Diễn đàn xúc tiến đầu tư công nghệ cao

Sáng 30.9, trong khuôn khổ sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc tổ chức Diễn đàn Xúc tiến đầu tư công nghệ cao. 

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, bà Phan Thị My, Quyền Trưởng Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc cho biết: Diễn đàn là hoạt động trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2024).

IMG_4905.jpeg
Quyền Trưởng Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc Phan Thị My phát biểu khai mạc Diễn đàn

Khu Khu Công nghệ cao Hòa Lạc có diện tích khoảng 1.586ha, đến nay, đã giải phóng mặt bằng được trên 90% diện tích với hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đồng bộ; đã thiết lập được môi trường chính sách đặc biệt và thu hút được một số tập đoàn công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đầu tư các công nghệ cao, công nghệ tiên tiến. Tổng số dự án đã thu hút vào Khu CNC Hòa Lạc là 108 dự án đầu tư (bao gồm 93 dự án trong nước và 15 dự án đầu tư nước ngoài), với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 116.000 tỷ đồng.

Đặc biệt, khu CNC Hoà Lạc đã quy tụ những tập đoàn công nghệ hàng đầu của Việt Nam như Viettel, FPT, Mobifone, VNPT, CMC, là nơi đặt những cơ sở nghiên cứu và ươm tạo quy mô lớn như Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST), Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC).

IMG_4906.jpeg
Phó Trưởng ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc Trần Đắc Trung báo cáo tại Diễn đàn

Thông tin thêm về những thuận lợi để Khu CNC phát triển trong giai đoạn mới, Phó Trưởng ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc Trần Đắc Trung cho biết: Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội Khóa XV thông qua so với nhiều cơ chế, chính sách mới có tính vượt trội. Đây là hành lang pháp lý quan trọng, giúp gia tăng các thẩm quyền của Ban Quản lý khu, tạo thuận lợi cho công tác quản lý, sử dụng được các nguồn lực của thành phố trong phát triển Khu CNC và sẽ là một “cú hích” cho sự phát triển của Khu CNC Hòa Lạc.

IMG_4904.jpeg
Ban Quản lý Khu CNC Hoà Lạc ký kết thoả thuận hợp tác với các doanh nghiệp

Tại diễn đàn, các đại biểu nghe ý kiến của một số nhà đầu tư đang hoạt động tại Khu CNC Hòa Lạc; góp ý, đề xuất của một số tổ chức, hiệp hội trong và ngoài nước về giải pháp nâng cao sức cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư để Khu CNC Hòa Lạc xứng đáng là điểm đến đầu tư tin cậy, chất lượng cao và hiệu quả.

Khoa học - Công nghệ

Giá trị xuất khẩu nông sản năm 2023 đạt 53 tỷ USD
Khoa học - Công nghệ

Bài 3: Đóng góp hiệu quả của khoa học, công nghệ cho nông nghiệp

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngày càng có vai trò quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng nông nghiệp. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khoa học, công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Các chương trình được triển khai mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần tăng giá trị xuất khẩu nông sản đạt 53 tỷ USD trong năm 2023.

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành y tế năm 2024
Khoa học - Công nghệ

Bài 2: Đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành y tế

Trong bối cảnh nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam đang ngày càng tăng cao, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe, tăng cường khả năng chẩn đoán và điều trị bệnh, cũng như trong phòng bệnh. Đây là những thông tin được các chuyên gia nhấn mạnh tại diễn đàn "Công nghệ sinh học và chuyển đổi số phục vụ phát triển ngành y tế" do Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp tổ chức.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt và các đại biểu tham quan gian hàng tại sự kiện "Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024"
Khoa học

Bài 1: Công cụ “then chốt” trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN và ĐMST) đã được khẳng định trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và được thể hiện xuyên suốt trong các mục tiêu của Kế hoạch hành động quốc gia, là công cụ “then chốt” trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm, chỉ đạo xây dựng, ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST), thúc đẩy thực hiện chuyển đổi xanh, chuyển đổi số trong nền kinh tế.

Ảnh minh hoạ
Công nghệ

Công nghệ sinh học sẽ dẫn dắt ngành nông nghiệp

Thành quả sau 10 năm canh tác ngô chuyển gene cho thấy vai trò và khả năng dẫn dắt của công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Trước diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu và dịch hại, việc hoàn thiện hành lang pháp lý để xúc tiến hiệu quả các giống mới, cây trồng mới áp dụng công nghệ sinh học là hết sức cần thiết để bảo đảm an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững.

Cần thiết xây dựng bộ nguyên tắc về AI có trách nhiệm tại Việt Nam
Khoa học - Công nghệ

Cần thiết xây dựng bộ nguyên tắc về AI có trách nhiệm tại Việt Nam

Trước sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ và sâu rộng của trí tuệ nhân tạo (AI), các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, đây là thời điểm phù hợp để nghiên cứu cả về khía cạnh pháp lý và đặc biệt là đạo đức, trách nhiệm, để vừa thúc đẩy phát triển vừa kiểm soát rủi ro khi phát triển và ứng dụng AI.

Lãnh đạo Liên hiệp hợp tác xã liên minh kinh tế miền Nam thăm quan Nhà máy sản xuất ô tô điện Vinfast Hải Phòng
Khoa học - Công nghệ

Bước tiến hợp tác ứng dụng công nghệ trong kinh doanh vận tải

Trong bối cảnh toàn cầu đang đối mặt với thách thức biến đổi khí hậu và yêu cầu phát triển bền vững, Liên hiệp hợp tác xã liên minh kinh tế miền Nam đã khẳng định vai trò tiên phong của mình bằng việc đẩy mạnh chuyển đổi xanh, chuyển đổi số trong ngành vận tải phát triển bền vững. Đây là một bước đi quan trọng, không chỉ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế trong vận hành, điều hành vận tải hướng tời nền kinh tế tri thức Việt Nam.

Tiếp tục cải thiện năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam
Khoa học

Tiếp tục cải thiện năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam

Để tiếp tục cải thiện năng lực đổi mới sáng tạo (ĐMST) quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN và ĐMST), Việt Nam cần tiếp tục chú trọng cải thiện các yếu tố đầu vào và đầu ra của ĐMST, trong đó, tập trung vào những chỉ số đang được xếp vào nhóm yếu, hoặc có xu hướng giảm.

Các đại biểu bấm nút khai mạc Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2023
Khoa học - Công nghệ

Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024

Ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trình độ và năng lực công nghệ là yếu tố then chốt giúp các doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm, dịch vụ vượt trội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Việt Nam luôn có kết quả đổi mới sáng tạo cao hơn so với mức độ phát triển
Công nghệ

Việt Nam tăng hai bậc về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu

Đây là thông tin do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố tại buổi lễ báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu Global Innovation Index - GII năm 2024 được tổ chức tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày 26.9. Việt Nam được xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2023, đặc biệt, Việt Nam có 3 chỉ số đứng đầu thế giới là chỉ số nhập khẩu công nghệ cao; xuất khẩu công nghệ cao và xuất khẩu hàng hóa sáng tạo.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Thảo - thành viên đồng sáng lập C4IR phát biểu
Công nghệ

Những bước chân tiên phong thu hút “đại bàng” về hợp lực

Ngay khi Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) được xúc tiến thành lập, một số doanh nghiệp lớn trong nước đã có những dự án điển hình, thu hút “đại bàng” về hợp lực. Đặc biệt, ngày khánh thành vinh dự được đón Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự và gửi gắm niềm tin và kỳ vọng C4IR khai mở động lực mới cho TP. Hồ Chí Minh và cả nước.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt tham quan triển lãm Công nghệ chip bán dẫn tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Công nghệ

Tháo “nút thắt” về thể chế, chính sách

Những ngày cuối cùng của tháng 9 đã đón nhận tin vui cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nước nhà. Trước hết, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới công bố báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2024; sự kiện Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (C4IR). Tuy nhiên, để Việt Nam nâng cao vị thế và vai trò của mình trong bản đồ đổi mới sáng tạo khu vực và trên thế giới còn nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó, nút thắt về thể chế, chính sách là rào cản lớn nhất cho phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Blockchain trong giám sát chuỗi cung ứng đang được sử dụng rộng rãi
Công nghệ

Tạo "sân chơi lớn" cho ngành Blockchain phát triển

Mặc dù được đánh giá có nhiều tiềm năng để Blockchain phát triển, song hiện nay nhiều Startup và công ty Blockchain của người Việt phải đặt trụ sở tại nước ngoài để dễ dàng hoạt động và gọi vốn. Đây cũng là một dạng “chảy máu chất xám và nguồn lực", nguyên nhân chính do pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa có những quy định và khung pháp lý rõ ràng về lĩnh vực này. Do đó, các chuyên gia cho rằng, cần sớm xây dựng, hoàn chỉnh về chính sách và khung pháp lý để tạo "sân chơi lớn" cho ngành Blockchain phát triển.