Ứng phó hiệu quả với Cơ chế CBAM:

Doanh nghiệp cần xây dựng lộ trình phù hợp

Doanh nghiệp cần xây dựng lộ trình phù hợp

Không có lộ trình duy nhất cho tất cả doanh nghiệp để ứng phó hiệu quả với Cơ chế CBAM vận hành từ năm 2026. Thay vào đó, doanh nghiệp cần tùy theo hiện trạng công nghệ, chiến lược kinh doanh, điều kiện tài chính, nguồn lực... để xây dựng lộ trình phù hợp.

Xác định cơ quan đầu mối là rất cần thiết

Chính thức có hiệu lực từ 1.10.2023, Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) được Liên minh châu Âu (EU) ban hành áp dụng trước mắt đối với 6 nhóm mặt hàng nhập khẩu, gồm sắt thép, xi măng, điện, phân bón, nhôm và hydrogen. Từ năm 2026, CBAM sẽ bước vào giai đoạn chính thức vận hành; theo đó, sẽ áp thuế carbon đối với các hàng hóa thuộc diện điều chỉnh khi xuất khẩu vào thị trường EU, dựa trên mức độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất.

Thép là 1 trong 6 ngành đầu tiên chịu tác động trực tiếp từ Cơ chế CBAM. Ảnh: Đức Duy
Thép là 1 trong 6 ngành đầu tiên chịu tác động trực tiếp từ Cơ chế CBAM. Ảnh: Đức Duy

Là 1 trong 6 ngành đầu tiên chịu tác động trực tiếp của CBAM, các doanh nghiệp ngành thép đã nhanh chóng có sự chuẩn bị thích ứng, Tổng Thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) Đinh Quốc Thái cho biết tại Tọa đàm “Ứng phó hiệu quả với Cơ chế CBAM: Vai trò của cơ quan đầu mối trong hỗ trợ doanh nghiệp”, do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 16.9.

Trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp, bà Nguyễn Hồng Loan, chuyên gia Dự án Hỗ trợ kỹ thuật về đánh giá tác động của CBAM cho biết, ngoại trừ các doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp đã có sự nghiên cứu, chuẩn bị nghiêm túc, đại bộ phận doanh nghiệp vẫn chưa hiểu đầy đủ và chính xác về CBAM, từ đó dẫn đến phản ứng và sự chuẩn bị không hiệu quả.

Chẳng hạn, nhiều doanh nghiệp hiểu lầm là khi xuất khẩu hàng hóa theo CBAM, phát thải phải vượt trên ngưỡng do châu Âu quy định thì mới chịu tác động của CBAM, song thực tế, CBAM bao trùm toàn bộ phát thải của sản phẩm. Hay có doanh nghiệp trong ngành gạo và nhựa lại nghĩ mình thuộc đối tượng áp dụng Cơ chế CBAM, trong khi thực tế thì chưa phải vậy.

Về lộ trình, “nhiều doanh nghiệp lại có phản ứng thái quá, tức là rất lo lắng khi CBAM áp dụng thì họ sẽ phải chịu giá carbon bằng giá carbon của châu Âu”. Tuy nhiên, bà Loan lưu ý, giá carbon áp dụng theo chứng chỉ CBAM sẽ được điều chỉnh theo tỷ lệ phân bổ hạn ngạch miễn phí ở trên thị trường carbon ở châu Âu và được điều chỉnh theo lộ trình tăng dần từ 2026 - 2034. Ngoài ra, nếu nước xuất khẩu có áp dụng định giá carbon trong nước thì giá phải chi trả cho chứng chỉ CBAM sẽ có sự bù trừ và điều chỉnh với giá của carbon trong nước. Điều này hàm ý, với các quy định và yêu cầu của CBAM, doanh nghiệp cần phải có nhận thức đầy đủ và đúng đắn, trong đó, việc có một kênh chính thống để cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp là hết sức cần thiết.

Ngày 24.8 vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo về triển khai các nhiệm vụ liên quan tới Cơ chế CBAM. Theo đó, Chính phủ giao Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối, chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng và triển khai các biện pháp hiệu quả ứng phó với Cơ chế CBAM, bao gồm việc xây dựng và triển khai Đề án ứng phó với СВАМ và các hoạt động chủ động, tích cực nhằm thích ứng với CBAM…

Thông tin này đã nhận được phản ứng tích cực từ cộng đồng doanh nghiệp cũng như giới phân tích. Ông Đinh Quốc Thái tin tưởng, trong bối cảnh có nhiều luồng thông tin hiện nay, việc xác định cơ quan đầu mối này sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận được thông tin chính thống, qua đó hiểu sâu sắc hơn về những việc cần làm từ yêu cầu của EU để ứng phó hiệu quả hơn với Cơ chế CBAM.

Chỉ còn hơn một năm nữa, Cơ chế CBAM sẽ bước vào giai đoạn chính thức vận hành. Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương Ngô Chung Khanh lưu ý, về diện mặt hàng, chắc chắn không dừng ở con số 6 hiện nay mà sẽ nhiều hơn. Trong đó, các ngành tiềm ẩn phát thải carbon cao, có khả năng dẫn đến hiện tượng rò rỉ carbon như dệt may, da giày sẽ có khả năng bị EU đưa vào diện đề xuất áp dụng Cơ chế CBAM. Vì thế, Việt Nam phải đề phòng để có phương án phù hợp.

Mặt khác, số lượng các nước áp dụng Cơ chế CBAM hoặc giải pháp khác tương tự sẽ không chỉ dừng ở EU mà cả Anh, Hoa Kỳ, Canada, Australia… cũng đang nghiên cứu áp dụng. Do vậy, ông Khanh khuyến cáo, trước hết, các doanh nghiệp trong 6 ngành chịu tác động trực tiếp của Cơ chế CBAM cần có sự chuẩn bị sẵn sàng; với các ngành chưa bị điều chỉnh cũng không thể chủ quan.

Giúp doanh nghiệp hiểu đúng về Cơ chế CBAM

Về phía cơ quan quản lý nhà nước, ông Khanh cho biết, sẽ tập trung vào 4 nhóm giải pháp. Một là, về mặt thể chế, cùng với việc xác định cơ quan đầu mối (Bộ Công Thương), phải xây dựng giá carbon. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, để sau này khi EU có hướng dẫn cụ thể hơn, chúng ta sẽ có căn cứ để xác định được việc có được bù trừ trong tín chỉ CBAM.

Hai là, cần tuyên truyền đúng, chính xác về Cơ chế CBAM; đồng thời phải tập huấn để hướng dẫn doanh nghiệp, giúp họ có sự chuẩn bị tốt hơn.

Ba là, có các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong giảm phát thải carbon; tạo ra nguồn tài chính xanh để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi mô hình sản xuất xanh hơn, ít phát thải hơn; tìm kiếm, mở rộng thị trường cho doanh nghiệp.

Bốn là, cùng với các biện pháp để chuẩn bị sẵn sàng ở trong nước, cơ quan quản lý nhà nước sẽ tiếp tục đấu tranh để có được những cam kết linh hoạt tốt nhất cho phía Việt Nam.

Bà Nguyễn Hồng Loan lưu ý, theo Cơ chế CBA, từ 1.10.2023 đến cuối 2025, các doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến báo cáo phát thải; từ 2026 trở đi sẽ chính thức áp dụng nghĩa vụ chi trả và sẽ tăng dần nghĩa vụ đến năm 2034. Do đó, các doanh nghiệp cần bám sát lộ trình này. “Nếu là doanh nghiệp xuất khẩu thì chắc chắn phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính và tính toán suất phát thải của sản phẩm xuất khẩu của mình, nếu không sẽ không thể xuất khẩu sang châu Âu”.

Cùng với đó, từ nay đến cuối năm 2025, doanh nghiệp sẽ phải xây dựng lộ trình giảm phát thải khí nhà kính cho sản phẩm của mình. Đối với các doanh nghiệp mà công nghệ đã đến giai đoạn khấu hao và đã áp dụng tất cả các biện pháp giảm phát thải, cần cân nhắc chuyển đổi công nghệ để mang lại hiệu quả giảm phát thải khí nhà kính.

“Không có lộ trình duy nhất cho tất cả doanh nghiệp, mà tùy theo hiện trạng mặt công nghệ, phát thải, chiến lược kinh doanh, điều kiện tài chính, nguồn lực, doanh nghiệp cần xây dựng lộ trình phù hợp nhất nhằm ứng phó với Cơ chế CBAM”, bà Nguyễn Hồng Loan khuyến nghị.

Thị trường

Bảo Việt Nhân thọ trao giải thưởng ô tô đầu tiên của chương trình tri ân lớn nhất năm nhân dịp sinh nhật lần thứ 28
Thị trường

Bảo Việt Nhân thọ trao giải thưởng ô tô đầu tiên của chương trình tri ân lớn nhất năm nhân dịp sinh nhật lần thứ 28

Vừa qua, tại Bình Phước, trong lễ quay thưởng đợt 1 chương trình “Bảo vệ cả nhà - vi vu thả ga” của Bảo Việt Nhân thọ, giải thưởng ô tô VF5 Plus cùng 48 giải thưởng giá trị khác đã được trao đến các khách hàng may mắn trên toàn quốc. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động hướng đến 60 năm Bảo Việt và kỷ niệm 28 năm thành lập Bảo Việt Nhân thọ.

Toàn cảnh hội thảo
Thị trường

Thúc đẩy nông nghiệp xanh bằng cơ chế thị trường

Ngành nông nghiệp đang đối mặt với thách thức lớn về biến đổi khí hậu, đòi hỏi phải thay đổi tư duy sản xuất theo hướng bền vững và ít phát thải hơn. Để thúc đẩy quá trình này, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần xây dựng một cơ chế thị trường linh hoạt, nơi các sản phẩm nông nghiệp xanh được khuyến khích và hỗ trợ phát triển.

Luật Công nghiệp trọng điểm: Thúc đẩy quá trình phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
Thị trường

Luật Công nghiệp trọng điểm: Thúc đẩy quá trình phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

Việt Nam đang trên hành trình chuyển đổi mạnh mẽ từ một quốc gia nông nghiệp sang một quốc gia công nghiệp hiện đại. Trong bối cảnh đó, Luật Công nghiệp trọng điểm được kỳ vọng sẽ đóng vai trò là một “cánh tay đòn” quan trọng, thúc đẩy sự phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Ngành dệt may - da giày với mục tiêu tự chủ nguyên liệu
Kinh tế

Ngành dệt may - da giày với mục tiêu tự chủ nguyên liệu

Đứng trước mục tiêu phát triển ngành dệt may - da giày, cần phải thúc đẩy hoạt động của thị trường cung ứng nguyên phụ liệu theo hướng quy mô, chuẩn hóa và minh bạch. Từ đó, giúp các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, nâng cao tính cạnh tranh, hiệu quả, có cơ hội vươn lên tham gia mạnh mẽ hơn vào chuỗi cung ứng của ngành.

Tỉ lệ nội địa hóa ngành điện tử hiện còn khiêm tốn
Thị trường

Hiện thực hóa tiềm năng ngành công nghiệp điện tử

Ngành công nghiệp điện tử có nhiều thuận lợi để phát triển khi nước ta nằm trong khu vực có nền công nghiệp phát triển nhanh và năng động. Thêm vào đó là thị trường nội địa gần 100 triệu dân và khả năng tiếp cận trực tiếp với thị trường 600 triệu dân của ASEAN, thị trường xuất khẩu quốc tế rộng lớn nhờ tham gia các hiệp định thương mại tự do.

Thách thức xuất khẩu rau quả sang Canada
Thị trường

Thách thức xuất khẩu rau quả sang Canada

Mặc dù được đánh giá là thị trường tiềm năng của rau quả Việt Nam, song Canada vẫn là thị trường rất thách thức, nhất là khi đề xuất giới hạn dư lượng tối đa của Abamectin - một loại thuốc trừ sâu được đăng ký sử dụng trên hoa và nhiều loại trái cây và rau quả, được nước này thông qua.

Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển loại hình du lịch MICE
Thị trường

Quy hoạch đi trước để phát triển du lịch MICE

Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch MICE (du lịch kết hợp với hội thảo, hội nghị). Các địa phương cần quy hoạch những khu vực có thể phát triển loại hình du lịch này và có chính sách kêu gọi đầu tư, phát triển chuỗi dịch vụ lưu trú, giải trí..., tránh cạnh tranh không lành mạnh, gây lãng phí.

VPBank giảm lãi suất vay hiện hữu cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
Thị trường

VPBank giảm lãi suất vay hiện hữu cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

Để hỗ trợ người dân đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão Yagi tại nhiều tỉnh thành phố, VPBank sẽ giảm 1% lãi suất hiện hữu với các khoản vay trung, dài hạn và 0,5% lãi suất với khoản vay ngắn hạn cho các khách hàng cá nhân có tài sản bảo đảm tại ngân hàng, từ 13.9 tới 31.12.2024.

Cơ hội vàng cùng Bia Nghe Tinh: “Bật nắp liền tay nhận ngay chỉ vàng”
Kinh tế

Cơ hội vàng cùng Bia Nghe Tinh: “Bật nắp liền tay nhận ngay chỉ vàng”

Công ty Cổ phần Tập đoàn Bia Rượu và Nước Giải Khát Sao Vàng (SAVABECO) đã và đang khẳng định vị thế của mình trên thị trường bia Việt với sản phẩm đặc trưng mang tên Bia Nghe Tinh. Đây không chỉ là một loại đồ uống mà còn là hiện thân của văn hóa ẩm thực miền Trung, được tạo nên từ tình yêu và niềm tự hào dân tộc.

Cách Yến sào Khánh Hòa chinh phục thị trường tỷ dân
Thị trường

Cách Yến sào Khánh Hòa chinh phục thị trường tỷ dân

Là thị trường có những tiêu chuẩn khắt khe với mặt hàng yến sào - món "vàng trắng" cho sức khoẻ, khách hàng Trung Quốc vẫn đánh giá cao Yến sào Khánh Hoà. Doanh nghiệp này cũng đã xuất khẩu sản phẩm đến hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ với mục tiêu phát triển bền vững.