Tròn trách nhiệm thôi chưa đủ, mà phải vì nước, vì dân!

TS Trần Văn - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách

Một lần nữa, trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, nông nghiệp Việt Nam lại vươn lên dẫn đầu. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu nhóm hàng nông sản, lâm sản ước đạt 28,15 tỷ đô-la Mỹ, tăng 12,9% so với năm 2022, là nhóm hàng duy nhất tăng trưởng dương trong số 4 nhóm hàng xuất khẩu chính, chiếm tỷ trọng 7,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 0,8 điểm phần trăm so với năm trước, là một thắng lợi lớn của nông nghiệp, nông dân nước ta.

Nhiều sản phẩm nông sản tăng trưởng ngoạn mục cả về giá trị và số lượng so với năm trước như: rau quả đạt 5,6 tỷ đô-la Mỹ, tăng mạnh nhất 65,9%; gạo đạt 8,3 triệu tấn, giá trị 4,8 tỷ đô-la Mỹ, tăng 39,4%, số lượng tăng 17,4%; cà phê đạt 4,2 tỷ USD, tăng 3,1%; hạt điều đạt 3,6 tỷ USD, tăng 17,6%; tiếp đó là 3 triệu tấn sắn, 2,2 triệu tấn cao su, 1,6 triệu tấn cà phê, 0,6 triệu tấn hạt điều…

Kết quả ngoạn mục như vậy chủ yếu là do tăng chất lượng và sản lượng nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật trong tất cả chuỗi sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ; nhờ vào sự nỗ lực của người nông dân và ngành nông nghiệp sau nhiều năm tập trung đầu tư chiều sâu và sự hỗ trợ mạnh mẽ của nhà nước về hạ tầng thủy lợi, giao thông và nhiều cơ chế, chính sách về sản xuất, chế biến và phát triển thị trường.

Đây cũng là những kết quả trực tiếp từ các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế sau đại dịch, các chương trình khuyến nông, khuyến công khác… mà qua đó, Nhà nước đã đầu tư hàng trăm nghìn tỷ đồng cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Đúng chức năng, tròn trách nhiệm thôi chưa đủ, phải vì nước, vì dân! -0
Đến 2030, diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp đạt một triệu ha.  Nguồn: ITN

Thực sự là với một quốc gia đất chật, người đông như nước ta, đa phần người dân còn gắn bó với nông nghiệp, nông thôn, thì những con số nêu trên thật sự ấn tượng. Bởi vì, từ đó, người nông dân có thể tự đảm bảo được cuộc sống của mình, dần tiến tới làm giàu cho gia đình và quê hương, gánh nặng của Nhà nước, chi ngân sách trong bảo đảm an sinh xã hội cho người dân nông thôn sẽ được giảm bớt.

Theo chuyên gia cao cấp về nông nghiệp của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Cao Thăng Bình, đó chính là những khuyến nghị và gợi ý chính sách, việc làm thực tế của Ngân hàng Thế giới kiên trì theo đuổi trong suốt thời gian vừa qua, vì hiện nay tuy sản lượng và giá đều tăng, song lợi nhuận nông dân được hưởng chưa thay đổi nhiều. Xét theo kỳ vọng và trong thiết kế chính sách và kết quả trong thực hiện ba chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025 và chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid - 19 mà Quốc hội đã quyết định và thường xuyên giám sát việc thực thi thì quả đúng là như vậy.

Chuyên gia cao cấp Cao Thăng Bình cho biết, nếu Nhà nước bỏ ra một đồng đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn sẽ thu lại được cả trăm lần nếu xét về hiệu quả tổng hợp của đầu ra. Chính vì lẽ đó, theo ông Cao Thăng Bình, để có một nền nông nghiệp hàng hóa bền vững, không thể bỏ qua được những vấn đề cốt lõi hình thành một thế hệ những nhà sản xuất nông nghiệp biết làm giàu cho mình và cho quê hương, yêu mến và hạnh phúc với nghề nông, sẵn sàng thích ứng với những thách thức của thị trường, thách thức từ biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng.

Có lẽ bên cạnh việc khuyến khích phát triển các nhà máy thông minh trong công nghiệp thì rất cần hướng tới một nền nông nghiệp “thông minh” với thị trường mở nhờ ứng dụng công nghệ 4.0, chuyển đổi số trong nông nghiệp ở các khâu truy xuất nguồn gốc, giao dịch và tiêu thụ nông sản, đồng thời tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ làm cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả sản xuất, kinh doanh, giá trị gia tăng của nông sản, để người nông dân có thể làm giàu ngay trên đất của mình, nhất là khi hoạt động sản xuất, phân phối nông sản hàng hóa toàn cầu đang được “số hóa” với tốc độ nhanh và quy mô lớn chưa từng .

Từ những thành quả của nông nghiệp trong năm 2023, chúng ta cần nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế dựa trên lợi thế so sánh của đất nước trong xây dựng chính sách, pháp luật cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam để phát triển nhanh và bền vững đất nướcChúng ta đã từng lấy mô hình của Thái Lan để phấn đấu, thế mà ngày nay, giá trị hạt gạo của Việt Nam, sản lượng thu hoạch trên một đơn vị diện tích đã vượt gạo Thái sau một thời gian đầu tư đúng hướng và nỗ lực không ngừng nghỉ của người nông dân Việt Nam.

Trong nhiều năm tới, nông nghiệp sẽ vẫn là ngành kinh tế quan trọng của đất nước do lợi thế địa kinh tế, khí hậu, thổ nhưỡng và tập quán, truyền thống của nông dân Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phồn vinh của nông dân, nông thôn, góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, nhất là trong đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, do đó việc tiếp tục xây dựng cơ chế, chính sách để tổ chức lại sản xuất nông nghiệp là rất quan trọng.

Đó là thúc đẩy kinh tế hợp tác, tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng số, giao thông, thủy lợi cho nông nghiệp, khuyến khích hình thành vùng nguyên liệu lớn cho chế biến và xuất khẩu trên cơ sở liên kết vùng, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng theo hướng thay vì Nhà nước đầu tư các công trình, dự án nhỏ lẻ theo địa phương thì tập trung đầu tư có mục tiêu chung cho cả vùng, liên vùng với những dự án lớn tầm cỡ quốc gia, như vậy hiệu quả, hiệu lực đồng vốn Nhà nước bỏ ra sẽ cao hơn, người nông dân được hưởng lợi nhiều hơn.

Đó cũng chính là cách thiết thực nhất để thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 24.6.2022 của Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII về "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Vì vậy, mỗi con người chúng ta, nếu chỉ làm đúng chức năng, làm tròn trách nhiệm vẫn chưa đủ, mà phải cố gắng hơn nữa, làm việc với tinh thần vì dân, vì nước mới hòng rút ngắn được khoảng cách phát triển với khu vực và thế giới.

Diễn đàn Quốc hội

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Trần Thị Nhị Hà trình bày dự thảo Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp Tám, Quốc hội Khóa XV
Quốc hội và Cử tri

Giải quyết kiến nghị cử tri hiệu quả, nhanh chóng và triệt để

Tại Phiên họp giải trình cung cấp thông tin việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, các ý kiến cho rằng, với mục tiêu các kiến nghị của cử tri được giải quyết hiệu quả, nhanh chóng, triệt để, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành rà soát, bảo đảm ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật, nâng cao trách nhiệm trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp
Quốc hội và Cử tri

Hành động ngày đêm đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh

TS. Trần Văn Khải - Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Quốc hội đang khẩn trương chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, dự kiến sẽ khai mạc ngày 5.5 tới - kỳ họp lịch sử với lượng công việc đồ sộ và hệ trọng. Toàn bộ hệ thống Quốc hội và các đại biểu Quốc hội đều đang dốc sức triển khai chủ trương lớn của Đảng và chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh, đồng thời thực hiện mục tiêu tinh gọn bộ máy, phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp
Chính trị

Thống nhất và đồng bộ

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, dự kiến Quốc hội sẽ cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín và thông qua tại Kỳ họp thứ Mười 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp, gồm: dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự, dự án Luật Dẫn độ và dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật này, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị, các cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ 4 dự thảo Luật được tách ra từ Luật Tương trợ tư pháp, nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các đạo luật khi cùng được xem xét thông qua tại một kỳ họp của Quốc hội.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi chủ trì phiên họp phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Cần chính sách đủ mạnh để khuyến khích phục hồi doanh nghiệp

Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín tới, trong đó có một điểm mới nổi bật là bổ sung quy định về phục hồi doanh nghiệp trước khi phá sản. Tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra dự án Luật này, các đại biểu đề nghị, cần rà soát, nghiên cứu để có khung pháp lý, chính sách đủ mạnh nhằm khuyến khích thực hiện phục hồi doanh nghiệp.

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Quốc hội và Cử tri

Cần chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp mang tính đột phá cao

Trao đổi với phóng viên Báo ĐBND, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính PHAN ĐỨC HIẾU cho rằng, để kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước như yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, thì cần có một chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp được tinh chỉnh, mang tính đột phá cao, phù hợp với bối cảnh mới, yêu cầu mới.

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp nhu cầu của địa phương
Diễn đàn Quốc hội

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp nhu cầu của địa phương

Qua làm việc với UBND tỉnh Lào Cai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị, tỉnh cần phân tích làm rõ, liệu Lào Cai đã tính toán nhu cầu sử dụng đất và dự báo về tình hình phát triển kinh tế địa phương trong 5 năm tới chưa để đưa ra đề xuất điều chỉnh cho phù hợp? Và nếu không điều chỉnh tăng chỉ tiêu đất xây dựng cơ sở giáo dục thì đã hợp lý hay chưa?

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông)
Quốc hội và Cử tri

Cân nhắc tăng thuế đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép theo lộ trình

Lưu ý nếu quy định tăng thuế cao đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép ngay trong một lần như dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ gây tác động tới tâm lý khách hàng, làm giảm lượng tiêu thụ xe, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định lộ trình tăng thuế trong vòng 3 năm, từ năm 2027 - 2030, mức tăng thêm 3%/năm tương đương với việc chia đều mức tăng 9% trong 3 năm, áp dụng từ năm 2027.

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Hài hòa trong quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sáng nay, 25.3, một số đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát các quy định nhằm bảo đảm kiểm soát chặt chẽ sản phẩm, hàng hóa, song đồng thời cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sớm được lưu thông hàng hóa ra thị trường.

Đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Bảo đảm các yêu cầu về an toàn hoá chất

Thảo luận dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 sáng nay, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, tiếp tục rà soát các quy định liên quan đến ưu đãi đối với lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm; quảng cáo hóa chất, hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm hàng hóa…

Xây dựng các đề án, mô hình đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng các đề án, mô hình đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao

Tại buổi giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình về thực hiện chính sách, pháp luật phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn hôm qua, ngày 24.3, Đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị, ngành giáo dục tiếp tục nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên về chiến lược phát triển, sử dụng nhân lực chất lượng cao của tỉnh; đồng thời, tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng các đề án, mô hình đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao và tiếp tục rà soát, kiến nghị chi tiết hơn về nội dung phát triển, sử dụng nguồn nhân lực tại địa phương.

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Diễn đàn Quốc hội

Đủ thế, đủ lực, đủ thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân

Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, hiện nay là thời điểm chín muồi để thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển, đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước. Chúng ta có đủ thế, đủ lực, đủ thuận lợi, có thể nói là thiên thời, địa lợi, nhân hòa, như Tổng Bí thư đã nói “đây chính là thời điểm để hành động, để kiến tạo một Việt Nam thịnh vượng, năng động”.

Rà soát, bảo đảm thống nhất giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng
Quốc hội và Cử tri

Rà soát, bảo đảm thống nhất giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng

Qua làm việc với UBND thành phố Hải Phòng về kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Đoàn khảo sát của Ủy ban Kinh tế và Tài chính nhận thấy, giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng còn một số nội dung chưa đồng bộ về bộ chỉ tiêu sử dụng đất, xác định loại đất; tiêu chí lập quy hoạch. Thời kỳ quy hoạch giữa 2 loại quy hoạch không thống nhất dẫn đến việc xác định, phân bổ chỉ tiêu thực hiện giữa các thời kỳ, các dự án khó thống nhất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan phát biểu tại cuộc gặp - Ảnh H.Ngọc
Quốc hội và Cử tri

Mỗi nhà khoa học hãy dành một phần thời gian đưa khoa học về làng

Tại cuộc gặp gỡ các nhà khoa học khối nông - lâm - ngư nghiệp, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan kêu gọi mỗi nhà khoa học hãy dành một phần thời gian để “đưa khoa học về làng”; tham gia tư vấn, tập huấn cho bà con nông dân về kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, bảo vệ môi trường; hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp trong việc áp dụng khoa học, công nghệ, phát triển sản phẩm chế biến sâu... Các nhà khoa học bằng trí tuệ, tâm huyết của mình có thể làm nhiều hơn từ những nghiên cứu.

Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
Quốc hội và Cử tri

Bài 3: Xây dựng những cán bộ tốt, đảng viên tốt

Trong bối cảnh hiện nay, nước ta phải hướng đến xây dựng những cán bộ tốt hay cụ thể hơn, đó là những đảng viên tốt. Đảng chú trọng công tác cán bộ vừa là quyền hạn nhưng cũng là trách nhiệm trước sự tồn vong của Đảng, sự hưng thịnh của đất nước, của chế độ. Để đi tới được kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, thì Đảng phải quản trị cho được đội ngũ cán bộ thật sự toàn diện, nghiêm minh. Có được cán bộ, đảng viên tốt, văn hóa trong Đảng cũng tăng lên theo tỷ lệ thuận.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Kịp thời ban hành nghị định, thông tư hướng dẫn để Luật, Nghị quyết sớm đi vào cuộc sống

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, Kỳ họp bất thường lần thứ Chín đã thể hiện rõ tinh thần đổi mới trong xây dựng, hoàn thiện thể chế, phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy phát triển. Để phát huy hiệu quả kết quả của Kỳ họp, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ ngành ban hành nghị định, thông tư nhằm triển khai kịp thời các luật, nghị quyết.

Bài cuối: Chọn mặt gửi vàng, lượng tài trao chức
Quốc hội và Cử tri

Bài cuối: Chọn mặt gửi vàng, lượng tài trao chức

Để Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư được thực hiện hiệu quả, đạt mục tiêu đề ra là xây dựng bộ máy tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả, việc chọn mặt gửi vàng, lượng tài trao chức để giữ lại những người vừa hồng, vừa chuyên trong bộ máy nhà nước được sắp xếp hợp lý là giải pháp quan trọng nhất để đất nước ta sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới.

Cơ hội tối ưu hóa nguồn lực phát triển văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Cơ hội tối ưu hóa nguồn lực phát triển văn hóa

PGS. TS. Bùi Hoài Sơn

Khi địa giới hành chính được sắp xếp lại hợp lý, nguồn lực đầu tư cho văn hóa có thể được tối ưu hóa, tạo điều kiện nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, xây dựng những trung tâm văn hóa quy mô lớn hơn, bảo tồn di sản văn hóa tốt hơn và khuyến khích giao thoa văn hóa giữa các địa phương. Nếu được thực hiện đúng hướng, đây không chỉ là bài toán quản lý, mà còn có thể trở thành động lực đưa văn hóa Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ hội nhập.