Điện lực miền Nam đưa vào vận hành nhiều công trình trọng điểm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã khởi công được 25 công trình lưới điện ở cấp điện áp 110 kV, đóng điện được 18 công trình. Tất cả các công trình đều nhằm mục tiêu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống sinh hoạt của người dân trên địa bàn 21 tỉnh, thành phố phía Nam.

Tăng cường khả năng cung cấp điện

Theo Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), trong tháng 8, Tổng công ty đã đóng điện thành công 2 công trình trọng điểm cung cấp điện cho các tỉnh, thành phố phía Nam và 1 công trình trong tháng 9. Nhờ đó, đã tăng cường thêm nguồn điện cho người dân sinh hoạt, sản xuất kinh doanh, cũng như các hoạt động văn hóa, chính trị khác.

Cụ thể, công trình Trạm biến áp 110kV Phong Điền và Đường dây đấu nối, khởi công ngày 15.12.2023 tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền (TP. Cần Thơ). Công trình có quy mô 2 máy biến áp dung lượng 2x40 MVA và giai đoạn đầu lắp 1 máy biến áp 40MVA cùng đường dây đấu nối là 85m. Công trình có tổng mức đầu tư là 82,746 tỷ đồng, bằng nguồn vốn vay tín dụng thương mại và vốn đối ứng từ nguồn vốn tự có của EVNSPC.

Trạm biến áp 110 kV Suối Tre.jpg
Trạm biến áp 110 kV Suối Tre - Đồng Nai

Tiếp đó, cuối tháng 8 đã đóng điện công trình Trạm 110kV Định Bình và Nhánh rẽ trạm 110kV Định Bình, được xây dựng tại ấp Cây Trâm, xã Định Bình, TP. Cà Mau (Cà Mau). Công trình đi vào hoạt động và liên kết lưới điện 22kV với Trạm biến áp 110kV Cà Mau hiện hữu đã hỗ trợ công suất, nâng cao độ tin cậy trong cấp điện cho TP. Cà Mau và khu vực lân cận. Đồng thời, góp phần cải thiện chất lượng điện áp, giảm tổn thất điện năng trên lưới điện phân phối khu vực TP. Cà Mau; giảm bán kính cấp điện 22kV khu vực thành phố do phải nhận điện từ trạm biến áp 110kV Cà Mau, từ đó giảm tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải.

Trong tháng 9, EVNSPC đóng điện công trình là Lắp MBA thứ 2 T1-40MVA trạm 110kV An Phú, huyện An Phú (An Giang), nâng tổng số công trình 110kV được đóng điện đến ngày 30.9 là 18 công trình.

Ngoài ra, trong 9 tháng năm 2024, một số công trình trọng điểm khác tại tỉnh Bình Dương cũng được đóng điện vận hành như: Trạm biến áp 110 kV Khánh Vân và Đường dây đấu nối (TP. Tân Uyên); Công trình Trạm biến áp 110 kV Ascendas và Đường dây 110kV An Tây - Ascendas tại Khu công nghiệp Quốc tế Bình Dương Reverside (TP. Bến Cát); Công trình Trạm biến áp 110kV Mỹ Phước 4 tại Khu công nghiệp Mỹ Phước 4 (TP. Bến Cát).

Trạm biến áp 110kV Ascendas - Bình Dương.jpg
Trạm biến áp 110kV Ascendas - Bình Dương

EVNSPC cũng đã đóng điện công trình trọng điểm trong năm 2024 của tỉnh Bến Tre là Trạm biến áp 110kV Thanh Tân và Đường dây đấu nối tại huyện Mỏ Cày Bắc; công trình Trạm biến áp 110kV khu công nghiệp Thuận Đạo và đường dây đấu nối, nhằm tăng cường khả năng cung cấp điện cho khu vực huyện Cần Đước (Long An) và vùng lân cận.

Đối với công trình Trạm biến áp 110 kV Tân Quới, huyện Bình Tân (Vĩnh Long) có tổng mức đầu tư 60 tỷ đồng, đã đóng điện vận hành trong tháng 4 được chọn là một trong hai công trình gắn biển chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam và 70 năm Ngày Truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21.12.1954-21.12.2024).

Trạm biến áp 110 kV Bình Tân - Vĩnh Long.jpg
Trạm biến áp 110 kV Bình Tân - Vĩnh Long

Chủ động đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn

Theo đại diện EVNSPC, vướng mắc lớn nhất trong quá trình thi công các dự án điện đều nằm ở khâu đền bù, giải phóng mặt bằng. Khắc phục khó khăn, cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương các cấp tại 21 tỉnh, thành phố phía Nam, EVNSPC cũng đã chủ động đề xuất các giải pháp, tháo gỡ khó khăn, đặc biệt là những vướng mắc về di dời lưới điện thi công đường cao tốc đi qua địa bàn các tỉnh An Giang và Sóc Trăng và TP. Cần Thơ.

Đơn cử, để gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm tiến độ công trình trong quá trình triển khai xây dựng, đặc biệt là khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với 4 công trình đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh Bình Phước, EVNSPC đã kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh có hướng dẫn thống nhất chính sách bồi thường, hỗ trợ đất, cây trồng trong và ngoài hành lang an toàn lưới điện đối với các công trình lưới điện 110kV đang triển khai trên địa bàn tỉnh, nhất là tại các thửa đất do các công ty cao su quản lý.

z5881249360039_f85d20c56c1200a02cecf63e5d8e9991.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Văn Mi chỉ đạo các sở, ngành rà soát lại thủ tục hồ sơ để hỗ trợ EVNSPC để tháo gỡ các vướng mắc

Đồng thời, có hướng dẫn mới về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo Luật Đất đai 2024 và Nghị định số 88/2024/NĐ-CP để hướng dẫn chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các hộ dân bị ảnh hưởng theo quy định mới.

Đối với nhóm các công trình phấn đấu đóng điện năm 2024 phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đời sống sinh hoạt của người dân, EVNSPC đã đề nghị chính quyền địa phương tiếp tục vận động người dân bàn giao mặt bằng, tạo thuận lợi để nhà đầu tư sớm triển khai thi công dự án.

Xác định, các công trình điện, nhất là những công trình sắp hoàn thành có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, sản xuất công nghiệp trên địa bàn, UBND tỉnh Bình Phước đã đề nghị các sở, ngành, địa phương, đơn vị tiếp tục rà soát lại thủ tục hồ sơ, hỗ trợ EVNSPC các dự án sớm được triển khai, trên tinh thần bảo đảm đúng quy định của pháp luật, nhằm duy trì hoạt động sản xuất - kinh doanh, bảo đảm cung cấp điện liên tục, an toàn, ổn định.

Địa phương

Khánh Hòa: Đề xuất nhiều khu đất làm bãi đỗ xe tạm
Địa phương

Khánh Hòa: Đề xuất nhiều khu đất làm bãi đỗ xe tạm

Sở Giao thông vận tải (GTVT) Khánh Hòa vừa có báo cáo UBND tỉnh về việc rà soát các khu đất trống để khai thác bãi đậu xe tạm tại những khu đô thị trên địa bàn TP. Nha Trang. Theo đó, UBND TP. Nha Trang và Sở GTVT đã đề xuất lấy 22 khu đất trống để làm bãi đậu xe tạm có thời hạn.

Hà Nội tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân
Hoạt động chính quyền

Hà Nội tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân

Đánh giá về việc giải quyết, xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân, tại hội nghị thứ 17 của Ban chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội, Thành ủy Hà Nội đã đánh giá, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy các cấp trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) trên địa bàn Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực: Công tác tiếp công dân, xử lý phản ánh, kiến nghị đã từng bước được quan tâm chỉ đạo giải quyết dứt điểm ngay từ cơ sở.

Bài cuối: Thu hút các dự án công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường
Địa phương

Bài cuối: Thu hút các dự án công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường

Để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư phát triển, Đồng Nai tập trung nguồn lực đầu tư, phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng, ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông, nhất là hạ tầng giao thông liên Vùng và hạ tầng xã hội. Cùng với đó, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, có lợi thế cạnh tranh vượt trội. Chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết thu hút đầu tư. Chú trọng thu hút các dự án công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao, ít thâm dụng lao động, tài nguyên và thân thiện với môi trường…

Bài 2: Động lực mới từ sân bay Long Thành và hành lang sông Đồng Nai
Địa phương

Bài 2: Động lực mới từ sân bay Long Thành và hành lang sông Đồng Nai

Phương án phát triển không gian tỉnh Đồng Nai được xác định theo 3 vùng kinh tế - xã hội; phương án liên kết không gian được xây dựng trên cơ sở phát triển 6 hành lang và 3 vành đai. Xác định phát triển hệ thống đô thị theo hướng xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đến năm 2030, đô thị sân bay Long Thành và hành lang sông Đồng Nai là 2 khu vực động lực phát triển mới cho tỉnh.

Đồng Nai hướng tới nền nông nghiệp xanh, bền vững
Địa phương

Hướng tới nền nông nghiệp xanh, bền vững

Để hướng tới một nền nông nghiệp xanh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, tỉnh Đồng Nai chú trọng việc giảm sử dụng đầu vào hóa chất nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực tự nhiên trong quá trình sản xuất; áp dụng phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; chuyển đổi cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sản phẩm OCOP của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Di Trạch
Địa phương

Hoài Đức phát triển sản phẩm OCOP từ các làng nghề

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm nâng cao giá trị sản xuất và tạo thương hiệu cho sản phẩm của các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn và góp phần đẩy mạnh giao thương, kết nối, tiêu thụ sản phẩm. Trên cơ sở đó, huyện Hoài Đức đã chủ động, tích cực phối hợp với các sở, ngành thành phố xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP, đồng thời khai trương các điểm trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm OCOP để tiêu thụ, quảng bá những sản phẩm OCOP của huyện.

Bài 1: Kinh tế xanh, kinh tế số, tuần hoàn xuyên suốt
Hoạt động chính quyền

Bài 1: Kinh tế xanh, kinh tế số, tuần hoàn xuyên suốt

Kinh tế phát triển năng động, đi đầu trong phát triển kinh tế hàng không, công nghiệp công nghệ cao, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, hệ thống đô thị phát triển đồng bộ, hiện đại, thông minh, bền vững, giàu bản sắc, đặc trưng là phát triển đô thị sân bay, đô thị sinh thái đẳng cấp quốc tế. Đồng Nai phát triển theo mô hình bền vững sử dụng năng lượng xanh, kinh tế xanh, kinh tế số; phát triển kinh tế tuần hoàn xuyên suốt, đồng bộ các ngành. Thực hiện mục tiêu Net-Zero vào năm 2050.

Hội nghị tập huấn chuyển đổi số tại Bà Rịa - Vũng Tàu: Động lực mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội
Địa phương

Hội nghị tập huấn chuyển đổi số tại Bà Rịa - Vũng Tàu: Động lực mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức Hội nghị tập huấn chuyển đổi số cho các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. Tham dự hội nghị có lãnh đạo Cục Chuyển đổi số quốc gia, lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cùng 17 đại diện Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dồn lực hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Trên đường phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dồn lực hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đầu tư. Kết quả, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực hơn so với cùng kỳ.

Chế biến sâu làm tăng giá trị nông sản, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Địa phương

Chế biến sâu để nâng cao giá trị nông sản

Năng suất, chất lượng và giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam liên tục tăng trưởng, góp phần quan trọng trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa. Đó là kết quả của ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến sản phẩm nông sản đang được các địa phương chú trọng. Tuy nhiên, vẫn còn những rào cản trong câu chuyện công nghệ mà Việt Nam cần vượt qua để giúp nâng cao giá trị nông sản.

TP. Hà Nội: Dự kiến dành hơn 2.346 tỷ đồng khôi phục sản xuất, đời sống sau bão
Địa phương

TP. Hà Nội: Dự kiến dành hơn 2.346 tỷ đồng khôi phục sản xuất, đời sống sau bão

Sáng 27.9, Ban Chỉ đạo Chương trình 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về 'Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025' tổ chức giao ban quý III.2024, triển khai nhiệm vụ giải pháp 3 tháng cuối năm 2024 và khắc phục hậu quả bão số 3.

Đưa Hà Nội trở thành Thành phố xanh – thông minh – hiện đại, xứng tầm vị thế
Trên đường phát triển

Đưa Hà Nội trở thành Thành phố xanh – thông minh – hiện đại, xứng tầm vị thế

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà, chuyển đổi xanh cùng với chuyển đổi số đang là xu hướng diễn ra trên toàn cầu và ở Việt Nam. Chuyển đổi xanh là quá trình xây dựng nền kinh tế trong đó mức phát thải từ thấp đến rất thấp, đạt được thông qua việc phát triển văn minh, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.