Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam tiếp xúc cử tri và đối thoại với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục

Ngày 19.10, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam đã tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri và đối thoại với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục theo hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp tại các điểm cầu.

Tham dự buổi đối thoại có: Trưởng Đoàn ĐBQH, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng; Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Dương Văn Phước; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Công Thanh; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn cùng lãnh đạo các sở, ngành, địa phương và các cử tri là cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường học trên địa bàn tỉnh dự tại các điểm cầu.

a1-9367.jpg
Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam đã tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri và đối thoại với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục

Tại buổi tiếp xúc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Dương Văn Phước đã thông tin cho cử tri về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh và cả nước trong thời gian qua; nội dung chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV và một số thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến ngành giáo dục.

Nhiều kiến nghị liên quan đến tiền lương, chính sách nhà giáo

Phát biểu tại buổi tiếp xúc, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam Thái Viết Tường cho biết, năm học 2024 -2025, toàn tỉnh có 725 trường công lập với 354.403 học sinh và 70 trường ngoài công lập với 27.260 học sinh. Tính đến nay số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên của toàn ngành là 27.165 người.

Thời gian qua, Sở đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học; vệ sinh trường, lớp, khuôn viên trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn nhằm chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng về mọi mặt trước khi bước vào khai giảng năm học mới.

Đồng thời, cử cán bộ, công chức tham gia đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn do Bộ GD-ĐT tổ chức; trên cơ sở đó, tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ở các cấp học; tập huấn kiểm tra, đánh giá; tập huấn sử dụng sách giáo khoa lớp 5, 9, 12 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

a2-5601.jpg
Trưởng Đoàn ĐBQH, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng phát biểu tại buổi đối thoại

Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam cũng kiến nghị Đoàn ĐBQH tỉnh đề xuất với Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương quan tâm và sửa đổi một số nội dung như: Lương của nhân viên làm việc tại các trường học thấp, không được khoản phụ cấp nào ngoài lương hệ số theo ngạch bậc; Đề nghị tăng lương cho nhân viên làm việc tại các trường.

Chế độ chính sách tiền lương đối với viên chức quản lý, giáo viên, nhân viên công tác tại miền núi, vùng sâu, hải đảo còn thấp, chưa thu hút được đội ngũ để gắn bó, công tác lâu dài; phụ cấp thu hút tại điều 4 của Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 8.10.2009 quy định thời gian không quá 5 năm; thực tế với thời gian là 5 năm thì chưa đủ sức thu hút đối với giáo viên đồng bằng lên công tác miền núi.

Đề nghị có chính sách giữ chân nhà giáo ngoài chính sách thu hút được quy định, kéo dài thời gian phụ cấp thu hút theo Nghị định số 76/2009/NĐ -CP từ 5 năm lên 10 năm…

Giám đốc Sở GD-ĐT cũng kiến nghị về biên chế làm việc tại các Phòng GD-ĐT hiện nay chưa đủ nên gặp khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

"Tại điểm b, khoản 4 Điều 27 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định việc biệt phái viên chức làm công việc ở vị trí việc làm của công chức phải được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức. Tuy nhiên chế độ giáo viên biệt phái về công tác tại Phòng GD-ĐT rất khó khăn do mức lương thấp hơn so với giảng dạy", ông Tường nói.

Xây dựng trường học thân thiện

Tiếp thu, ghi nhận các ý kiến, kiến nghị của cử tri Trưởng Đoàn ĐBQH, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước ta luôn xác định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đã và đang có những chính sách ưu tiên phát triển giáo dục, đào tạo. Nền giáo dục và đào tạo nước ta hiện đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần to lớn trong việc nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.

a3-1793.jpg
Các đại biểu dự buổi tiếp xúc.

Tại Quảng Nam, chính quyền địa phương đã tập trung lãnh đạo thực hiện đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết của giáo dục và đào tạo. Quy mô mạng lưới trường lớp trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển. Trường lớp được quan tâm đầu tư đáp ứng được nhu cầu học tập của Nhân dân.

Đội ngũ giáo viên cơ bản đảm bảo. Chất lượng hai mặt giáo dục được duy trì ổn định và tăng hằng năm. Giáo dục ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc được quan tâm đầu tư đúng mức. Tuy nhiên, hiện ngành giáo dục - đào tạo cũng gặp rất nhiều khó khăn, thách thức.

a4-8751.jpg
Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam Thái Viết Tường nêu những khó khăn của ngành giáo dục tỉnh.

Về tổ chức bộ máy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh nhấn mạnh, phải đảm bảo đủ số lượng cán bộ quản lý, trường học, tuyệt đối không để thiếu; đồng thời, tính toán lại tỷ lệ giáo viên/lớp theo đúng quy định của Bộ GD-ĐT. Thực hiện chế độ, chính sách cũng đúng quy định Trung ương, đừng vì khó khăn của ngân sách mà o ép chỗ này, chỗ kia. Toàn ngành phải chú ý xây dựng trường học thật sự thân thiện, tránh tình trạng bạo lực học đường.

“Các ý kiến, kiến nghị, tâm tư, nguyện vọng của cử tri sẽ được tổng hợp đầy đủ, được lãnh đạo tỉnh trực tiếp giải đáp hoặc chuyển đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết, trả lời”, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam khẳng định.

Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Tránh khoảng trống pháp lý đối với loại thuốc lá
Ý kiến đại biểu

Tránh khoảng trống pháp lý đối với loại thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 9 gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre, sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH khẳng định, việc sửa đổi Luật là cần thiết, thậm chí nên làm từ sớm để bảo đảm sự đồng bộ và đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn tới.

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai phát biểu tại buổi thảo luận Tổ 1
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Tìm giải pháp mới phòng, chống ma túy hiệu quả nhất

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, các ĐBQH thành phố Hà Nội cho rằng, tình hình tệ nạn ma túy càng ngày càng phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, đòi hỏi phải có những giải pháp mới nhằm phòng, chống hiệu quả.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Phân cấp, ủy quyền phải gắn với bố trí nguồn lực cho các địa phương

Thảo luận tại Tổ 1 về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đặc biệt quan tâm đến nội dung phân cấp, ủy quyền cho các địa phương, nhất là việc tăng cường phân cấp, ủy quyền này phải gắn với bố trí nguồn lực để thực sự tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Huế sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên có đường biên giới
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Huế sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên có đường biên giới

Thảo luận ở Tổ 3 về Đề án thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương, các ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng: Khi thành lập, TP. Huế là thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên trên cả nước có đường biên giới, đây là điểm khác biệt so với các thành phố trực thuộc trung ương còn lại. Do đó, cần đặc biệt lưu ý đặc điểm này, vì với tính chất có đường biên giới sẽ có những yếu tố đặc thù…

Quy định rõ biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong vụ án hình sự
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Quy định rõ biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong vụ án hình sự

Thảo luận tại Tổ 3 về dự thảo Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, ĐBQH Trần Đức Thuận (Nghệ An) đề nghị quy định rõ các biện pháp xử lý vật chứng, tài sản để bảo đảm minh bạch; có tiêu chí trong xử lý vật chứng tài sản có ý nghĩa lưu thông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, không để lãng phí.

Quang cảnh thảo luận tại tổ 17
Quốc hội và Cử tri

Tháo "nút thắt" thể chế để khơi thông nguồn lực phát triển

Góp ý vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đấu thầu, các ĐBQH tỉnh Cao Bằng, Gia Lai, An Giang nhấn mạnh, dù là nội dung khó và phức tạp song việc sửa đổi các luật trên là cần thiết, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương, doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. 

Rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư tránh chồng chéo giữa các luật
Quốc hội và Cử tri

Rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư tránh chồng chéo giữa các luật

Thảo luận tại Tổ 9 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, các ĐBQH tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Bến Tre, Phú Yên đều đồng tình với sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, tuy nhiên cần rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư để tránh chồng chéo giữa các luật liên quan.

Giải bài toán "có tiền nhưng không tiêu được" trong giải ngân vốn đầu tư công
Quốc hội và Cử tri

Giải bài toán "có tiền nhưng không tiêu được" trong giải ngân vốn đầu tư công

9 tháng đầu năm, GDP nước ta tăng trưởng 6,82%, đó là con số ấn tượng trong bối cảnh nền kinh tế phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, vẫn còn những "điểm nghẽn" cần Chính phủ đưa ra giải pháp mạnh mẽ, hữu hiệu hơn nhằm khơi thông nguồn lực phát triển, tạo bứt phá mạnh mẽ cho chặng đường về đích của cả giai đoạn. Trong đó, có thực trạng “có tiền nhưng không tiêu được” trong giải ngân vốn đầu tư công.

Nên cho phép doanh nghiệp nhà nước đề xuất đối tác khảo sát, triển khai dự án điện gió ngoài khơi
Thời sự Quốc hội

Nên cho phép doanh nghiệp nhà nước đề xuất đối tác khảo sát, triển khai dự án điện gió ngoài khơi

Để bảo đảm thành công của các dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên, dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) nên cho phép các tập đoàn Nhà nước được đề xuất đối tác cho hoạt động khảo sát và triển khai dự án, ĐBQH Tạ Thị Yên (Điện Biên) đề xuất.

Sửa đổi Luật Điện lực phải "phúc đáp" được yêu cầu thực tiễn đặt ra
Thời sự Quốc hội

Sửa đổi Luật Điện lực phải "phúc đáp" được yêu cầu thực tiễn đặt ra

Thảo luận tại Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Phú Yên, Hòa Bình, Bến Tre) về Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) chiều nay, 26.10, các ĐBQH đề nghị việc sửa đổi cần được thực hiện chắc chắn, kỹ lưỡng và hơn hết phải "phúc đáp" được những yêu cầu từ thực tiễn đặt ra…

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng Lã Thanh Tân phát biểu ý kiến tại tổ. Ảnh: Trần Thu
Ý kiến đại biểu

Sớm nâng mức hỗ trợ phục hồi sản xuất nông nghiệp do thiên tai

Ngày 26.10, thảo luận tại Tổ 4 về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; tình hình thi hành Hiến pháp, thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội… Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng tiếp tục thảo luận sôi nổi với nhiều ý kiến đóng góp thiết thực.

Ưu tiên đẩy nhanh tiến độ đầu tư công
Thời sự Quốc hội

Ưu tiên đẩy nhanh tiến độ đầu tư công

Thảo luận tại Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước), sáng 26.10, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội năm 2024, Chính phủ cần ưu tiên điều hành kinh tế vĩ mô; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng…

Cần có quy hoạch chung tại thành phố trực thuộc Trung ương
Quốc hội và Cử tri

Cần có quy hoạch chung tại thành phố trực thuộc Trung ương

Đối với thành phố trực thuộc Trung ương, bên cạnh quy hoạch tỉnh, cần có quy hoạch chung, bởi mỗi loại quy hoạch này có chức năng khác nhau; cần phân định rõ ràng để tránh sự chồng chéo, trùng lặp. Đây là ý kiến của đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường ( TP. Hà Nội) tại phiên thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sáng nay, 25.10.

Giao Tổng Liên đoàn quy định phân phối kinh phí công đoàn giữa các cấp
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Giao Tổng Liên đoàn quy định phân phối kinh phí công đoàn giữa các cấp

Đóng góp một số ý kiến vào Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi), tại phiên thảo luận tại hội trường sáng nay, 24.10, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đã đề xuất nhiều nội dung thiết thực, khả thi. Trong đó, theo Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đàng Thị Mỹ Hương, nên trao quyền tự chủ cho tổ chức công đoàn trong ban hành tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu, phân cấp thu, phân phối và quản lý, sử dụng tài chính công đoàn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của công đoàn.

Cử tri phát biểu ý kiến tại một buổi tiếp xúc với ĐBQH trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Quốc hội và Cử tri

Giảm độ tuổi nghỉ hưu đối với nhóm lao động đặc thù

Tại các cuộc tiếp xúc cử tri (TXCT) của Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, cử tri kiến nghị nhiều nội dung liên quan đến chế độ, chính sách như: có chính sách giảm độ tuổi nghỉ hưu đối với nhóm lao động đặc thù; khuyến khích để giữ người dân ở lại làm việc tại các vùng hải đảo của tổ quốc; chính sách hỗ trợ phù hợp đối với đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện và mức đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động tự do để bảo đảm chính sách an sinh xã hội, giảm áp lực cho các đối tượng này…

Lực lượng bảo vệ rừng phòng hộ Ia Ly, huyện Chư Păh phát dọn thực bì, phòng, chống cháy rừng
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bổ sung chế độ đãi ngộ cho lực lượng bảo vệ rừng

Từ thực tế chế độ đãi ngộ cho lực lượng quản lý, bảo vệ rừng chưa được bảo đảm đúng mức, tại các cuộc TXCT của Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, cử tri đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, đánh giá nghề, công việc "quản lý, bảo vệ và phát triển rừng" theo quy định; bổ sung nghề quản lý bảo vệ và phát triển rừng vào danh mục nghề nặng nhọc và nguy hiểm để có cơ sở đề nghị chính sách đãi ngộ đối với viên chức, lao động làm nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng.

Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ tiếp xúc cử tri là cán bộ công đoàn và công nhân lao động trước Kỳ họp thứ Tám - Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Tăng quyền chủ động giám sát của tổ chức công đoàn

Góp ý vào dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) tại Hội nghị TXCT trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV của Đoàn ĐBQH một số tỉnh, thành phố mới đây, nhiều cử tri kiến nghị, Quốc hội tiếp tục quy định nguồn thu 2% kinh phí công đoàn để tổ chức công đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ chăm lo cho người lao động; đồng thời, tăng quyền chủ động thực hiện giám sát để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của tổ chức công đoàn.