'Diện mạo xanh' cho ngành công nghiệp không khói

TS. TRẦN HỮU HIỆP, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch đồng bằng sông Cửu Long cho rằng, để tạo dựng "diện mạo xanh" cho ngành du lịch, từ cấp Nhà nước đến địa phương cũng như doanh nghiệp cần vào cuộc chặt chẽ, đồng bộ. Quá trình chuyển đổi phải toàn diện từ quy hoạch, chiến lược đến chính sách; phải khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên, dịch vụ thân thiện môi trường và du khách.

Nhiều mô hình du lịch xanh thu hút du khách

- Cùng với chuyển đổi số, ngành du lịch cũng đẩy mạnh chuyển đổi xanh hướng đến sự phát triển bền vững; ông đánh giá như thế nào về nỗ lực này?

- Du lịch tiếp tục là mảng sáng trong bức tranh kinh tế, xã hội đất nước. Năm 2023 và các tháng đầu năm 2024, nhiều vùng, miền và các địa phương có mức tăng trưởng cao về doanh thu dịch vụ và lượng du khách. Năm 2024, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 17 - 18 triệu lượt khách quốc tế, 110 triệu lượt khách nội địa và tổng thu đạt 840.000 tỷ đồng. Việc chuyển đổi xanh cũng góp phần giúp ngành hoàn thành mục tiêu này.

Có thể thấy, chuyển đổi xanh không chỉ thúc đẩy phát triển du lịch lữ hành, vận tải hành khách, tăng trưởng lưu trú, mà còn tạo lực kéo cho hàng loạt chuỗi giá trị ngành văn hóa, sự kiện, nhà hàng, ẩm thực, thương mại phát triển. Chính vì vậy, đây vừa là nhiệm vụ là trách nhiệm mà ngành du lịch đã và đang thực hiện.

screenshot_1725776333.png
TS. TRẦN HỮU HIỆP, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch đồng bằng sông Cửu Long

Thời gian qua, ngành cũng đã đẩy mạnh đầu tư phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, khai thác tiềm năng của các loại hình du lịch mới. Có thể kể đến như du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch mạo hiểm kết hợp với phát huy các tiềm năng, thế mạnh của các vùng du lịch, các địa phương, nâng cao chất lượng dịch vụ, nhân lực du lịch, cải thiện cơ sở hạ tầng và các dịch vụ đi kèm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách…

- Theo quan sát của ông, các địa phương, các vùng đã có những bước đi cụ thể gì để hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi xanh?

- Hiện, nhiều mô hình, sản phẩm du lịch xanh, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp và các loại hình du lịch dựa trên khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên được quan tâm đầu tư, đánh dấu bước chuyển mới của ngành du lịch.

Đơn cử, đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất giàu tiềm năng du lịch với đặc thù miệt vườn sông nước, hệ thống kênh rạch dài hơn 28.000km, có hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển và các vùng đất ngập nước đồng bằng độc đáo, cũng đang tích cực chuyển đổi xanh ngành du lịch.

Có thể kể đến các tour du lịch cộng đồng liên tỉnh thăm “vương quốc trái cây”, cù lao Thới Sơn, Tiền Giang và các làng nghề làm bánh kẹo thủ công truyền thống ở Bến Tre. Các tour du lịch làng hoa Sa Đéc, thăm nhà cổ Huỳnh Thủy Lê nghe chuyện tình vượt biên giới và trải nghiệm đời sống thực còn lưu giữ qua tiểu thuyết “Người Tình - L'Amant” của nữ văn hào Pháp Marguerite Duras.

Vùng biên giới, Thất Sơn, Châu Đốc, An Giang với nhiều trải nghiệm thiên nhiên kỳ bí, hay các làng điện gió Bạc Liêu... đều là những mô hình du lịch xanh thu hút du khách.

Tại mảnh đất miền Trung, TP. Hội An (Quảng Nam), đã có hơn 20 doanh nghiệp đã liên kết thành một cộng đồng làm du lịch xanh, cùng nhau xử lý rác hữu cơ, làm đồ tái chế, loại bỏ đồ nhựa dùng một lần.

Ngược lên miền Bắc, các tàu du lịch trên vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) đã chủ động ứng dụng công nghệ tiên tiến như: kỹ thuật dầu nước phân ly để lọc nước thải trước khi đưa ra môi trường, không đổ rác thải trực tiếp ra vịnh, sử dụng chai nước thủy tinh, ống hút giấy, ly giấy… Huyện đảo Cô Tô đã rất quyết liệt trong việc nói không với rác thải nhựa.

Tại Ninh Bình, mô hình "Giảm thiểu rác thải nhựa trong ngành du lịch" thực hiện tại huyện Gia Viễn bước đầu cho thấy hiệu quả tích cực.

Chuyển đổi từ quy hoạch, chiến lược đến chính sách

- Dù vậy, thực tế lộ trình chuyển đổi xanh của ngành du lịch có vẻ vẫn chậm hơn nhiều lĩnh vực khác. Theo ông, đâu là những trở ngại mà ngành phải gặp?

- Du lịch xanh đòi hỏi phải bảo đảm tôn trọng tài nguyên, bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sử dụng các giải pháp tiết kiệm về tài nguyên. Ngoài ra, doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp công nghệ trong quá trình sản xuất, dịch vụ thân thiện với môi trường, thân thiện với nhu cầu của du khách. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn nhận thức chưa đầy đủ, chưa đúng về tăng trưởng xanh trong du lịch; điều này dẫn đến việc khi triển khai, doanh nghiệp loay hoay không biết khai thác thế nào, sử dụng tài nguyên ra sao cho hợp lý.

Bên cạnh đó, bài toán chi phí cho chuyển đổi xanh ngành du lịch vẫn chưa có lời giải; bởi, để chuyển đổi xanh thì chi phí rất lớn, nhưng đối với các doanh nghiệp du lịch kể cả nhỏ, vừa hay lớn đều không biết lấy chi phí ở đâu? Đồng thời, chúng ta cũng chưa có bộ tiêu chí du lịch xanh áp dụng chung trên cả nước.

Ngoài ra, vấn đề chung là ngành đang thiếu sự liên kết, chất lượng dịch vụ và sức hấp dẫn của các sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, sức hấp dẫn còn hạn chế. Cách làm du lịch ở nhiều nơi vẫn còn mang nặng tính tự phát, khai thác các sản phẩm du lịch chung giống nhau, dựa vào thiên nhiên, khai thác sẵn có mà thiếu sự đầu tư dài hạn.

- Để ngành du lịch chuyển đổi xanh bền vững, hiệu quả, theo ông, cần có chính sách hỗ trợ như thế nào?

- Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, nên du lịch chuyển đổi xanh luôn đòi hỏi sự tiếp cận đa ngành, sự phối hợp giải quyết liên ngành.

Để đáp ứng yêu cầu này, ngành du lịch còn nhiều việc phải làm. Chuyển đổi xanh phải trở thành nội dung cốt lõi trong xây dựng chiến lược phát triển, chính sách pháp luật, xây dựng cơ chế liên kết, phối hợp hiệu quả để huy động nguồn lực, sử dụng công nghệ, đầu tư, tài chính đến hành động thực tiễn chuyển đổi xanh. Quá trình chuyển đổi cần có sự vào cuộc và dẫn dắt từ Trung ương đến các cấp chính quyền địa phương, cần sự phối hợp chặt chẽ với khu vực tư nhân, cộng đồng dân cư và sự tham gia tích cực của du khách.

Trách nhiệm của Nhà nước, các cơ quan chức năng thời gian tới cần nâng cao việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách tới cộng đồng doanh nghiệp, người dân trong việc thực hiện chuyển đổi xanh. Đồng thời, phải có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư về năng lượng tái tạo, sử dụng nguồn nước sạch, xử lý hệ thống nước thải, chất thải ở các khu điểm du lịch; hoặc cần hỗ trợ về thuế, tín dụng...

Cần sự hợp lực với cách tiếp cận hệ thống, thực hiện theo chuỗi; phải có tiêu chí rõ ràng, phân theo từng cấp độ và cần sự hỗ trợ trên nền tảng công nghệ để thực thi hiệu quả. Tập trung xây dựng, ban hành đầy đủ, cụ thể, rõ ràng, dễ thực hiện các quy định và hướng dẫn áp dụng một số mô hình kinh tế mới trong lĩnh vực du lịch như kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, du lịch ban đêm. Các tiêu chí, tiêu chuẩn, quy định quản lý đối với kinh doanh loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch mạo hiểm và một số loại hình du lịch mới.

Ưu tiên phát triển du lịch thông minh, số hóa toàn bộ dữ liệu về hướng dẫn viên du lịch, doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú; kết nối liên thông giữa các cơ quan quản lý.

Các doanh nghiệp cũng cần phối hợp chặt chẽ với cộng đồng địa phương để triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường, đồng thời tạo ra các sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc văn hóa.

Cách làm du lịch phải thay đổi để hấp dẫn hơn, nhưng lâu dài phải tập trung tháo điểm nghẽn hạ tầng giao thông, hạ tầng, nhân lực; kiến tạo một hệ sinh thái cho hoạt động khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo trong ngành du lịch, góp phần phát triển mạnh mẽ du lịch chuyển đổi xanh để phát triển bền vững.

- Xin cảm ơn ông!

Kinh tế

Ảnh
Kinh tế

Xây dựng các tiêu chuẩn phát triển công nghiệp xanh

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc xây dựng và triển khai chính sách công nghiệp quốc gia hiệu quả không chỉ là yêu cầu cấp bách mà còn mang tính chiến lược lâu dài. Trong đó, cần phát triển các tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng sản phẩm và an toàn môi trường cho doanh nghiệp sản xuất; xây dựng các tiêu chuẩn phát triển công nghiệp xanh…

Ảnh minh họa
Kinh tế

Tín dụng xanh vẫn "ngóng" danh mục và bộ tiêu chí xanh

Thực tế cho thấy, khung pháp lý và thể chế liên quan đến tín dụng xanh ngày càng được hoàn thiện song còn mang tính định hướng, chưa có yêu cầu cụ thể với các tổ chức tín dụng về đánh giá yếu tố môi trường và xã hội khi thẩm định tín dụng. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp khó tiếp cận được với nguồn vốn xanh.

Điều kiện cấp giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô
Kinh tế

Điều kiện cấp giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 162/2024/NĐ-CP quy định điều kiện cấp Giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập.

Đầu tư bất động sản biển sở hữu lâu dài cực hiếm tại Cam Ranh – Khánh Hoà
Kinh tế

Đầu tư bất động sản biển sở hữu lâu dài cực hiếm tại Cam Ranh – Khánh Hoà

Trong bối cảnh thị trường bất động sản Việt Nam đang có nhiều chuyển biến tích cực, phân khúc bất động sản biển sở hữu lâu dài ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Với tiềm năng du lịch dồi dào và vị trí địa lý chiến lược, Cam Ranh - Khánh Hòa đang trở thành điểm đến đầu tư đầy triển vọng.

Cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận sẽ được mở rộng như thế nào?
Kinh tế

Cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận sẽ được mở rộng như thế nào?

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương triển khai các bước tiếp theo để có thể khởi công Dự án mở rộng cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận trong quý II.2025. Vậy phương án triển khai dự án cụ thể như thế nào?

Agribank – Ngân hàng duy nhất đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2022, 2023
Doanh nghiệp

Agribank – Ngân hàng duy nhất đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2022, 2023

Tại Lễ trao giải thưởng Chất lượng Quốc gia và Giải thưởng Chất lượng Quốc tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2021-2023, Agribank là đại diện ngân hàng duy nhất nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2022 và 2023 do Thủ tướng Chính phủ trao tặng cho 133 doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đóng góp tích cực và bền vững cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và sự thịnh vượng của xã hội.

Agribank tham gia vào hai dự án về tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và tiếp cận tài chính toàn diện
Doanh nghiệp

Agribank tham gia vào hai dự án về tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và tiếp cận tài chính toàn diện

Ngày 19.12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Cơ quan Hợp tác phát triển Luxembourg tổ chức Lễ khởi động 2 dự án lớn, nhằm tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) cho chính quyền và người dân địa phương, đồng thời nâng cao khả năng tiếp cận tài chính toàn diện. Đây cũng là lần đầu tiên Chính phủ Luxembourg chính thức làm việc với một Ngân hàng thương mại tại Việt Nam là Agribank.

Vinachem triển khai thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia
Kinh tế

Vinachem triển khai thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia

Ngày 20.12, tại thành phố Lào Cai, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã tổ chức “Hội nghị triển khai thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia theo Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18. 7.2023 của Thủ tướng Chính phủ”. Hội nghị có sự tham gia của UBND tỉnh Lào Cai, đại diện các Bộ, ngành...

Giải ngân đầu tư công qua Kho bạc Nhà nước đạt 61,8%
Kinh tế

Giải ngân đầu tư công qua Kho bạc Nhà nước đạt 61,8%

Kho bạc Nhà nước cho biết, tính đến hết ngày 15.12, lũy kế thanh toán vốn đầu tư công kế hoạch năm 2024 là 460.462,7 tỷ đồng, bằng 61,8% tổng nguồn vốn thuộc kế hoạch vốn kéo dài và kế hoạch năm 2024 Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao, kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước (kế hoạch là 745.225,1 tỷ đồng).

Liên danh Vinaconex - VNCN E&C – Cienco6 bị đánh trượt gói thầu gần 1.800 tỷ đồng vì có dấu hiệu gian lận, làm giả hồ sơ
Kinh tế

Liên danh Vinaconex - VNCN E&C – Cienco6 bị đánh trượt gói thầu gần 1.800 tỷ đồng vì có dấu hiệu gian lận, làm giả hồ sơ

Liên danh Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex), Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VNCN E&C, Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 6 (Cienco6) vừa bị loại khỏi gói thầu xây lắp phần đường và cầu vượt nút giao ĐT994 thuộc dự án đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Nguyên nhân là liên danh này bị phát hiện có dấu hiệu gian lận, cung cấp thông tin và tài liệu không trung thực trong hồ sơ dự thầu.

Xử lý nghiêm trường hợp mua bán, gian lận hóa đơn trái phép
Kinh tế

Xử lý nghiêm trường hợp mua bán, gian lận hóa đơn trái phép

Thực trạng mua bán, gian lận hóa đơn trái phép đang là vấn đề nhức nhối, do đó cần có biện pháp xử lý nghiêm minh với những trường hợp vi phạm để mang tính răn đe. Đây là yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng tại hội nghị Tổng kết công tác thuế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác thuế năm 2025, do Tổng cục Thuế tổ chức sáng nay, 19.12.