Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh lấy ý kiến tham gia vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Hội nghị góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh chủ trì hội nghị.

Cùng dự, có: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Đỗ Thị Lan; Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Thu Hà; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh.

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh lấy ý kiến tham gia vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) -0
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu gợi mở nội dung đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật

Tại hội nghị, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho biết: Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) gồm 16 chương và 265 điều sẽ được trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV khai mạc ngày 23.10 tới. So với dự thảo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Năm thì dự thảo trình Quốc hội xem xét tại lần này đã bỏ 4 điều, bổ sung 6 điều.

Phát biểu gợi mở nội dung đóng góp ý kiến, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh: Luật Đất đai (sửa đổi) là luật rất quan trọng, giữ vai trò căn bản trong hệ thống pháp luật về đất đai, tác động tới hầu hết các ngành, lĩnh vực, chủ thể trong xã hội. Do đó, việc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị và nhân dân là hết sức quan trọng; giúp phát huy trí tuệ tập thể để xây dựng, hoàn thiện luật theo hướng sát với thực tiễn, khả thi, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh lấy ý kiến tham gia vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) -0
Đại diện Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh tham gia góp ý vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh lấy ý kiến tham gia vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) -0
Đại diện Đoàn Luật sư Quảng Ninh tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo 

Tại hội nghị, đại diện các sở, ngành, địa phương, đơn vị đã có những ý kiến xung quanh các nhóm vấn đề về: chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số; quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng đất thuê trả tiền thuê đất hằng năm; về thu hồi đất để phát triển kinh tế vì lợi ích quốc gia, công cộng; về thực hiện dự án nhà ở thương mại, dự án hỗn hợp nhà ở và kinh doanh thương mại, dịch vụ; về giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất; về phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất; về tiền thuê đất, trả tiền thuê đất hằng năm; phương pháp định giá đất; Bảng giá đất; Giá đất cụ thể; về hoạt động lấn biển… 

Một số ý kiến đề nghị, Luật cần phân loại rõ ràng các loại đất; tách đất lúa với đất trồng cây hàng năm; bổ sung quy định có quỹ đất rừng cộng đồng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cùng với đó, làm rõ hơn một số khái niệm, giải thích từ ngữ...

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh lấy ý kiến tham gia vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) -0
Quang cảnh hội nghị 

Thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đánh giá cao các ý kiến phát biểu trách nhiệm, xuất phát từ thực tiễn của các đại biểu. Đây là cơ sở rất quan trọng để Đoàn ĐBQH tỉnh tổng hợp báo cáo, tham mưu cho Quốc hội hoàn thiện Dự thảo Luật Đất đai, trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ Sáu tới.

Xây dựng luật

Trao quyền chủ động hơn cho công đoàn trong công tác cán bộ
Xây dựng luật

Trao quyền chủ động hơn cho công đoàn trong công tác cán bộ

Tại phiên thảo luận tổ 4, Đợt 1, Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV vừa qua về Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), các đại biểu nhất trí tán thành sự cần thiết sửa đổi Luật Công đoàn 2012; đồng thời, nhấn mạnh cần trao quyền chủ động hơn cho tổ chức công đoàn trong công tác cán bộ để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ đại diện, bảo vệ cho người lao động tại doanh nghiệp. Bởi hiện nay, cán bộ công đoàn tại công đoàn cơ sở đều hoạt động kiêm nhiệm và do người sử dụng lao động trả lương. 

Bài 3: Vì cuộc sống, dẫn dắt và kiến tạo
Xây dựng luật

Bài 3: Vì cuộc sống, dẫn dắt và kiến tạo

Vì cuộc sống, dẫn dắt và kiến tạo chính sách phát triển của đất nước và hành động quyết liệt trong hoạt động lập pháp mang lại hiệu lực thực sự cho cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân. Đấy là hình ảnh sinh động của Quốc Khóa XV đã đi qua nửa chặng đường, luôn theo sát sự lãnh đạo của Đảng, đồng hành cùng Chính phủ, vì Nhân dân, phản ánh kịp thời ý chí, nguyện vọng của Nhân dân trong mỗi quyết sách; tiếp bước chủ động đổi mới, sáng tạo, đột phá trong hoạt động của Quốc hội; nâng tầm vóc của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; rời xa tính hình thức; quyết liệt và tham gia sớm, sâu, thực chất trong xây dựng và quyết định chính sách pháp luật; góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.

Bài 2: Không “bắc nước sôi chờ gạo người"
Xây dựng luật

Bài 2: Không “bắc nước sôi chờ gạo người"

Không “bắc nước sôi chờ gạo người” là tinh thần chủ động, kiên quyết trong công tác lập pháp mà Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhắc nhở các cơ quan của Quốc hội. Nó cũng chính là bước đổi mới công tác lập pháp kế thừa thành quả qua các nhiệm kỳ, trong đó, đổi mới công tác thẩm tra có vai trò then chốt. Nhưng để có bước chuyển biến về chất cần có tư duy mới, đặt đúng vị thế, nhiệm vụ của cơ quan thẩm tra. Quốc hội Khóa XV đã có bước đột phá như vậy. Đặt cơ quan thẩm tra ở vị trí cao không chỉ là “phản biện” chính sách, hoàn thiện kỹ thuật lập pháp mà còn là cơ quan “kiến tạo” chính sách ngay từ đầu.

Bài 1: Sáng kiến lập pháp, sáng tạo lập pháp
Xây dựng luật

Bài 1: Sáng kiến lập pháp, sáng tạo lập pháp

Sáng kiến lập pháp là quyền trình dự án luật hay kiến nghị về luật ra Quốc hội. Đây là quyền chủ động và xuất phát từ việc thực hiện quyền này mà “cỗ máy” lập pháp vận hành để điều chỉnh mọi mặt đời sống xã hội sinh động và luôn vận động. Vì vậy, sáng kiến lập pháp là bước khởi đầu quan trọng trong quy trình lập pháp, quyết định đến số phận của một dự luật, thúc đẩy công tác lập pháp, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Và khi hoàn cảnh lập pháp đã có những đổi thay thì việc thực hiện quyền sáng kiến lập pháp cần có sự sáng tạo, bước tiến phù hợp.

Những đề xuất sửa đổi quan trọng của Dự thảo Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi)
Xây dựng luật

Những đề xuất sửa đổi quan trọng của Dự thảo Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi)

Dự thảo Luật Tổ chức tòa án nhân dân (TAND) (sửa đổi) sẽ được Quốc hội cho ý kiến vào chiều nay (9.11) với nhiều nội dung đề xuất đáng chú ý liên quan mô hình tổ chức Tòa án; bảo đảm tính độc lập của Tòa án theo thẩm quyền xét xử, nâng cao tính chuyên nghiệp của Thẩm phán…

Sửa đổi Luật Tổ chức tòa án nhân dân: Đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp
Xây dựng luật

Sửa đổi Luật Tổ chức tòa án nhân dân: Đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp

Dự án Luật Tổ chức tòa án nhân dân (TAND) (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội Khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6. Quan tâm tới dự luật, luật sư Đặng Thành Chung - Đoàn luật sư TP Hà Nội kỳ vọng, dự thảo Luật sẽ khắc phục được những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, nâng cao chất lượng xét xử và hiệu quả hoạt động của hệ thống Tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn mới; bảo đảm tính liên thông đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Đổi mới cả chất và lượng trong tổ chức hệ thống Tòa án
Xây dựng luật

Đổi mới cả chất và lượng trong tổ chức hệ thống Tòa án

Tòa án nhân dân tối cao đang chủ trì soạn thảo sửa đổi Luật Tổ chức TAND để tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động và uy tín của TAND; xây dựng hệ thống Tòa án chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; hoàn thành trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Cần phải sửa quy định về nhiệm vụ thu thập chứng cứ và thẩm quyền điều tra của Tòa án
Xây dựng luật

Cần phải sửa quy định về nhiệm vụ thu thập chứng cứ và thẩm quyền điều tra của Tòa án

Dự thảo Luật Tổ chức tòa án nhân dân (TAND) trình Quốc hội không còn quy định nhiệm vụ thu thập chứng cứ của Tòa án trong quá trình tố tụng xét xử như quy định của Luật Tổ chức TAND năm 2014, thể hiện tinh thần cải cách tư pháp mạnh mẽ theo Nghị quyết 27 về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN. Việc bỏ nhiệm vụ thu thập chứng cứ của Tòa án là cần thiết.

Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống mua bán người
Xây dựng luật

Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống mua bán người

Theo đánh giá của Đoàn khảo sát của Ủy ban Tư pháp về việc thực hiện pháp luật về phòng, chống mua bán người giai đoạn 2012 - 2022, thời gian qua, các quy định của Luật Phòng, chống mua bán người đã đi vào đời sống xã hội, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, ý thức cảnh giác và kỹ năng phòng ngừa tội phạm. Tuy nhiên công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật có nơi, có lúc vẫn còn mang tính hình thức, thiếu chiều sâu.

Bảo đảm bình đẳng giới trong Dự án Luật Đất đai (sửa đổi)
Xây dựng luật

Bảo đảm bình đẳng giới trong Dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

NGUYỄN THỊ THU HÀ - Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã có nhiều điểm đổi mới, bổ sung hơn so với Luật Đất đai hiện hành. Nhất là vấn đề bảo đảm quyền lợi cho nữ giới trong gia đình về sở hữu, quản lý và sử dụng tài sản là đất đai để tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, những quy định của dự thảo Luật có tác động đến quyền lợi của nữ giới vẫn chưa thực sự nhất quán, bảo đảm thực hiện cao nhất, triệt để nhất các quyền có liên quan trong thực tiễn.

Khai thác hiệu quả hơn tài nguyên dầu khí
Xây dựng luật

Khai thác hiệu quả hơn tài nguyên dầu khí

Một trong những chính sách mới của Luật Dầu khí năm 2022 là đã bổ sung chính sách khai thác tài nguyên đối với mỏ dầu khí khai thác tận thu. Đây là cơ sở pháp lý cần thiết để khai thác hiệu quả hơn tài nguyên dầu khí, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước trong bối cảnh dự báo những năm tới có nhiều mỏ dầu khí sẽ chuyển sang thời kỳ khai thác tận thu.

Đánh giá mức độ rủi ro đối với các hoạt động mới phát sinh
Xây dựng luật

Đánh giá mức độ rủi ro đối với các hoạt động mới phát sinh

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 đã giao Chính phủ quy định hoạt động mới phát sinh có rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo chưa được quy định tại Luật sau khi được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Luật còn bổ sung quy định đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền được thực hiện đối với cả hoạt động mới phát sinh có thể có rủi ro về rửa tiền. Các quy định này là cơ sở để các cơ quan quản lý rà soát, đánh giá mức độ rủi ro về rửa tiền đối với các hoạt động mới phát sinh, tạo sự chủ động cho Chính phủ.

Nhà nước cần có sự định hướng, điều phối, kiểm tra, giám sát hoạt động từ thiện nhân đạo
Lập pháp

Nhà nước cần có sự định hướng, điều phối, kiểm tra, giám sát hoạt động từ thiện nhân đạo

Tại Hội thảo "Quan điểm, giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật về từ thiện nhân đạo ở Việt Nam" diễn ra sáng qua, nhiều đại biểu cho rằng, cần có sự quản lý, định hướng và điều phối với hoạt động này. Đồng thời, xem xét có cơ chế kiểm tra, giám sát để hoạt động từ thiện nhân đạo mang tính bền vững hơn, thay vì tự phát, bảo đảm công khai, minh bạch và lành mạnh hóa hoạt động này.

ĐBQH Trịnh Xuân An (Đồng Nai): Cần chính sách cụ thể trong đấu giá, đấu thầu thuốc chữa bệnh
Góc đại biểu

ĐBQH Trịnh Xuân An (Đồng Nai): Cần chính sách cụ thể trong đấu giá, đấu thầu thuốc chữa bệnh

Theo đại biểu Trịnh Xuân An, y tế là một ngành đặc biệt, đặc thù liên quan đến sức khỏe, tính mạng người dân. Tuy nhiên, lâu nay ngành y tế được được đối xử như những quan hệ bình thường của xã hội, từ lao động, việc làm, mua sắm, đấu thầu… Đại biểu cho rằng cần có những chính sách cụ thể đối với ngành y tế, nhất là trong đấu giá, đấu thầu, đồng thời có những chính sách đặc thù để tháo gỡ những tồn tại từ trước đến nay.

ĐBQH Trần Thị Nhị Hà (TP. Hà Nội): Cần minh bạch về cơ chế tài chính cho bệnh viện công
Góc đại biểu

ĐBQH Trần Thị Nhị Hà (TP. Hà Nội): Cần minh bạch về cơ chế tài chính cho bệnh viện công

Góp ý vào dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), đại biểu Trần Thị Nhị Hà quan tâm đến cơ chế tài chính của bệnh viện công. Bởi vì đây là nội dung hết sức quan trọng đã được các đại biểu Quốc hội thảo luận nhiều, rất cần làm rõ, minh bạch về cơ chế tài chính để giúp cho các bệnh viện công lập đi theo đúng định hướng, tránh những vi phạm, sai sót trong quá trình quản lý tài chính của người đứng đầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.

ĐBQH Nguyễn Lâm Thành (Thái Nguyên): Có thể xếp các hành vi bạo lực gia đình theo nhóm
Góc đại biểu

ĐBQH Nguyễn Lâm Thành (Thái Nguyên): Có thể xếp các hành vi bạo lực gia đình theo nhóm

Theo đại biểu Nguyễn Lâm Thành, với 15 nhóm quy định hành vi bạo lực gia đình thì phải quy định rất rõ tính chất, mức độ, hành vi và đề nghị Chính phủ quy định chi tiết. Theo đó, có thể xếp các hành vi bạo lực gia đình theo nhóm: bạo lực về thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục và các hành vi bạo lực khác cũng như xác định mức độ của các hành vi bạo lực này để cơ quan chức năng áp dụng các loại chế tài phù hợp.

Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình): Nên xem xét, quyết định các hành vi bạo lực gia đình sau ly hôn
Đại biểu - Cử tri

Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình): Nên xem xét, quyết định các hành vi bạo lực gia đình sau ly hôn

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm, đề nghị cân nhắc và xem xét lại quy định tại Khoản 2, Điều 3 quy định về hành vi bạo lực gia đình áp dụng đối với vấn nạn ly hôn. Theo đó, cần làm rõ hơn quy định về hành vi bạo lực gia đình nêu tại Khoản 1 điều này thì chỉ xác định hành vi bạo lực gia đình khi xảy ra trong phạm vi gia đình giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Còn các hành vi xảy ra ngoài phạm vi gia đình thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật.