Đoàn làm phim “Hà Nội mùa đông 46” hội ngộ khán giả sau 28 năm

Trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội, ngày 8.11, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia đã trình chiếu phim Hà Nội mùa đông 46 và giao lưu với đoàn làm phim.

Tham gia giao lưu với khán giả có đạo diễn - NSND Đặng Nhật Minh; diễn viên, nhà sản xuất, đạo diễn Mai Thu Huyền (vai Huệ); diễn viên, đạo diễn Ngô Quang Hải (vai Lâm); diễn viên, NSƯT Hoa Thúy (vai Hương); nhà quay phim Vũ Quốc Tuấn.

Chia sẻ về bộ phim, NSND Đặng Nhật Minh cho biết, bộ phim đã được làm cách đây 28 năm, khi đó kỹ thuật của điện ảnh Việt Nam còn kém, không có kỹ xảo. Để làm ra bộ phim không chỉ có đạo diễn, biên kịch, mà là một đội ngũ rất đông, hơn 80 người. Ý tưởng làm phim đến từ cảm xúc sau khi ông tìm hiểu nhiều tài liệu về thời chiến…

img-3398.jpg
Đạo diễn Đặng Nhật Minh chia sẻ về bộ phim "Hà Nội mùa đông 46"

Phim nói về những ngày cuối cùng tại Hà Nội trước khi nổ ra toàn quốc kháng chiến (19.12.1946); kể về những khoảnh khắc lịch sử của Thủ đô trước khi phải bước vào một cuộc chiến mà người dân và chính quyền cách mạng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ không hề mong muốn.

Tham gia đóng bộ phim khi mới 17 tuổi, Mai Thu Huyền vào vai cô gái Hà Nội tên Huệ - nhân vật lấy cảm hứng từ bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ của họa sĩ Tô Ngọc Vân. Nghệ sĩ Mai Thu Huyền chia sẻ: “Bộ phim đã cho Thu Huyền cơ hội chạm ngõ điện ảnh. Huyền vô cùng tự hào khi tham gia dự án phim lịch sử cách mạng và qua bộ phim càng thêm biết ơn những thế hệ cha anh đã chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc".

ha-noi-46-2.jpg
Bộ phim nói về những ngày cuối cùng tại Hà Nội trước khi nổ ra toàn quốc kháng chiến (19.12.1946)

Coi đạo diễn Đặng Nhật Minh là "tượng đài" của điện ảnh Việt Nam, diễn viên, đạo diễn Ngô Quang Hải bày tỏ vô cùng vinh dự và sẵn sàng từ bỏ các vai diễn khác để tham gia phim của ông - "người có tinh thần yêu nước từ trong tim, trong máu và truyền hết cảm xúc, tình cảm vào phim. Với phim Hà Nội mùa đông 46, tôi cố gắng diễn và bám sát đạo diễn ở từng khuôn hình, hy vọng học được ông điều gì đó. Vai diễn đã để lại dấu ấn và sau này tôi đã đặt tên con trai của mình là tên nhân vật tôi vào vai trong bộ phim này”.

Xuất thân từ diễn viên chèo, NSƯT Hoa Thúy (vai Hương) nhớ lại: "Đạo diễn Đặng Nhật Minh đồng ý để Hoa Thúy tham gia bộ phim và từ đó tôi có cơ hội tham gia điện ảnh. Việc tôi được vinh danh nghệ sĩ ưu tú cũng có phần đóng góp rất lớn từ vai diễn trong bộ phim này”.

Hà Nội mùa đông 46 là một trong 4 bộ phim của đạo diễn Đặng Nhật Minh được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (2007). Tại Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 12 (năm 1999), phim đã đạt các giải thưởng: Bông sen Bạc cho Phim truyện xuất sắc nhất; Đạo diễn xuất sắc (Đặng Nhật Minh), Quay phim xuất sắc (Vũ Quốc Tuấn), Họa sĩ xuất sắc (Phạm Quốc Trung) và Nhạc sĩ xuất sắc (Ðỗ Hồng Quân)…

Văn hóa - Thể thao

Du khách tham quan Bảo vật Quốc gia bia Vĩnh Lăng
Văn hóa - Thể thao

Cố đô Lam Kinh - Điểm đến hấp dẫn

Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, cố đô của triều Hậu Lê, hiện là một điểm đến hấp dẫn của tỉnh Thanh Hóa. Dự tính năm 2024, di tích này đón khoảng 320.000 lượt khách, trong đó có hơn 2.500 khách quốc tế, vượt 14,2% kế hoạch.

Toàn cảnh gặp mặt báo chí sáng 2.12. Ảnh: Phú Sơn
Văn hóa - Thể thao

Trao 35 giải cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 15

Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 15 (năm 2023 - 2024) với chủ đề “Dấu ấn bộ đội thời bình” do Báo Quân đội nhân dân, Vụ Báo chí - Xuất bản/Ban Tuyên giáo Trung ương, NXB Quân đội nhân dân và Ngân hàng TMCP Bắc Á phối hợp tổ chức sẽ trao giải thưởng cho 35 tác phẩm xuất sắc.

Phối cảnh sân khấu Lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã
Văn hóa - Thể thao

60 năm Bản hùng ca chiến thắng Bình Giã

Vào 19h ngày 2.12, tại Tượng đài Chiến thắng Bình Giã, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật "60 năm Bản hùng ca chiến thắng Bình Giã". Sự kiện nằm trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (2.12.1964 - 2.12.2024). 

Trải qua 20 mùa tham dự giải vô địch quốc gia của bóng chuyền nữ Việt Nam, VTV Bình Điền Long An có 5 lần lên ngôi vô địch quốc gia. Ảnh: ITN
Văn hóa - Thể thao

Đội bóng chuyền nữ VTV Bình Điền Long An và hành trình “20 năm Vững bước - Hướng tương lai”

Vừa qua, nhà đương kim vô địch Bóng chuyền nữ Việt Nam VTV Bình Điền Long An tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập. Đây là sự kiện để những người làm bóng chuyền VTV Bình Điền Long An ôn lại chặng đường 20 năm về sự trưởng thành của đội trong làng bóng chuyền và thể thao Việt Nam nói chung.

Cần tạo điều kiện cho người trẻ có trình độ, có thực tiễn, đam mê sáng tạo
Văn hóa - Thể thao

Nuôi dưỡng "những viên ngọc trong đá"

Theo nhà nghiên cứu, lý luận âm nhạc NGUYỄN QUANG LONG, nếu như nghệ nhân lớn tuổi giàu kinh nghiệm được ví như “báu vật sống” thì những người trẻ giống viên ngọc còn ẩn mình trong đá. Để tỏa sáng, họ cần thời gian, sự kiên trì và sáng tạo.

“Phiên chợ vùng cao - Chào năm mới 2025” tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng cao. Nguồn: LVH
Văn hóa

Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025

Từ ngày 1.12.2024 - 1.1.2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025”, giới thiệu nét văn hóa đầu xuân với các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán các dân tộc.

Văn hóa ẩm thực Hà Nội - Di sản và tương lai
Văn hóa - Thể thao

Văn hóa ẩm thực Hà Nội - Di sản và tương lai

Ẩm thực Hà Nội xưa và nay đã có nhiều thay đổi. Sự giao thoa văn hóa, biến chuyển xã hội đã mang đến những hương vị mới. Vừa giữ gìn bản sắc, vừa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hiện đại là câu hỏi được đặt ra khi đẩy mạnh khai thác giá trị ẩm thực trong công nghiệp văn hóa.

Toàn cảnh hội thảo. Nguồn: CLB Nhà báo Thành Nam
Văn hóa

Hội thảo khoa học về Huyền Trân công chúa

Với mục đích làm sáng tỏ cuộc đời và những đóng góp của Huyền Trân công chúa với đất nước, với Phật giáo Việt Nam, hội thảo khoa học "Huyền Trân Công chúa: Cuộc đời và giai thoại" đã được tổ chức ngày 30.11 tại TP. Nam Định.

Vun đắp giá trị gia đình Việt Nam thời kỳ mới
Văn hóa

Vun đắp giá trị gia đình Việt Nam thời kỳ mới

Thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam trải qua nhiều thay đổi về mọi mặt, từ kinh tế, văn hóa, đến lối sống... Việc xây dựng, vun đắp và duy trì các giá trị gia đình trở nên vô cùng quan trọng, không chỉ với cá nhân mà còn là nền tảng của sự phát triển đất nước bền vững.