Điều kiện thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam

Xin hỏi, để thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn như thế nào? – (Câu hỏi của bạn Hoàng Phương Ly - Hậu Giang).

Điều kiện thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam -0
Ảnh minh họa. Nguồn: INT

Với câu hỏi này, Luật sư Đào Văn Tài (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) tư vấn như sau:

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là gì?

Theo khoản 21, Điều 4, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 và luật khác có liên quan để thực hiện các hoạt động môi giới bảo hiểm.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam

Điều kiện thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam được quy định tại Điều 133, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, cụ thể như sau:

- Điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn thành lập

+ Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định Luật Doanh nghiệp 2020;

+Tổ chức có tư cách pháp nhân, đang hoạt động hợp pháp và đáp ứng các điều kiện về tài chính theo quy định của Chính phủ.

- Điều kiện về vốn

+ Vốn điều lệ được góp bằng Đồng Việt Nam và không thấp hơn mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ;

+ Cổ đông, thành viên góp vốn không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn.

- Điều kiện về nhân sự

Phải có Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật dự kiến đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn về năng lực quản lý, kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ theo quy định tại Điều 138, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.

- Có hình thức tổ chức hoạt động theo quy định Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 và có dự thảo điều lệ phù hợp với quy định Luật Doanh nghiệp 2020.

- Tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài tham gia góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp từ 10% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài đang trực tiếp thực hiện hoặc có công ty con thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm trong 05 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động;

+ Được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam và xác nhận không vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về môi giới bảo hiểm của nước nơi tổ chức đặt trụ sở chính trong 3 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Quyền của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Cụ thể khoản 1, Điều 137, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có các quyền sau đây:

- Hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc, hoa hồng môi giới tái bảo hiểm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

- Thu từ cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;

- Thu từ thực hiện các công việc khác liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm;

- Quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ được quy định tại khoản 2, Điều 137, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, cụ thể sau đây:

- Bảo mật thông tin do khách hàng, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam cung cấp.

Trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được sự đồng ý của khách hàng, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;

- Bồi thường thiệt hại cho khách hàng do hoạt động môi giới bảo hiểm gây ra;

- Công khai thông tin cho khách hàng các nội dung theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

- Hạch toán và theo dõi tách biệt các khoản thu hộ, chi hộ doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;

- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp phù hợp với hoạt động môi giới bảo hiểm;

- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Pháp luật

Tuyên truyền pháp luật cho giáo viên, học sinh và người dân tại Khánh Vĩnh
Pháp luật

Tuyên truyền pháp luật cho giáo viên, học sinh và người dân tại Khánh Vĩnh

Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371) huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) vừa tổ chức buổi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại Trường THCS và THPT Nguyễn Thái Bình (xã Khánh Bình) cho gần 200 cán bộ, người dân một số xã trên địa bàn huyện và gần 780 cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường.

Năm 2024, thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đạt hơn 22.000 tỷ đồng
Pháp luật

Năm 2024, thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đạt hơn 22.000 tỷ đồng

Năm 2024, Kết quả thi hành án dân sự về việc và về tiền cao nhất từ trước đến nay; kết quả thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế là 9.211 việc với hơn 22.000 tỷ đồng. Đây là thông tin được đưa ra tại cuộc họp báo thường kỳ quý III.2024 của Bộ Tư pháp tổ chức sáng nay, 7.10. Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp Đỗ Xuân Quý chủ trì cuộc họp báo.

Tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp
Pháp luật

Tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

Với chủ đề "Chung tay tháo gỡ khó khăn, vướng mắc pháp lý, tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp", Diễn đàn Kinh doanh và pháp luật năm 2024 sẽ diễn ra sáng 9.10. Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với 63 điểm cầu của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Duy trì hiệu quả 100% xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Tin tức

Duy trì hiệu quả 100% xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Trong những năm qua, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam đã có những nỗ lực đáng ghi nhận trong công tác xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, đến nay, 100% (16/16) xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều được công nhận đạt chuẩn này.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh chủ trì cuộc họp Ban Tổ chức Diễn đàn “Kinh doanh và pháp luật năm 2024”.
Pháp luật

Kịp thời nắm bắt, giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp

Theo Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), dự kiến vào ngày 9.10, tại Hà Nội, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương sẽ tổ chức Diễn đàn "Kinh doanh và pháp luật năm 2024". Đây là hoạt động ý nghĩa gắn kết cơ quan quản lý nhà nước với cộng đồng doanh nghiệp, góp phần minh bạch hóa những vấn đề liên quan đến thể chế mà doanh nghiệp đang phải đối mặt.

Hội Người khuyết tật quận Hoàng Mai tổ chức Hội nghị tuyên truyền PBGDPL và trợ giúp pháp lý về Luật Đất đai cho các hội viên.
Pháp luật

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền pháp luật cho người khuyết tật

Tại Hội nghị "Tập huấn và trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho người khuyết tật" do Bộ Tư pháp vừa tổ chức, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên cho biết, thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai công tác PBGDPL với mục tiêu hướng về cơ sở, lấy người dân làm trung tâm, chú trọng đến các đối tượng đặc thù; trong đó, có đối tượng là người khuyết tật.

Đối tượng bị bắt giữ
Tin tức

Công an Bắc Giang bắt giữ nhóm đối tượng lừa đảo qua đầu tư tiền ảo

Dùng những lời chào mời, hứa hẹn lợi nhuận cao, đầu tư dễ dàng, tạo lòng tin để lừa đảo chiếm đoạt tiền người đầu tư qua sàn tiền ảo, sau đó “làm sạch” số tiền để sử dụng. Nhóm đối tượng phạm tội này vừa bị Công an huyện Lạng Giang, Bắc Giang phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đấu tranh, triệt phá.