Những ánh Sao Khuê

Tổng Bí thư Trần Phú với Mặt trận dân tộc thống nhất

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Đánh giá bản Luận cương Chính trị do Tổng Bí thư Trần Phú dự thảo và được Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Trong bản Luận cương cách mạng tư sản dân quyền năm 1930, Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, thực hiện dân tộc độc lập, người cày có ruộng. Cương lĩnh ấy rất phù hợp với nguyện vọng tha thiết của đại đa số nhân dân ta là nông dân”[1].

Tổng Bí thư Trần Phú với Mặt trận dân tộc thống nhất -0
Tổng Bí thư Trần Phú

Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

Ngay trong Cương lĩnh đó, Đảng đã chủ trương giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, lấy công, nông làm động lực cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo và cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Ngoài công nông, Đảng cần tranh thủ các giai cấp, tầng lớp có tinh thần dân tộc, phân hóa, cô lập những phần tử chống phá cách mạng.

Luận cương Chính trị đã đề ra những nguyên tắc chiến lược và sách lược xây dựng Mặt trận Dân tộc thống nhất với nội dung cơ bản là: Đảng của giai cấp vô sản phải lãnh đạo Nhân dân làm cách mạng; cuộc cách mạng đó phải dựa vào dân cày nghèo, lôi kéo về phía mình các tầng lớp tiểu tư sản, trí thức, trung nông; đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam mà chưa ra mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít ra là làm cho họ trung lập; bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ.

Như vậy, ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã chủ trương tập hợp đoàn kết các giai cấp, tổ chức chính trị, kể cả các cá nhân, nhằm phát huy tinh thần yêu nước truyền thống, huy động mọi lực lượng dân tộc có thể huy động, tập trung mũi nhọn vào kẻ thù chung là đế quốc và phong kiến để giành độc lập dân tộc.

Như đồng chí Hoàng Quốc Việt - một trong 7 Ủy viên Trung ương lâm thời đầu tiên của Đảng ta, người từ Sài Gòn ra dự Hội nghị Trung ương tháng 10.1930 và bị địch bắt đã viết trong Hồi ký “Chặng đường nóng bỏng”: Sau khi Đảng ra đời, cao trào cách mạng diễn ra trên quy mô lớn từ Bắc đến Nam, từ miền xuôi lên miền ngược với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân, của các dân tộc, đa số cũng như thiểu số, mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh.

Trước tình hình đó, việc thành lập Mặt trận trở thành vấn đề bức thiết. Vì vậy, cùng với việc thông qua Luận cương Chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương, với sự chuẩn bị và chủ trì của đồng chí Trần Phú, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận và thông qua hàng loạt các văn kiện quan trọng, liên quan đến dân vận và Mặt trận như: Công nhân vận động (Án nghị quyết của Trung ương toàn thể Hội nghị); Điều lệ Tổng Công hội Đông Dương; Điều lệ công hội; Nông dân vận động (Án nghị quyết của Trung ương toàn thể Hội nghị); Điều lệ Tổng Nông hội Đông Dương; Điều lệ nông hội làng; Điều lệ Ban chấp hành nông hội xã bộ. Án nghị quyết về Cộng sản thanh niên vận động của Trung ương toàn thể hội nghị; Phụ nữ vận động (Án nghị quyết của Trung ương toàn thể Hội nghị); Điều lệ phụ nữ liên hiệp hội. Án nghị quyết về vấn đề cứu tế của Trung ương toàn thể hội nghị. Điều lệ Hội cứu tế đỏ và cuối cùng là Án nghị quyết về vấn đề phản đế của Trung ương toàn thể hội nghị.

Trong điều kiện địch lùng sục gắt gao, khủng bố điên cuồng, phương tiện đi lại, họp hành hết sức khó khăn và phải bảo đảm bí mật tuyệt đối, Hội nghị vẫn được tiến hành và đã có những quyết định sáng tạo, phù hợp với đặc điểm của đất nước về những vấn đề trọng đại của cách mạng Việt Nam, mở đường cho bước phát triển đi lên của cả dân tộc.

Để cụ thể hóa những điều đã nêu trong Luận cương Chính trị, Án nghị quyết về vấn đề phản đế của Trung ương toàn thể Hội nghị nhận định: Ở Đông Dương có nhiều lực lượng phản đế mà hiện nay cần phải liên hiệp lại thành một phong trào cách mạng thống nhất để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa, mưu giải phóng cho xứ Đông Dương. Phê phán những nhận thức sai trái xem nhẹ các “đoàn thể phản đế”, Nghị quyết nhấn mạnh: “Việc tổ chức phản đế là một trách nhiệm cần kíp của Đảng, thế mà từ trước tới giờ, Đảng không có một cái kế hoạch cho xác đáng để tổ chức Hội ấy, chỉ tổ chức cá nhân mà thôi, không hề chú ý đến các đoàn thể cách mạng phản đế”[2].

Về tổ chức và tính chất, Mặt trận thống nhất phản đế, Án nghị quyết nêu rõ: “Phải chiêu tập các hội công nông, học sinh, binh lính, thanh niên, phụ nữ và các đảng phái cách mạng khác (như Quốc dân Đảng...) lại mà tổ chức ra cho thành một hội phản đế ở Đông Dương. Khi hội phản đế đã thành lập rồi thì có thể cho từng người vào, nhưng phải chú ý đừng để cho số người này thành một bộ phận trọng yếu trong hội”[3].

Về hoạt động, Án Nghị quyết yêu cầu Hội phải hoạt động công khai trong quần chúng, tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh hàng ngày của công nông.

Về mục đích của Mặt trận thống nhất phản đế, Điều lệ Hội đồng minh phản đế Đông Dương nêu rõ: Đoàn kết lực lượng cách mạng phản đế lại để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa, mưu việc hoàn toàn độc lập cho xứ Đông Dương và bênh vực phong trào giải phóng ở các thuộc địa và bán thuộc địa.

Nghị quyết về vấn đề phản đế - bước phác họa đầu tiên về nguyên tắc xây dựng Mặt trận Dân tộc Thống nhất

Là những người cộng sản thuộc lớp kế tục, chúng ta đánh giá cao công lao to lớn, tầm nhìn và sức sáng tạo của đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên, đã cùng các đồng chí trong Ban Chấp hành Trung ương thời đó trong việc xây dựng nghị quyết trên. Có thể khẳng định: Nghị quyết về vấn đề phản đế là bước phác họa đầu tiên về nguyên tắc xây dựng Mặt trận Dân tộc Thống nhất.

Song, cũng do là nghị quyết đầu tiên nên không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót như: chưa đề cập mạnh mẽ yếu tố yêu nước của cả dân tộc, chưa đặt vấn đề tranh thủ và phân hóa tầng lớp trên; lực lượng của Mặt trận mới chỉ bó hẹp trong các hội công nông, học sinh, binh lính, thanh niên, phụ nữ và một số đảng phái cách mạng, mà chưa mở rộng đến những người thuộc tầng lớp hữu sản, giàu có nhưng có tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm. Cái hạn chế lớn nhất của Luận cương Chính trị cũng như Án nghị quyết mới chỉ nói chung về xứ Đông Dương mà chưa nói cụ thể và đầy đủ về dân tộc Việt Nam.

Tuy những nội dung, quan điểm về Mặt trận dân tộc thống nhất còn sơ khai, nhiều hạn chế, song phải khẳng định: Đây là những viên gạch đầu tiên mà Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tháng 10.1930 do Tổng Bí thư Trần Phú chủ trì đã đặt nền móng để tiến tới xây dựng và tổ chức Mặt trận trong các giai đoạn tiếp theo.

Chỉ hơn một tháng sau Án nghị quyết về vấn đề phản đế của Trung ương toàn thể Hội nghị ra đời, ngày 18.11.1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị thành lập Hội Phản đế đồng minh. Chỉ thị ra đời đánh dấu sự phát triển về nhận thức và chỉ đạo thực tiễn của Đảng trong quá trình xây dựng và tổ chức Mặt trận Dân tộc Thống nhất.

Trải qua 85 năm tồn tại và phát triển với nhiều hình thức tổ chức và tên gọi khác nhau, song Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam đều nhằm mục đích chung là mở rộng hàng ngũ những người yêu nước và cách mạng, tạo sự phối hợp và thống nhất hành động giữa các lực lượng của dân tộc để hoàn thành những mục tiêu cách mạng do Đảng lãnh đạo đề ra cho từng giai đoạn.

Khi dân ta còn trong vòng nô lệ, Mặt trận đi sâu tuyên truyền, vận động và tổ chức quần chúng đấu tranh bằng nhiều hình thức phong phú, từ đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ tiến lên đấu tranh chính trị, vũ trang giành độc lập, tự do cho dân tộc.

Khi giành được chính quyền ở một số vùng rộng lớn, nhưng chưa giành được chính quyền trong phạm vi cả nước, Mặt trận còn đảm nhận một phần chức năng của chính quyền là tổ chức, quản lý và hướng dẫn nhân dân thực hiện quyền làm chủ ở những vùng được giải phóng.

Khi chính quyền nhân dân được thiết lập trên phạm vi cả nước, Mặt trận trở thành cơ sở chính trị và chỗ dựa vững chắc của chính quyền nhân dân, là tổ kết chức giao giữa Nhân dân với Đảng và Nhà nước.

Năm tháng sẽ qua đi, nhưng vai trò quan trọng, sức mạnh vĩ đại cùng những chiến công hiển hách của khối Đại đoàn kết dân tộc và vai trò của Mặt trận dân tộc thống nhất được bắt đầu bằng Chỉ thị thành lập Hội phản đế đồng minh ngày 18.11.1930 của Ban Thường vụ Trung ương do Tổng Bí thư Trần Phú đích thân ký và ban hành sẽ mãi mãi được ghi đậm bằng những trang vàng chói lọi trong lịch sử vinh quang của dân tộc ta ở thời đại Hồ Chí Minh.

Đoàn kết trong Mặt trận Việt Minh, nhân dân ta đã làm cách mạng tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đoàn kết trong Mặt trận Liên Việt, nhân dân ta đã kháng chiến thắng lợi, lập lại hòa bình ở Đông Dương, giải phóng một nửa đất nước, xây dựng miền Bắc vững mạnh, làm hậu phương vững chắc cho tiền tuyến lớn Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược.

Đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trong Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, nhân dân ta đã “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” như lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Bước vào thời kỳ “cả nước cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội”, nhất là qua 30 năm đổi mới, nhân dân ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN từng bước hình thành và phát triển. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường. Văn hóa - xã hội có bước phát triển; bộ mặt đất nước và đời sống nhân dân có nhiều thay đổi, dân chủ XHCN được phát huy và ngày càng mở rộng; đại đoàn kết dân tộc được củng cố và tăng cường; quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.

Những chiến công hiển hách mà nhân dân ta đạt được dưới ngọn cờ của Mặt trận dân tộc thống nhất trong suốt 85 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chứng minh điều lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chính sách Mặt trận là chính sách quan trọng. Công tác Mặt trận là công tác rất quan trọng”[4].

Kế thừa và phát triển Luận cương Chính trị năm 1930 trong điều kiện hiện nay, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích của các đoàn viên, hội viên; thực hiện dân chủ và xây dựng xã hội lành mạnh; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng, quyền và nghĩa vụ công dân, tăng cường mối liên hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Đảng cộng sản Việt Nam vừa là thành viên, vừa là người lãnh đạo Mặt trận. Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc: tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên”[5].

Kế tục vai trò lịch sử của các hình thức tổ chức Mặt trận trước đây, thực hiện Cương lĩnh của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày nay chủ trương: Phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, đoàn kết mọi người Việt Nam, xóa bỏ mặc cảm, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần giai cấp, dân tộc ở trong nước hay ở nước ngoài, miễn là tán thành mục tiêu: “Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

--------------------------------

[1] Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, tập 10, trang 9

[2] Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đảng toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia

[3] Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đảng toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia

[4] Hồ Chí Minh – Về Đại đoàn kết, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội

[5] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam - NXB Chính trị Quốc gia 2011, trang 86

Diễn đàn Quốc hội

Bài cuối: Xây dựng, chỉnh đốn Đảng - nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa
Diễn đàn Quốc hội

Bài cuối: Xây dựng, chỉnh đốn Đảng - nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa

PHẠM THỊ THINH - Phó Giám đốc, Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật

Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc, Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng đã luôn luôn coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, luôn tự đổi mới, tự chỉnh đốn để giữ vững vai trò lãnh đạo, nâng cao năng lực cầm quyền và sức chiến đấu, đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên.

Chuyến thăm là cơ hội tuyệt vời để Việt Nam - Liên bang Nga thúc đẩy hợp tác nghị viện ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả
Diễn đàn Quốc hội

Chuyến thăm là cơ hội tuyệt vời để Việt Nam - Liên bang Nga thúc đẩy hợp tác nghị viện ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả

Trước thềm chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao của Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Liên bang Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại NGUYỄN MẠNH TIẾN bày tỏ tin tưởng, chuyến thăm sẽ góp phần tiếp tục đưa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga phát triển thực chất, hiệu quả; tăng cường tin cậy chính trị giữa hai nước bạn bè truyền thống.

Thúc đẩy xây dựng quan hệ giữa Quốc hội hai nước tương xứng với quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga trong tình hình mới
Diễn đàn Quốc hội

Thúc đẩy xây dựng quan hệ giữa Quốc hội hai nước tương xứng với quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga trong tình hình mới

Nhận lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia, Quốc hội Liên bang, Liên bang Nga Vyacheslav Victorovich Volodin và Chủ tịch Hội đồng Liên bang, Quốc hội Liên bang, Liên bang Nga Valentina Ivanovna Matvienko, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam sẽ thăm chính thức Liên bang Nga và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ ba Ủy ban Hợp tác liên Nghị viện Việt Nam - Liên bang Nga từ ngày 8 - 10.9.2024.

Trả lời phỏng vấn báo chí trước thềm chuyến thăm, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội BÙI VĂN CƯỜNGkhẳng định, chuyến thăm có ý nghĩa hết sức quan trọng, thúc đẩy mối quan hệ giữa Quốc hội hai nước tương xứng với quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga trong tình hình mới.

Phát huy thế mạnh về nguồn dược liệu sẵn có phục vụ sản xuất trong nước
Diễn đàn Quốc hội

Phát huy thế mạnh về nguồn dược liệu sẵn có phục vụ sản xuất trong nước

Cho ý kiến về dự thảo Luật Dược (sửa đổi), một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6 vừa qua là chính sách chung của Nhà nước về dược và chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trong phát triển công nghiệp dược.

titlecolor:1
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng Quốc hội dân chủ, pháp quyền, chủ động, trí tuệ, đoàn kết, đổi mới, trách nhiệm

Sáng 2.9.1945, từ Quảng trường Ba Đình rực rỡ nắng vàng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chỉ mấy tháng sau đó, vượt lên muôn vàn khó khăn, thử thách, ngày 6.1.1946, toàn dân ta đã tham gia cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội Khóa I, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về thể chế dân chủ, mở ra một thời kỳ phát triển mới của dân tộc.

Cứ đi vào câu chuyện áp thuế gây tăng hay giảm giá sẽ không giải quyết được
Diễn đàn Quốc hội

Cứ đi vào câu chuyện áp thuế gây tăng hay giảm giá sẽ không giải quyết được

Việc có chuyển phân bón từ diện không chịu thuế theo quy định tại Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành sang diện chịu thuế suất 5% hay không tiếp tục còn ý kiến khác nhau tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách. Các đại biểu đề nghị cần có dữ liệu, bằng chứng lượng hóa đầy đủ, thích hợp và thuyết phục để Quốc hội chọn được phương án mang lại hiệu quả tối ưu, nếu cứ đi vào câu chuyện áp thuế gây tăng hay giảm giá sẽ không giải quyết được. 

Góp phần lan tỏa mạnh mẽ hình ảnh và hoạt động của Quốc hội, HĐND đến với cử tri và Nhân dân
Diễn đàn Quốc hội

Góp phần lan tỏa mạnh mẽ hình ảnh và hoạt động của Quốc hội, HĐND đến với cử tri và Nhân dân

Vui mừng, phấn khởi khi có thể đọc Báo Đại biểu Nhân dân ngay trên các chuyến bay của Vietnam Airlines, các đại biểu Quốc hội, chuyên gia khẳng định, với sứ mệnh là "Tiếng nói của Quốc hội, Diễn đàn của đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân và cử tri", việc phát hành Báo Đại biểu Nhân dân trên các chuyến bay là chủ trương đúng đắn, có ý nghĩa hết sức thiết thực, phục vụ kịp thời nhu cầu thông tin của bạn đọc là hành khách trên mỗi chuyến bay, từ đó, góp phần lan tỏa mạnh mẽ hình ảnh, hoạt động cũng như các quyết đáp của Quốc hội và HĐND đến với cử tri và Nhân dân. 

Tập trung sửa đổi, tháo gỡ các khó khăn, trở ngại
Diễn đàn Quốc hội

Tập trung sửa đổi, tháo gỡ các khó khăn, trở ngại

"Ai cũng phải dùng điện hàng ngày, trả tiền điện hàng tháng nên người dân hết sức quan tâm đến việc sửa đổi Luật Điện lực". Nhấn mạnh điều này, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tập trung sửa đổi những vấn đề hiện đang khó khăn, trở ngại để tháo gỡ, tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội phát triển, cho sinh hoạt, đời sống của người dân ổn định hơn. Nếu quyết tâm, lý giải cho rõ các vấn đề thì việc sửa đổi Luật sẽ đạt mục tiêu đề ra. 

titlecolor:1
Diễn đàn Quốc hội

Cách mạng tháng Tám - Một kỳ tích lịch sử

GS.TS VŨ VĂN HIỀN - Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương 

Đối với lịch sử phát triển nhân loại, sau cuộc Cách mạng tháng Mười Nga, Cách mạng tháng Tám ghi đậm dấu ấn vào phong trào cách mạng chung trong thế kỷ XX, chặt đứt một mắt xích xung yếu nhất của chủ nghĩa thực dân cũ, là gương sáng và sự khích lệ mạnh mẽ cho hàng loạt các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, Mỹ La tinh vùng dậy phá xiềng xích, giành độc lập dân tộc; vì vậy cách mạng tháng Tám là ngọn đèn tỏa sáng đối với phong trào giải phóng dân tộc thế giới.

Cân nhắc, giải trình thấu đáo việc bổ sung nguyên tắc mới
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc, giải trình thấu đáo việc bổ sung nguyên tắc mới

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, giám sát là để kiến tạo và phát triển. Giám sát phải gắn với lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Muốn làm được như vậy, thì vai trò của giám sát có phải là cung cấp cơ sở thực tiễn cho hoạt động xây dựng pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương, đồng thời có nâng lên thành nguyên tắc hay không? Đây là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ, có luận giải thuyết phục trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 39 tới.

Các quy định cần cụ thể để Luật sau khi ban hành sẽ sớm đi vào cuộc sống
Diễn đàn Quốc hội

Các quy định cần cụ thể để Luật sau khi ban hành sẽ sớm đi vào cuộc sống

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sau khi được chỉnh lý trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội vẫn còn hơn 30 điều, khoản có nội dung giao Chính phủ, Bộ trưởng quy định chi tiết. Nêu vấn đề này tại Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, những vấn đề đã chín, đã rõ, được thực tế kiểm nghiệm cần đưa ngay vào Luật để Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sau khi ban hành sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống.

Tiếp tục triển khai mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp, không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm
Diễn đàn Quốc hội

Tiếp tục triển khai mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp, không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm

Trong những tháng cuối năm 2024 và thời gian tới, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn với những kết quả đã đạt được, mà phải tiếp tục triển khai mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp, kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo đúng phương châm “không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai; truy tố một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”. Đặc biệt, phải gắn phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với tổ chức tốt đại hội đảng các cấp và Đại hội XIV của Đảng, không để lọt vào cấp ủy những trường hợp tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm kỷ luật Đảng, vi phạm pháp luật.

Bảo đảm thận trọng, chính xác, đồng bộ
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm thận trọng, chính xác, đồng bộ

Nhấn mạnh 6 chữ "thận trọng, chính xác, đồng bộ", vì quyền lợi hợp pháp của người dân và doanh nghiệp, cơ sở y tế, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, phải làm sao để Luật Dược sửa đổi lần này sau khi ban hành có “tuổi thọ” cao, góp phần chăm lo sức khỏe người dân tốt hơn, chất lượng hơn.

Bảo đảm quyền tự do thoả thuận giá mua, bán điện trực tiếp
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm quyền tự do thoả thuận giá mua, bán điện trực tiếp

Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), có ý kiến cho rằng, cần bổ sung quy định liên quan đến bảo đảm quyền tự do thoả thuận giá mua, bán điện trực tiếp giữa người mua, người bán điện trên thị trường điện cạnh tranh, mà không cần nằm trong khung giá điện của EVN, kể cả có hay không có hoà mạng điện truyền tải của EVN, nhất là đối với nguồn điện tái tạo.

Góp thêm những góc nhìn khách quan, trách nhiệm
Diễn đàn Quốc hội

Góp thêm những góc nhìn khách quan, trách nhiệm

Nguyễn Vân Hậu, Nguyên Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Bảo Lộc, Lâm Đồng

Những năm qua, nhiều tác phẩm báo chí của cộng tác viên chúng tôi được Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng, sử dụng; được đánh giá cao, dư luận và đọc giả đón nhận với thái độ tích cực. Đó là nguồn động viên rất lớn, là động lực để cộng tác viên chúng tôi duy trì niềm đam mê, cảm hứng sáng tác, không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo để có các tác phẩm báo chí chất lượng hơn, giúp lan tỏa thêm từ những góc nhìn khách quan, trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của Quốc hội, HĐND và những vấn đề xã hội khác.

Bế Chấn Hưng - Những kỷ niệm với một Chủ tịch tỉnh đáng kính
Diễn đàn Quốc hội

Bế Chấn Hưng - Những kỷ niệm với một Chủ tịch tỉnh đáng kính

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Ghi nhận những công lao to lớn với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Đảng, Nhà nước đã trao tặng đồng chí Bế Chấn Hưng nhiều phần thưởng cao quý, trong đó có Huân chương Độc lập hạng Nhất và Huân chương Hồ Chí Minh vì “đã có công lao to lớn, có nhiều thành tích xuất sắc góp phần vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc”.

Tăng quyền lợi, tăng tính hấp dẫn
Diễn đàn Quốc hội

Tăng quyền lợi, tăng tính hấp dẫn

Tại họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch Nước về 5 luật được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà cho biết, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có nhiều sửa đổi, bổ sung theo hướng gia tăng quyền lợi, tăng tính hấp dẫn, khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đóng để hưởng lương hưu thay vì nhận bảo hiểm xã hội một lần.

Bảo đảm an sinh xã hội lâu dài đối với người dân
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm an sinh xã hội lâu dài đối với người dân

Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có nhiều điểm mới nhằm cụ thể hóa các quan điểm của Đảng tại Nghị quyết số 28/NQ-TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội. Trong đó có những nội dung cốt lõi nhằm bảo đảm an sinh xã hội lâu dài đối với người dân. Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội ĐINH NGỌC QUÝ chia sẻ như vậy khi trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân.

Phân cấp mạnh mẽ hơn trong lập, phê duyệt quy hoạch đô thị và nông thôn
Diễn đàn Quốc hội

Phân cấp mạnh mẽ hơn trong lập, phê duyệt quy hoạch đô thị và nông thôn

Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Bảy vừa qua đã có nhiều quy định giúp tăng cường phân cấp, phân quyền trong lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch đô thị và nông thôn. Tại Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật do Ủy ban Kinh tế phối hợp với Bộ Xây dựng vừa tổ chức, các đại biểu đề nghị cần tiếp tục rà soát, quy định rõ hơn, mạnh mẽ hơn về phân cấp, phân quyền trong công tác quy hoạch đô thị và nông thôn.

Làm rõ nguyên nhân gây kéo dài thủ tục đầu tư dự án bất động sản
Diễn đàn Quốc hội

Làm rõ nguyên nhân gây kéo dài thủ tục đầu tư dự án bất động sản

Nhiều nguyên nhân làm chậm tiến độ dự án bất động sản đã được chỉ ra tại cuộc làm việc của Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” với 4 Bộ gồm: Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp.