Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII là yêu cầu cấp bách

Thời gian qua xuất hiện nhiều yếu tố mới trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ điện và định hướng phát triển nguồn điện. Do đó, việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn tới năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) là cần thiết và phải được xem xét thấu đáo, kỹ lưỡng.

Để tăng trưởng hai con số, điện năng phải tăng 12% - 16%

Tại Hội thảo tham vấn điều chỉnh Quy hoạch điện VIII và Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược diễn ra ngày 17.2, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long cho biết, Quy hoạch điện VIII đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg với nhiều điểm mới. Quy hoạch “mang tính động và mở”; đồng thời, định hướng phát triển tối ưu các loại nguồn điện với mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050; bảo đảm tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 7%/năm giai đoạn 2021 - 2030 và từ 6,5 - 7,5% trong giai đoạn 2031 - 2050, phù hợp với Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội.

Toàn cảnh Hội thảo tham vấn điều chỉnh quy hoạch điện VIII

Toàn cảnh Hội thảo tham vấn điều chỉnh quy hoạch điện VIII

Ngay sau khi Quy hoạch điện VIII được ban hành, Bộ Công Thương đã tích cực triển khai song quá trình thực hiện còn khó khăn, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long cho biết. Cụ thể, nhiều dự án nguồn điện quan trọng ưu tiên, dự án năng lượng tái tạo chậm hoặc khó khăn trong triển khai do giá điện chưa thực sự hấp dẫn, quy trình thủ tục đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư còn phức tạp. Các dự án điện gió ngoài khơi yêu cầu vốn đầu tư lớn, công nghệ phức tạp, thời gian chuẩn bị đầu tư và xây dựng kéo dài.

Đặc biệt, thời gian qua xuất hiện nhiều yếu tố mới trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ điện và định hướng phát triển nguồn điện đã nêu tại Quy hoạch điện VIII. Trong đó, việc tiếp tục triển khai các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận với quy mô công suất khoảng 6.000MW sẽ có tác động đáng kể tới cơ cấu nguồn điện quốc gia.

Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tới năm 2030 cũng cao hơn rất nhiều so với trước. Cụ thể, tăng trưởng kinh tế năm 2025 phấn đấu đạt trên 8% và giai đoạn 2026 - 2030 phấn đấu đạt mức hai con số. Mức tăng này đòi hỏi điện năng phải tăng trưởng gấp 1,5 lần, dự kiến bình quân hàng năm từ 12% đến trên 16%.

avatar

Cùng với đó, tình hình địa chính trị quốc tế còn tiếp tục diễn biến phức tạp, dẫn tới những biến động trong giá nhiên liệu nhập khẩu cho phát điện; thu hút đầu tư FDI bị ảnh hưởng. Sự phát triển về khoa học, công nghệ, nhất là chi phí cho các hệ thống lưu trữ năng lượng có xu hướng giảm nhanh, tạo điều kiện thuận lợi hơn để tích hợp nhiều hơn nguồn điện mặt trời, điện gió vào hệ thống điện.

Trước bối cảnh như vậy, lãnh đạo Bộ Công Thương cho rằng, việc xây dựng Quy hoạch điện VIII điều chỉnh là hết sức cần thiết. Đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII cũng đã được Bộ Xây dựng và công bố lấy ý kiến.

Cơ cấu nguồn điện thay đổi đáng kể

Đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII xác định: điện thương phẩm năm 2030 khoảng 500 - 558 tỷ kWh; định hướng năm 2050 khoảng 1.238 - 1.375 tỷ kWh. Điện sản xuất và nhập khẩu: năm 2030 khoảng 560 - 624 tỷ kWh; định hướng năm 2050 khoảng 1.2360 - 1.511 tỷ kWh. Công suất cực đại: năm 2030 khoảng 90 - 100 GW; và năm 2050 khoảng 206 - 228 GW.

Các đại biểu tham dự Hội thảo tham vấn

Các đại biểu tham dự Hội thảo tham vấn

Cơ cấu nguồn điện của Quy hoạch điện VIII điều chỉnh sẽ thay đổi nhiều so với Quy hoạch điện VIII. Cùng với việc tiếp tục triển khai các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận với quy mô công suất khoảng 6.000MW thì nguồn điện từ năng lượng tái tạo như điện mặt trời (bao gồm cả điện mặt trời mái nhà) và nguồn điện gió tăng lên đáng kể; trong đó, riêng nguồn điện gió tăng khoảng 16 GW trong bản dự thảo điều chỉnh Quy hoạch điện VIII được đưa ra lấy ý kiến.

Dự báo nhu cầu điện, TS. Nguyễn Ngọc Hưng, Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Kinh tế năng lượng, Viện Năng lượng đưa ra 4 kịch bản. Đáng chú ý, trong kịch bản cao đặc biệt, tốc độ tăng điện thương phẩm giai đoạn 2026 - 2030 là 12,8%/năm; từ năm 2031 - 2040 là 8,6%/năm; năm 2041 - 2050 là 2,8% năm. Theo đó, điện thương phẩm sẽ chênh lệch với dự báo kịch bản cơ sở Quy hoạch điện VIII như sau: năm 2030 là trên 56 tỷ kWh, Pmax trên 10 GW; năm 2050 là trên 430 tỷ kWh, Pmax trên 71,5 GW. Cường độ điện năm 2030 là 51 kWh/triệu đồng; năm 2050 là 19,1 kWh/triệu đồng (mức giảm 4,8%/năm).

Đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII xác định: Hệ số đàn hồi điện thương phẩm/GDP giảm mạnh từ khoảng 1,25 lần trong giai đoạn 2026 - 2030 xuống 0,33 lần trong giai đoạn 2046 - 2050. Tổn thất điện năng toàn hệ thống năm 2030 khoảng 6%, năm 2050 khoảng 5%.

Mức phát thải khí nhà kính từ sản xuất điện khoảng 204 - 254 triệu tấn năm 2030 và khoảng 27 - 31 triệu tấn vào năm 2050; hướng tới đạt mức phát thải đỉnh 170 triệu tấn vào năm 2030 với điều kiện nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ về tài chính, công nghệ và quản trị của các đối tác quốc tế theo JETP.

"Kịch bản này phản ánh nhu cầu điện trong trường hợp nền kinh tế phát triển tăng tốc trong giai đoạn 2026 - 2030 và tiếp tục duy trì tăng trưởng cao hai con số trong thời gian dài. Kịch bản cũng bảo đảm dự phòng cho phát triển điện lực trong dài hạn", TS. Nguyễn Ngọc Hưng thông tin.

Ông Nguyễn Văn Dương, nghiên cứu viên Phòng Phát triển hệ thống điện, Viện Năng lượng) cho rằng, quá trình điều chỉnh quy hoạch tập trung vào 3 bước chính: rà soát và cập nhật cơ sở pháp lý, đánh giá thực tiễn vận hành hệ thống điện, cùng với dự báo tăng trưởng kinh tế - xã hội và nhu cầu điện.

Trong giai đoạn ngắn hạn 2025 - 2026, hệ thống điện có dự phòng thấp do đánh giá khối lượng thực hiện của các nguồn năng lượng tái tạo đến hết 2024 chỉ đạt từ 19 - 42% so với Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII giai đoạn đến 2025. Các nguồn điện tuabin khí hỗn hợp và điện gió ngoài khơi theo Kế hoạch dự kiến vận hành vào cuối giai đoạn 2029 - 2030 hoặc chậm sau 2030. Vì vậy, việc bảo đảm bảo cấp điện cho hệ thống cho các năm 2026 - 2029 sẽ chủ yếu dựa vào các nguồn có khả năng xây dựng nhanh như: các nguồn thủy điện nhỏ, điện gió, điện mặt trời, pin tích năng và nguồn nhiệt điện linh hoạt.

Để bảo đảm cấp điện giai đoạn 2025 - 2030, ông Dương đề xuất cần xây dựng Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh đồng bộ với Quy hoạch điện VIII điều chỉnh để bảo đảm khả năng triển khai các dự án. Cần có cơ chế, giải pháp quyết liệt để bảo đảm các nhà máy nhiệt điện than và nhiệt điện khí LNG vào vận hành đúng tiến độ đăng ký. Các giải pháp trong vận hành cũng cần sớm được nghiên cứu xây dựng để bảo đảm cấp điện, đặc biệt cho hệ thống miền Bắc.

Kinh tế

TP. Hồ Chí Minh: Kiến nghị xử lý vi phạm để trống, bỏ hoang đất khi được Nhà nước giao, cho thuê
Kinh tế

TP. Hồ Chí Minh: Kiến nghị xử lý vi phạm để trống, bỏ hoang đất khi được Nhà nước giao, cho thuê

Theo Sở Tài nguyên và Môi Trường TP. Hồ Chí Minh, hành vi để trống, không sử dụng đất liên tục trong 12 tháng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn tiếp tục vi phạm đối với đất được Nhà nước giao quản lý cần đưa vào Điều 81 Luật Đất đai năm 2024 (thu hồi đất).

VietinBank nhận giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất cho doanh nghiệp FDI tại Việt Nam - Best Local Bank for FDI in Vietnam”
Doanh nghiệp

VietinBank - lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp FDI

Với chiến lược phát triển toàn diện, dịch vụ, giải pháp hiện đại, chất lượng, VietinBank khẳng định vị thế là ngân hàng được nhiều doanh nghiệp FDI tin tưởng lựa chọn hợp tác để phát triển và mở rộng thị trường tại Việt Nam. Tiếp tục duy trì đà phát triển hoạt động FDI, VietinBank hướng tới mục tiêu mở rộng danh mục khách hàng, tăng trưởng quy mô trên 20% trong năm 2025.

'Đốt" hàng nghìn tỷ cho quảng cáo, Sabeco vẫn không đạt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2024
Thị trường

'Đốt" hàng nghìn tỷ cho quảng cáo, Sabeco vẫn không đạt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2024

Sabeco chi “khủng” cho quảng cáo và khuyến mãi khi bỏ ra tới hơn 2.500 tỷ đồng trong năm 2024, trung bình mỗi ngày chi hơn 6,8 tỷ đồng. Dù chấp nhận tốn kém cho khâu làm hình ảnh thương hiệu và chăm sóc khách hàng, Sabeco vẫn không hoàn thành kế hoạch doanh thu và lợi nhuận đã đề ra tại Đại hội cổ đông.

Công nghệ thay đổi hành trình tham gia bảo hiểm
Thị trường

Công nghệ thay đổi hành trình tham gia bảo hiểm

Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đang chứng kiến nhiều sự thay đổi tích cực, điển hình là những nỗ lực của doanh nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng quy trình tư vấn bảo hiểm, giúp khách hàng tham gia bảo hiểm dựa trên sự hiểu biết đầy đủ về quyền lợi và trách nhiệm.

Ảnh
Kinh tế

Giá điện hợp lý sẽ thu hút đầu tư vào lĩnh vực năng lượng

Mở rộng cánh cửa cho doanh nghiệp tư nhân tham gia các dự án năng lượng sẽ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo đảm tính bền vững, củng cố an ninh năng lượng quốc gia, phát triển kinh tế; muốn vậy, giá điện hợp lý là chìa khóa quan trọng, bởi khi doanh thu được bảo đảm, khu vực tư nhân sẽ mạnh dạn đầu tư.

Nghi lễ phát động kinh doanh của BIC
Doanh nghiệp

BIC sẽ bứt phá mạnh mẽ ở tuổi 20!

Đây vừa là nhiệm vụ, vừa là quyết tâm của tập thể lãnh đạo, nhân viên người lao động Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) khi tổng kết hoạt động năm 2024 và triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2025. Toàn hệ thống đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ, tiếp tục khẳng định vị thế trong Top 3 công ty bảo hiểm phi nhân thọ có tỷ suất sinh lời cao nhất thị trường...

Agribank thúc đẩy tăng trưởng từ đầu năm
Doanh nghiệp

Agribank thúc đẩy tăng trưởng từ đầu năm

Với 9 chương trình tín dụng quy mô trên 350 nghìn tỷ đồng; lãi suất cho vay thấp hơn từ 1 - 2% so với lãi suất thông thường... mà Agribank triển khai từ đầu năm 2025, chắc chắn sẽ là những giải pháp hữu ích hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh.

Vụ cây trồng trên đường Lê Quang Đạo kéo dài có dấu hiệu 'khô héo': Lộ diện doanh nghiệp thường xuyên trúng thầu vốn ngân sách "khủng" với tỷ lệ tiết kiệm dưới 1%
Tài chính

Vụ cây trồng trên đường Lê Quang Đạo kéo dài có dấu hiệu 'khô héo': Lộ diện doanh nghiệp thường xuyên trúng thầu vốn ngân sách "khủng" với tỷ lệ tiết kiệm dưới 1%

Công ty TNHH xây dựng Tự Lập là liên danh chính tại dự án đầu tư xây dựng đường Lê Quang Đạo kéo dài, do Ban QLDA đầu tư xây dựng quận Nam Từ Liêm làm chủ đầu tư. Đáng chú ý, gói thầu doanh nghiệp này trúng có mức tiết kiệm cho ngân sách ở mức thấp.

Phó Bí thư phụ trách Đảng bộ, Thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc Agribank Phạm Toàn Vượng tại buổi làm việc với Bảo hiểm Agribank
Doanh nghiệp

Mang lại giá trị thiết thực cho nhiều bên

Tại cuộc làm việc của Ban điều hành Agribank với Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (Bảo hiểm Agribank), Phó Bí thư phụ trách Đảng bộ, Thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc Agribank Phạm Toàn Vượng nhấn mạnh, sự hợp tác sâu rộng giữa hai bên không chỉ giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn mang lại những giá trị thiết thực cho người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực nông thôn.