Điều khiển xe đi mượn khi không có Giấy phép lái xe bị xử phạt thế nào?

Tôi chưa có giấy phép lái xe nhưng mượn xe và vi phạm giao thông bị giữ xe. Xin hỏi, trường hợp này, tôi bị xử phạt thế nào? Chủ sở hữu xe có bị phạt lỗi cho mượn xe không? - Câu hỏi của bạn Minh Chiến (Bắc Giang).

Điều khiển xe đi mượn khi không có Giấy phép lái xe sẽ bị xử phạt ra sao? -0
Ảnh minh họa/ITN

Điều khiển xe ô tô không có giấy phép lái xe sẽ bị xử phạt như thế nào?

Theo khoản 1, Điều 58, Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông như sau:

“1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.”

Theo thông tin bạn cung cấp, người chú của quý khách cho quý khách mượn xe ô tô nhưng quý khách chưa có giấy phép lái xe. Khi sử dụng xe ô tô này thì quý khách bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe.

Vì bạn không cung cấp thông tin cụ thể về độ tuổi của quý khách nên chúng tôi xin tư vấn cho quý khách theo các trường hợp như sau:

Trường hợp thứ nhất: Bạn điều khiển xe ô tô khi chưa đủ 16 tuổi

Theo quy định tại khoản 11, Điều 2, Nghị định số 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 1, Điều 21, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP:

“1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.”

Trường hợp thứ hai: Bạn điều khiển xe khi chưa đủ 18 tuổi

Theo quy định tại khoản 11, Điều 2, Nghị định số 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 6, Điều 21, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP:

“6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe ô tô, máy kéo, các loại xe tương tự xe ô tô.”

Ngoài ra, bạn có thể bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe ô tô khi không có Giấy phép lái xe theo quy định tại khoản 11, Điều 2, Nghị định số 123/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung quy định tại điểm b, khoản 8, Điều 21, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP:

“9. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:

b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.”

Chủ sở hữu xe ô tô cho người không có Giấy phép lái xe mượn xe có bị phạt vi phạm hành chính không?

Điểm h, khoản 8, Điều 30, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định giao thông đường bộ như sau:

“8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

h) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 (đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô), khoản 1, Điều 62, (đối với xe máy chuyên dùng) của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);”

Căn cứ theo quy định trên, người bác của bạn có thể bị xử phạt với lỗi giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định tại điểm h khoản 8, Điều 30, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP với mức phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

Giải đáp pháp luật

Kịp thời, thống nhất và hiệu quả
Pháp luật

Kịp thời, thống nhất và hiệu quả

Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp số 38/2024/QH15 đã được Quốc hội thông qua vào ngày 27.6.2024, có hiệu lực từ ngày 1.7.2025. Nhằm bảo đảm việc triển khai thi hành Luật kịp thời, thống nhất và hiệu quả; các văn bản hướng dẫn Luật đang được gấp rút xây dựng và hoàn thiện.