủ đề “Thúc đẩy cơ chế chính sách, thực thi mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới”.

Doanh nghiệp đối diện thách thức do môi trường pháp lý thay đổi -0
Theo Ban IV, năm 2024 là thời điểm cần tiếp tục khoan thư sức dân, sức doanh nghiệp. Nguồn: ITN.

Cùng quan điểm, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, cho rằng, hoàn thiện đồng bộ hệ thống chính sách thuế phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu về nguồn lực để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 là nhiệm vụ quan trọng và đã được xác định rõ trong Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030. 

Tuy nhiên, vị chuyên gia này nhấn mạnh, trong tiến trình sửa đổi các luật thuế, việc mở rộng cơ sở thuế, bổ sung đối tượng chịu thuế, tăng thuế cần được cân nhắc thấu đáo trong mối tương quan với bối cảnh doanh nghiệp đang phải trải qua và những định hướng tăng trưởng chiến lược của đất nước.

Đã có những dự đoán cho rằng, phải 3 - 5 năm nữa, khủng hoảng kinh tế mới đụng đáy và phải 10 năm nữa, thậm chí hơn, chúng ta mới thấy kinh tế trở lại mức như năm 2018 - 2019. "Vì thế, sửa đổi các luật thuế nói trên, bên cạnh việc hướng tới thu đúng, thu đủ thì cần phải coi trọng mục tiêu “khoan sức doanh nghiệp” để nuôi dưỡng nguồn thu và đưa đất nước phát triển bền vững”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nói.

Bên cạnh đó, vị chuyên gia này cho biết, ở các quốc gia phát triển, thuế tài sản đóng vai trò quan trọng trong tổng thu ngân sách, thường chiếm tỷ lệ 3 - 4% trong tổng số thuế thu được. Đây cũng là nguồn thu mang tính bền vững và do loại thuế trực thu này thu đúng vào người giàu, người có nhiều tài sản nên không gây ra mất công bằng như việc tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng. 

Từ tình hình hiện tại của cộng đồng doanh nghiệp, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) cũng cho rằng, “nếu không được vun đắp kịp thời, sức lực của doanh nghiệp sẽ cạn kiệt. 

“Vì thế, năm 2024 là thời điểm cần tiếp tục khoan thư sức dân, sức doanh nghiệp hơn bao giờ hết để nuôi dưỡng niềm tin và năng lực phục hồi của doanh nghiệp cũng như tổng thể nền kinh tế”, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) đề xuất.

Gắn bó với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), GS.TSKH Nguyễn Mại cho biết, bao giờ cũng vậy, sự ổn định và nhất quán về môi trường chính sách luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp FDI khi quyết định đầu tư. 

Việt Nam không phải “một mình một chợ” trong cuộc đua thu hút FDI, do đó Việt Nam cần duy trì một môi trường pháp lý ổn định, dễ tiên đoán và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh để trở thành một điểm đến cạnh tranh và hấp dẫn, ông nhấn mạnh. 

Kinh tế

10 thành tựu nổi bật của Agribank năm 2024
Doanh nghiệp

10 thành tựu nổi bật của Agribank năm 2024

Năm 2024, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, Agribank vẫn duy trì hoạt động kinh doanh ổn định và phát triển, hỗ trợ có hiệu quả để người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất, góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giữ ổn định hệ thống tài chính, tiền tệ, tiếp tục khẳng định vị thế NHTM hàng đầu, có tầm quan trọng lớn trong hệ thống với nhiều thành tựu, đóng góp nổi bật.

Sắm tết nhanh gọn bằng thẻ tín dụng BAC A BANK, khách hàng nhận thêm 3 năm miễn phí thường niên
Thị trường

Sắm tết nhanh gọn bằng thẻ tín dụng BAC A BANK, khách hàng nhận thêm 3 năm miễn phí thường niên

Sắm Tết từ sớm đang là xu hướng, lựa chọn phổ biến, bởi tâm lý chung nếu đợi đến quá cận Tết, lượng hàng hóa có thể sẽ khan hiếm và vật giá leo thang là điều khó tránh khỏi. Vào thời điểm lương, thưởng chưa sẵn sàng, tài chính có phần còn “eo hẹp”, thẻ tín dụng trở thành “trợ thủ” đắc lực giúp nhiều người giải bài toán: Tết đủ đầy nhưng hợp lý hóa chi tiêu.

Người dân cảnh giác trước chiêu trò lừa đảo "cài đặt ứng dụng điện lực mới"
Doanh nghiệp

Người dân cảnh giác trước chiêu trò lừa đảo "cài đặt ứng dụng điện lực mới"

Tình trạng mạo danh Điện lực để lừa khách hàng ngày càng diễn biến phức tạp. Với nhiều lý lẽ, kẻ xấu đã tìm cách “thao túng tâm lý" để người dân cài ứng dụng giả mạo, thậm chí đề nghị thực hiện các cuộc gọi video call trên điện thoại di động hòng chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng của người dân.

Cuộc đua thị phần môi giới hàng hoá 2024: Cái tên nào “áp đảo” thị trường?
Thị trường

Cuộc đua thị phần môi giới hàng hoá 2024: Cái tên nào “áp đảo” thị trường?

Năm 2024, thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam tiếp tục chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ. Khối lượng giao dịch cả năm tăng hơn 10% so với năm 2023, với giá trị giao dịch đạt trung bình 5.000 tỷ đồng/ngày. Hoạt động giao dịch diễn ra sôi động và bảng xếp hạng thị phần môi giới hàng hoá năm nay tiếp tục là một cuộc cạnh tranh đầy “khốc liệt”.

Khai trương các cửa hàng Xăng dầu tại khu vực Tây Bắc
Kinh tế

Khai trương các cửa hàng Xăng dầu tại khu vực Tây Bắc

Ngày 1.1.2025, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển INDEL phối hợp với các doanh nghiệp phân phối xăng dầu gồm Công ty TNHH Một thành viên BCA - Thăng Long - Xí nghiệp Kinh doanh xăng dầu, Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Phú Thọ, Công ty Cổ phần Petro Times tổ chức “Khai trương các Cửa hàng xăng dầu tại khu vực Tây Bắc”.
Móng Cái: Gần 10.000 người thăng hoa với đại tiệc âm nhạc tại Vinhomes Golden Avenue
Bất động sản

Móng Cái: Gần 10.000 người thăng hoa với đại tiệc âm nhạc tại Vinhomes Golden Avenue

Gần 10.000 lượt du khách và cư dân khu đô thị Vinhomes Golden Avenue đã cháy hết mình trong không gian sôi động của Gala âm nhạc “Thế giới hội tụ, sống giữa phồn hoa” tối 28.12 vừa qua. Sự kiện thuộc tuần lễ khai trương phố thương mại Asia Vibe là minh chứng cho thấy sức hút mãnh liệt và sức sống ngập tràn của khu đô thị thương mại quốc tế hàng đầu Móng Cái.

Nâng cao tính chuyên nghiệp, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động kiểm toán
Thị trường

Nâng cao tính chuyên nghiệp, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động kiểm toán

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước vừa ban hành có nhiều điểm mới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế. Đây là điều kiện quan trọng để Kiểm toán nhà nước (KTNN) nâng cao tính chuyên nghiệp, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động kiểm toán, góp phần xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, phát triển bền vững.

Việt Nam hoàn toàn có khả năng đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8%
Kinh tế

Tăng tốc, bứt phá cho mục tiêu tăng trưởng hai con số

Theo các chuyên gia, thành quả tăng trưởng năm 2024 thể hiện sự cố gắng, nỗ lực vươn lên của cộng đồng doanh nghiệp, Nhân dân và sự quyết liệt, quyết tâm trong chỉ đạo, điều hành của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chính quyền các cấp. Trên nền tảng này cùng với nỗ lực tăng tốc, bứt phá của cả hệ thống chính trị, tăng trưởng năm 2025 có thể đạt hai con số, làm tiền đề để nước ta tự tin bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.