Điện lực Văn Giang, Hưng Yên: Áp dụng thiết bị bay điều khiển từ xa phục vụ quản lý vận hành lưới điện

Mặc dù thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, vận động người dân không thả diều gần nơi có đường dây điện bằng nhiều hình thức. Tuy nhiên, qua kiểm tra vận hành đường dây và trạm biến áp nhận thấy tình trạng thả diều bị mắc trên đường dây vẫn diễn ra thường xuyên, ở nhiều địa điểm.

Trước thực trạng trên, nhằm bảo đảm vận hành lưới điện an toàn, ổn định, loại bỏ nguy cơ gây sự cố lưới điện, đội quản lý vận hành Điện lực Văn Giang (Công ty Điện lực Hưng Yên) thường xuyên phải bố trí nhóm công tác tối thiểu 2 người và 1 xe cẩu tự hành để thực hiện xử lý đốt diều, tổ ong, dị vật mắc trên đường dây bằng cách dùng găng tay cách điện và sào tre để gỡ hoặc đốt diều, tổ ong, dị vật trên đường dây. Song, với cách làm thủ công như vậy còn nhiều khó khăn, hạn chế như đơn vị phải bố trí nhân lực và xe cẩu phức tạp dẫn tới thời gian xử lý diều và dị vật trên đường dây kéo dài, tăng nguy cơ sự cố cho đường dây.

Bên cạnh đó, việc đốt diều, dị vật trên cao bằng sào có thể gây nguy hiểm cho người thực hiện công việc bên dưới do phần dị vật sau khi cháy có thể rơi, rớt vào người thực hiện công việc. Cùng với đó, đối với các vị trí cột cao, nằm xa đường giao thông, xe cẩu không tiếp cận được, phải bố trí đăng ký lịch cắt điện để xử lý, gây ảnh hưởng đến độ tin cậy cung cấp điện, giảm doanh thu do phải cắt điện cả lộ đường dây. Việc đốt tổ ong trên cột xà đường dây đang gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, người làm công việc có nguy cơ cao bị ong đốt gây tai nạn.

Áp dụng Thiết bị bay điều khiển từ xa phục vụ quản lý vận hành lưới điện -0
Phương pháp xử lý dị vật trên đường dây trước đây của Điện lực Văn Giang.
Ảnh: NPC

Để khắc phục thực trạng này, nhóm sáng kiến của Điện lực Văn Giang đã bắt tay vào nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng thành công thiết bị bay điều khiển từ xa (UAV) có khả năng phun lửa để đốt diều và các dị vật mắc trên đường dây giúp tinh giảm sức người, xử lý hiệu quả diều và các dị vật trên đường dây, bảo đảm an toàn cho người và thiết bị điện.

Theo các kỹ sư nhóm sáng kiến của Điện lực Văn Giang, UAV có khả năng phun lửa được cấu tạo từ hai phần chính: “Thiết bị bay” và “Bộ phun lửa”. Theo đó, khi có diều hay các dị vật bay mắc trên đường dây thì sẽ sử dụng UAV bay thẳng từ mặt đất lên vị trí có dị vật. Khi tiếp cận được dị vật sẽ sử dụng điều khiển kích hoạt bộ phun lửa và đốt cháy dị vật. Ngoài khả năng phun lửa đốt đốt diều, dị vật trên đường dây có thể sử dụng UAV để kéo dây mồi, phục vụ công tác kéo rải dây dẫn điện giúp rút ngắn thời gian cắt điện xử lý sự cố, thi công các công trình điện, bảo đảm độ tin cậy cung cấp điện.

Áp dụng Thiết bị bay điều khiển từ xa phục vụ quản lý vận hành lưới điện -0
UAV xử lý đốt dị vật trên đường dây. Ảnh: NPC

Qua thời gian áp dụng vào thực tế cho thấy, việc áp dụng khoa học công nghệ, sử dụng UAV phục vụ công tác quản lý vận hành lưới điện đem lại hiệu quả tích cực, giúp tiết kiệm được nhiều thời gian, nhân lực, tính chuyên nghiệp cao. Đáng nói, ngoài việc góp phần giảm thời gian, công sức lao động, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người thực hiện công việc, giúp người lao động có thời gian nghỉ ngơi và tái tạo sức lao động còn góp phần hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ Tổng công ty và Công ty Điện lực Hưng Yên giao, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.

Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá
Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế thành phố đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Tín dụng chính sách lôi cuốn cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Đời sống

Bài 1: Khi có Đảng dẫn đường

Chỉ thị số 40/CT-TW (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách ra đời, đi vào cuộc sống đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của nhiều vùng quê, trong đó có Thái Nguyên; tuy nhiên, cái được lớn nhất sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, đó chính là sự thay đổi về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền và của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội cho những người yếu thế...

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…