Doanh nghiệp bảo hiểm gặp khó vì thiếu hướng dẫn luật

Tại Tọa đàm “Bảo hiểm - Giải pháp phòng ngừa rủi ro và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 17.10, các doanh nghiệp cho biết, hiện chưa có văn bản hướng dẫn về quy định cấm ngân hàng “gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức”. Điều này dẫn đến các cách hiểu khác nhau, gây khó khăn cho cả doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng và khách hàng.

ba-xuan-3077.jpg
Bà Bùi Thị Thanh Xuân, Phó Tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành Bảo hiểm Vietinbank (VBI) phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Khánh Duy

Ngành bảo hiểm “gánh” 17% thiệt hại do bão Yagi

Phó Cục trưởng Cục Quản lý giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính Phạm Văn Đức cho biết, bão số 3 (Yagi) gây thiệt hại cho nền kinh tế khoảng hơn 80.000 tỷ đồng. Ngay sau bão, Cục đã yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát thiệt hại, tạm ứng, bồi thường cho các khách hàng nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ theo cam kết bảo hiểm.

Tính đến 17h ngày 16.10.2024, theo báo cáo của các doanh nghiệp bảo hiểm, ước tính thiệt hại và chi trả quyền lợi bảo hiểm do cơn bão số 3 và lũ lụt gây ra lên tới 12.811 tỷ đồng. Trong đó, thiệt hại của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ chiếm 96%; chủ yếu là bảo hiểm tài sản kỹ thuật (kho, bến bãi, hạ tầng, nhà cửa, kiến trúc…) và bảo hiểm xe cơ giới.

z5941270104444-91ef1a3a226929e33d52afb52e401095-2611.jpg
Các đại biểu tham dự tọa đàm. Ảnh: Khánh Duy

Số tiền 12.811 tỷ đồng thiệt hại và chi trả quyền lợi bảo hiểm nói trên chiếm khoảng 17% tổng thiệt hại do bão số 3 gây ra cho thấy “đóng góp rất đáng ghi nhận của ngành bảo hiểm trong việc chia sẻ, giảm bớt rủi ro cho người dân, doanh nghiệp khi gặp rủi ro, thiên tai và hỗ trợ họ khôi phục sản xuất, kinh doanh”, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giám sát bảo hiểm Phạm Văn Đức nói.

Nhận định của ông Đức được các đại biểu Quốc hội tán thành. “Hàng chục nghìn tỷ đồng thiệt hại do bão Yagi, đại dịch Covid-19… gây ra, nếu doanh nghiệp, người dân không tham gia bảo hiểm thì họ sẽ mất trắng. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của bảo hiểm nói chung, bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng, trong việc giúp người dân, doanh nghiệp hạn chế tối đa thiệt hại khi gặp rủi ro. Qua đó, đóng góp quan trọng trong việc bảo đảm an sinh xã hội và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế, chia sẻ. Không chỉ là tấm khiên bảo vệ người dân, doanh nghiệp trước những rủi ro của cuộc sống, bảo hiểm còn là tấm chắn quan trọng với các tổ chức tín dụng, tránh gia tăng nợ xấu cho các tổ chức tín dụng khi khách hàng vay vốn của các tín dụng.

“Chi trả bồi thường thiệt hại cho khách hàng là điều ngành bảo hiểm đang thầm lặng làm nhiều năm qua”, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam Nguyễn Anh Tuấn nói. Riêng năm 2023, bảo hiểm phi nhân thọ đã chi trả bồi thường 24.000 nghìn tỷ đồng, tương đương 1 tỷ USD, nếu tính cả bảo hiểm nhân thọ thì con số này là 84.000 tỷ đồng.

Đối với thiệt hại do bão số 3, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giám sát bảo hiểm Phạm Văn Đức cho biết, đến nay, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đã tạm ứng chi trả bồi thường 213 tỷ đồng. Sở dĩ con số này còn khiêm tốn bởi với các tài sản kỹ thuật, cần có thời gian để xác định giá trị thiệt hại nên có độ trễ.

Lý giải rõ hơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam Nguyễn Anh Tuấn cho biết, sau bão số 3, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đã tạm ứng bồi thường rất nhanh; thậm chí tạm ứng bồi thường ngay 20 - 30% ngay cả khi chưa có giấy tờ, điều này rất nhân văn và kịp thời. Cũng theo ông Tuấn, các doanh nghiệp bảo hiểm thường sử dụng tái bảo hiểm (reinsurance) nhằm phân tán rủi ro cho các hợp đồng bảo hiểm. Tái bảo hiểm là quá trình mà công ty bảo hiểm gốc chuyển một phần rủi ro nhận từ khách hàng sang một công ty bảo hiểm khác để giảm thiểu gánh nặng tài chính nếu có tổn thất lớn xảy ra. Do đó, nguồn chi trả bảo hiểm dựa vào tài chính tích lũy của doanh nghiệp và từ các tổ chức tái bảo hiểm quốc tế. “Yên tâm là các doanh nghiệp bảo hiểm có đủ nguồn lực chi trả, song các tổ chức tái bảo hiểm quốc tế cần phải cử chuyên gia đến tận nơi để thẩm định, tức phải có thời gian”.

Mong có văn bản hướng dẫn khoản 5 Điều 15

Nhìn từ thực tế thời gian qua, đặc biệt là từ bão số 3, có thể thấy ngành bảo hiểm đã phần nào thể hiện vai trò “bà đỡ”, “lá chắn” khi có tổn thất xảy ra. Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đang gặp những rào cản, trong đó có yếu tố tâm lý từ sự cố khủng hoảng truyền thông do một số ngân hàng bán bảo hiểm nhân thọ kiểu “bia kèm lạc” và tranh chấp hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, dẫn đến khách hàng mặc nhiên có định kiến với ngành bảo hiểm và việc bán bảo hiểm qua ngân hàng.

Nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động phân phối bảo hiểm qua ngân hàng, tại khoản 5 Điều 15 Luật Các tổ chức tín dụng cấm "tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người quản lý, người điều hành, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức”.

Tuy nhiên, theo phản ánh của doanh nghiệp, vướng mắc lớn nhất là ở chỗ luật đã có hiệu lực nhưng đến nay vẫn chưa có cách hiểu thống nhất, cụ thể và chính xác về quy định này trong khi cũng không có hướng dẫn cụ thể từ các cơ quan nhà nước. Rất nhiều câu hỏi đặt ra như: Thế nào là “sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc”? Thế nào là “gắn” việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ? “Mọi hình thức” ở đây là gì, có bao gồm hoạt động tư vấn, giới thiệu sản phẩm bảo hiểm không?...

Tổng Giám đốc Bảo hiểm Agribank Nguyễn Hồng Phong thông tin, trước đây, 80% doanh thu đến từ hoạt động bán bảo hiểm qua Ngân hàng Agribank. Tuy nhiên, từ 1.7.2024, khi Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực, nhiều chi nhánh Agribank đã dừng việc bán sản phẩm bảo hiểm. Điều này gây tổn thất về doanh thu cho cả doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng, phía khách hàng cũng không được bảo vệ; đồng thời ảnh hưởng đến nhu cầu chuyển giao rủi ro giữa ngân hàng sang công ty bảo hiểm.

Mặc dù ngày 11.10 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản gửi Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam về việc triển khai thực hiện khoản 5 Điều 15 Luật Các tổ chức tín dụng, song ông Phong cho rằng, để tạo sự thống nhất trong nhận thức cũng như hành động, Ngân hàng Nhà nước cần có thông tư để có tính pháp lý cao hơn.

Đồng tình, Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm BIDV Đoàn Thị Thu Huyền cũng cho rằng, các công ty bảo hiểm đều muốn hợp tác với tổ chức tín dụng để bán chéo sản phẩm bảo hiểm theo luật. Khi đó, các công ty bảo hiểm đều phải chuẩn bị về hạ tầng, hệ thống tư vấn viên để bán hàng tại các điểm bán của ngân hàng. Tuy nhiên, khoản 5 Điều 15 trong Luật Các tổ chức tín dụng đã quy định cứng, nhưng lại không có văn bản hướng dẫn ở cấp nghị định, thông tư dẫn đến cách hiểu khác nhau. Luật cũng không phân định rõ bảo hiểm nhân thọ với phi nhân thọ, trong khi khâu bán hàng thì phân biệt rõ. Do vậy cần thiết có văn bản mang tính chính thống để hướng dẫn quy định này, bà Huyền đề xuất.

Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm Vietinbank Bùi Thị Thanh Xuân bổ sung, khi tổn thất xảy ra, công ty bảo hiểm đã luôn chủ động về tài chính và có nhà tái bảo hiểm để đồng hành chia sẻ với khách hàng. Tuy nhiên, khi có tổn thất xảy ra thì phí bảo hiểm năm sau chắc chắn sẽ tăng.

Cũng theo bà Xuân, tại Nghị định số 67/2023/NĐ-CP quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng quy định “căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được điều chỉnh tăng hoặc giảm phí bảo hiểm tối đa 25% tính trên phí bảo hiểm”, song thực tế chỉ có giảm nhưng không tăng. Trong khi đó, nếu doanh nghiệp quản trị rủi ro tốt, không xảy ra tổn thất trong nhiều năm thì có thể giảm phí, nhưng với doanh nghiệp mà trải qua nhiều năm khấu hao thiết bị phòng cháy, chữa cháy, cơ sở vật chất đi xuống, rủi ro tăng lên thì phí lại giảm. Do đó, bà Xuân đề nghị cần làm rõ quy định về trường hợp tăng hoặc giảm phí bảo hiểm này, để các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện cung cấp dịch vụ cho khách hàng tốt hơn.

Tổng Giám đốc Bảo hiểm Agribank (ABIC) NGUYỄN HỒNG PHONG:

ABIC cam kết chịu trách nhiệm với tổn thất của khách hàng

Trước khi có thông tin bão vào đất liền, chúng tôi đã huy động toàn thể đơn vị trực thuộc chủ động liên hệ với khách hàng, hướng dẫn thực hiện các biện pháp đề phòng nhằm hạn chế tổn thất và đã nhận được sự hợp tác chặt chẽ của khách hàng. Tuy nhiên, đây là siêu bão nên dù đã có phòng ngừa nhưng tổn thất vẫn rất lớn. Sau bão số 3, ABIC ghi nhận gần 600 vụ tổn thất của khách hàng trên diện rộng với số tiền dự kiến bồi thường xấp xỉ 400 tỷ đồng. Đây là tổn thất lớn nhất mà chúng tôi ghi nhận đến thời điểm này.

ong-phong-9105.jpg

Sau khi bão đi qua, chúng tôi đã thành lập 15 đoàn đi khảo sát các địa bàn, tiếp cận khách hàng để ghi nhận tổn thất và giám định ngay tại hiện trường; đồng thời huy động lực lượng từ miền Trung, miền Nam ra và phối hợp công ty giám định độc lập để thực hiện công tác bồi thường. Đặc biệt, chúng tôi cũng đã cải tiến quy trình theo hướng tích cực hơn, đơn giản hơn, chủ động trao đổi với khách hàng bị ảnh hưởng do bão thay vì chờ họ liên hệ.

Đến nay, ABIC đã tạm ứng số tiền chi trả bồi thường khoảng 30 tỷ đồng và đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ để hỗ trợ kịp thời cho khách hàng. Khách hàng tham gia bảo hiểm ABIC hãy an tâm, chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm với tổn thất của khách hàng!

Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm BIDV (BIC) ĐOÀN THỊ THU HUYỀN:

Đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết

BIC hiện là công ty bảo hiểm phi nhân thọ đứng thứ 5 trên thị trường. Ước tính BIC chia sẻ đối với tổn thất cho các doanh nghiệp và cá nhân sau bão số 3 là hơn 1.000 vụ, với 700 tỷ đồng.

ba-huyen-6868.jpg

Là công ty con của Ngân hàng BIDV, chúng tôi có phân khúc bán chéo các dòng sản phẩm bảo hiểm với hệ thống BIDV, chiếm khoảng 50% doanh thu. Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, có khoảng 300 - 350 tỷ đồng tổn thất có liên quan các khoản khách hàng vay vốn tại BIDV. Để khách hàng có thể khôi phục lại sản xuất kinh doanh, chúng tôi bảo đảm cho các khoản vốn vay của khách hàng tại ngân hàng không trở thành nợ xấu, không trở thành gánh nặng tài chính đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Khi bão lũ, thiên tai xảy ra, chắc chắn ngành bảo hiểm phi nhân thọ nói chung và BIC nói riêng đều có những ảnh hưởng về hiệu quả hoạt động. Dù vậy, các cổ đông hãy an tâm vì mỗi doanh nghiệp bảo hiểm đều có quỹ phòng ngừa rủi ro được trích lập theo quy định. Trong suốt 19 năm hoạt động, chúng tôi đều thực hiện quy định này.

Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm Vietinbank (VBI) BÙI THỊ THANH XUÂN:

Giải quyết tạm ứng, bồi thường nhanh nhất để khách hàng sớm quay lại sản xuất, kinh doanh

Thời gian qua, chúng tôi thường xuyên tư vấn cho các doanh nghiệp khách hàng cách phòng ngừa, hạn chế rủi ro do bão lũ, cháy nổ gây ra. Trong cơn bão số 3, ngay từ đầu, chúng tôi đã ở bên khách hàng để tư vấn, tham mưu các biện pháp phòng chống; đồng thời huy động lực lượng từ miền Nam và miền Trung ra để chung tay giảm thiểu tổn thất cho khách hàng.

ba-xuan-3077.jpg

Chúng tôi ghi nhận thiệt hại bão số 3 gây ra cho hơn 800 khách hàng với số tiền chi trả khoảng gần 1.000 tỷ đồng, tập trung vào 4 loại hình chính: tổn thất thiệt hại về tài sản (nhà xưởng tốc mái, máy móc hư hỏng); tổn thất về tàu, hàng, sà lan (có 8 sà lan chở đầy hàng bị chìm hoàn toàn); tổn hại về xe cơ giới và tổn hại về người. Đến nay, chúng tôi đã tạm ứng chi trả hai đợt trên 50 tỷ đồng và chuẩn bị tạm ứng chi trả đợt 3 sẽ hoàn thành với trên 100 tỷ đồng. Đối với xe cơ giới, đến nay, chúng tôi đã giải quyết xong. Chúng tôi cam kết với tất cả khách hàng là sẽ giải quyết nhanh nhất để giúp khách hàng nhanh chóng quay trở lại sản xuất kinh doanh.

Qua tọa đàm lần này, chúng tôi mong muốn các cơ quan quản lý có sự thấu hiểu và chia sẻ nhiều hơn với các công ty bảo hiểm; đồng thời mong có sự tuyên truyền mạnh mẽ hơn về lợi ích, vai trò của bảo hiểm nhằm thay đổi nhận thức về bảo hiểm trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tài chính của mỗi cá nhân.

Đ. Thanh ghi

Kinh tế

Lào Cai: Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư Dự án Nhà ở xã hội khu Lâm Viên
Kinh tế

Lào Cai: Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư Dự án Nhà ở xã hội khu Lâm Viên

UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành quyết định số số 1023/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả mời quan tâm dự án Nhà ở xã hội khu Lâm Viên, phường Nam Cường, thành phố Lào Cai. Nhà đầu tư được chọn là Công ty cổ phần đầu tư xây dựng công nghệ cao - VITC có trụ sở chính tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Ảnh minh họa
Tài chính

Vận hội mới của kinh tế tư nhân

TS. Vũ Hồng Thanh - Chuyên gia kinh tế

Kinh tế tư nhân đang đứng trước một vận hội phát triển mạnh mẽ khi Việt Nam chuẩn bị ban hành nghị quyết mới về kinh tế tư nhân. Điều này càng được khẳng định sau bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nhấn mạnh vai trò quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân khi đóng góp tới 51% vào GDP, một động lực chính cho tăng trưởng, tích cực đổi mới sáng tạo và nâng cao sức cạnh tranh.

Báo cáo viên Phòng Cảnh sát Quản lý Hành chính và Trật tự Xã hội hướng dẫn sử dụng ứng dụng Công dân số Tp. Hồ Chí Minh
Doanh nghiệp

Củng cố “lá chắn” phòng chống tội phạm trên không gian mạng

Nhận thức rõ cán bộ ngân hàng là một mắt xích quan trọng trong công tác phối hợp đấu tranh, phòng ngừa tội phạm; là “lá chắn” trong nhận biết và báo cáo kịp thời các hành vi lừa đảo, Agribank đã và đang tăng cường nâng cao công tác tập huấn cho cán bộ nhân viên, củng cố “lá chắn” vững chắc bảo vệ quyền lợi khách hàng.

Dệt may là một trong những ngành chịu ảnh hưởng lớn từ chính sách thuế quan của Hoa Kỳ
Kinh tế

Hoa Kỳ áp thuế đối ứng - tác động đến Việt Nam và kiến nghị

Trong bối cảnh chính sách "Nước Mỹ trên hết", quyết định của Tổng thống Donald Trump về việc áp thuế quan đối ứng lên tới 46% đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam gây ra nhiều lo ngại cho nền kinh tế Việt Nam. Đây không chỉ ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu mà còn có thể dẫn đến những hệ lụy sâu sắc hơn cho cán cân thương mại, đầu tư và đời sống người tiêu dùng.

Quan trọng nhất vẫn là không ngừng hoàn thiện thể chế
Kinh tế

Quan trọng nhất vẫn là không ngừng hoàn thiện thể chế

Dù kinh tế tư nhân đã có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, song khu vực này vẫn gặp nhiều rào cản do các bất cập trong hệ thống pháp luật và môi trường kinh doanh. Việc cải cách thể chế, xây dựng hệ thống pháp lý rõ ràng và đồng bộ sẽ giúp doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Ngoài các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, Eximbank còn ưu đãi dịch vụ chuyển tiền quốc tế dành cho khách hàng cá nhân.
Doanh nghiệp

Eximbank đồng hành cùng doanh nghiệp “vượt sóng” kinh tế toàn cầu

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu không ngừng biến động, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức. Sự biến động tỷ giá, lãi suất, chi phí gia tăng - mỗi yếu tố đều có thể tạo ra những rào cản lớn đối với hoạt động kinh doanh.

Toàn cảnh tọa đàm
Kinh tế

Cần lộ trình hợp lý

Tại tọa đàm "Thuế tiêu thụ đặc biệt về ngành nước giải khát" chiều ngày 4.4, có ý kiến cho rằng, trong bối cảnh rủi ro quốc tế gia tăng, nhất là mới đây Hoa Kỳ tuyên bố áp thuế 46% với hàng Việt Nam, để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên, việc tăng thuế cần được cân nhắc kỹ lưỡng tránh làm tăng gánh nặng cho doanh nghiệp.

TS Hiệp
Kinh tế

Hợp tác toàn diện để giảm thiểu tác động

Theo TS. NGUYỄN HOÀNG HIỆP, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng, thuế quan thương mại thường dẫn đến các biện pháp trả đũa từ các quốc gia bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, Việt Nam nên lựa chọn hợp tác toàn diện nhằm tránh một cuộc chiến thương mại toàn cầu.

Củng cố nội lực để đạt mục tiêu tăng trưởng
Kinh tế

Củng cố nội lực để đạt mục tiêu tăng trưởng

Khó khăn từ chính sách thuế quan mới của Mỹ đặt ra thách thức lớn đối với xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) - động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh đó, chúng ta cần có giải pháp bù đắp thiếu hụt, kích thích tăng trưởng nội địa để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo: từ sợ hãi đến cơ hội đổi đời
Kinh tế

Chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo: từ sợ hãi đến cơ hội đổi đời

Một buổi chiều muộn trên một cánh đồng, ông Sáu, một lão nông tri điền, đứng lặng nhìn những bông lúa đang uốn mình theo gió. Năm nay, ruộng nhà ông trúng mùa, giá lúa lại cao. Nhìn từng bao lúa chất đầy trong kho, ông không khỏi nghĩ về những năm tháng gian khó trước đây, khi chuyện mất mùa, sâu bệnh là nỗi lo thường trực. Nhưng rồi một điều kỳ diệu đã thay đổi tất cả.

Các chuyên gia chia sẻ tại Hội thảo
Kinh tế

Sớm triển khai AI vào quy trình xuất khẩu

Tại Hội thảo "Phát triển chuỗi cung ứng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong xuất khẩu xuyên biên giới" do LITA Network và Vinexad tổ chức ngày 4.4, các chuyên gia nhấn mạnh, xuất khẩu xuyên biên giới là cơ hội lớn để doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường. Để tận dụng tối đa cơ hội này, doanh nghiệp cần bắt tay ứng dụng AI vào quy trình xuất khẩu.