Tài sản vô giá Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại là tấm gương sống giản dị, liêm khiết, mẫu mực, hết lòng vì dân và sự phát triển của đất nước

Chia sẻ tình cảm và ấn tượng sâu sắc về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các đại biểu Quốc hội qua các thời kỳ đều chung nhận định: Tổng Bí thư đã để lại cho thế hệ hiện tại cũng như sau này tấm gương hết lòng phụng sự đất nước và Nhân dân, với lối sống mẫu mực, liêm chính, chí công, vô tư, không vụ lợi, đặt lợi ích của đất nước, cuộc sống của Nhân dân lên hàng đầu.

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Thị Mai Phương: Lối sống giản dị, liêm khiết, luôn đặt lợi ích của đất nước, Nhân dân lên hàng đầu

ĐBQH Nguyễn Thị Mai Phương (Gia Lai)
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Thị Mai Phương

Đối với tôi, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi còn trên cương vị Chủ tịch Quốc hội đã dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu và thực hiện nhiều đổi mới trong tổ chức, hoạt động của Quốc hội, trên tinh thần Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nuớc cao nhất. Đồng thời, trên cơ sở 3 chức năng chính là lập pháp; giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những định hướng rất rõ ràng và quan trọng để xây dựng một Quốc hội vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả.

Và trên cương vị là người đứng đầu Đảng ta, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn luôn đặc biệt quan tâm và theo sát các hoạt động của Quốc hội. Từ những chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng, hoạt động lập pháp của Quốc hội tiếp tục được đẩy mạnh, có nhiều tiến bộ, ngày càng khả thi, minh bạch, đáp ứng nhu cầu hội nhập và đổi mới của đất nước. Bên cạnh đó, hoạt động giám sát của Quốc hội cũng ngày càng hiệu quả cao hơn; việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước ngày càng toàn diện, phù hợp, đáp ứng đúng yêu cầu, mong muốn và và nguyện vọng của Nhân dân.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mất đi, để lại cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân niềm tiếc thương vô hạn. Điều này được minh chứng rõ nhất tại Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại cho thế hệ hiện tại cũng như sau này về tấm gương hết lòng phụng sự đất nước và Nhân dân, với lối sống giản dị, liêm khiết, không vụ lợi, đặt lợi ích của đất nước, cuộc sống của Nhân dân lên hàng đầu.

Tôi tin tưởng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tư tưởng, tâm nguyện của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Quốc hội sẽ có thêm nhiều đổi mới, hoạt động ngày càng gắn bó mật thiết, thực sự vì lợi ích của Nhân dân. Qua đó, cùng toàn Đảng, toàn dân xây dựng một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, Nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Nguyễn Viết Chức: Nỗ lực thực hiện thành công các tâm nguyện của Tổng Bí thư về xây dựng Đảng, phát triển đất nước

Trong cả cuộc đời, sự nghiệp của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đặc biệt quan tâm, dành nhiều tâm huyết cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc. Đồng chí đã có nhiều bài viết, bài phát biểu khẳng định vị trí, vai trò to lớn của văn hóa đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần khẳng định vai trò lớn của văn hóa, “văn hóa là hồn cốt của dân tộc, nói lên bản sắc của dân tộc. Văn hóa còn thì dân tộc còn…”. Tại bài phát biểu này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đưa ra nhiều vấn đề lớn khác đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức, viên chức ngành văn hóa cần đào sâu suy nghĩ, tìm ra và thực hiện các giải pháp hữu hiệu để thực hiện mong muốn của Đồng chí.

Nguyên ĐBQH Nguyễn Viết Chức
Nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Nguyễn Viết Chức

Là một nhà lãnh đạo kiên trung, một đời vì nước, vì dân, vì sự phát triển văn hóa dân tộc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng có rất nhiều công trình văn hóa, nhiều cuốn sách tâm huyết về văn hóa Việt Nam. Mới đây, cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra mắt cán bộ, đảng viên, Nhân dân cả nước. Nội dung cuốn sách đã nâng tầm lý luận về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là cuốn cẩm nang quý giúp các cấp ủy, tổ chức Đảng, các ngành, các cấp, cán bộ, đảng viên nắm vững và triển khai có hiệu quả công tác xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời gian tới.

Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là mất mát lớn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta. Tài sản vô giá và quý báu nhất Tổng Bí thư để lại là tấm gương sống giản dị, khiêm nhường, liêm khiết và đầy mẫu mực; là tấm lòng vì dân và vì sự phát triển của đất nước, tiến bộ của dân tộc; là tình cảm hòa đồng và sâu sắc trong anh em, đồng chí, đồng bào. Tôi tin rằng với những di sản Tổng Bí thư để lại, dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn Đảng, toàn dân ta sẽ đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện tâm nguyện xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch vững mạnh, đưa nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao đúng như tâm nguyện của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Bộ Lĩnh: Đưa ra nhiềuđịnh hướng quan trọng đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội

Trên cương vị Chủ tịch Quốc hội khóa XI và XII, Đồng chí Nguyễn Phú Trọng luôn lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, khách quan, khoa học, đồng thời rất cụ thể, sâu sắc nhằm xây dựng một Quốc hội vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả, xứng đáng là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất.

Tại các phiên họp của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đồng chí đều điều hành khoa học, sát sao và dân chủ, qua đó tạo điều kiện cho các đại biểu Quốc hội được phát biểu đầy đủ nhất, đặc biệt là khả năng tổng hợp rất khoa học, bao quát nội dung thảo luận của Đồng chí. Chắc chắn phải có một trí tuệ lớn, hiểu biết rộng và năng lực chuyên môn cao thì Đồng chí mới có thể tổng hợp cô đúc mà các đại biểu đều thấy ý kiến của mình có trong bài phát biểu kết luận về nội dung thảo luận.  

Nguyên ĐBQH Lê Bộ Lĩnh
Nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Bộ Lĩnh

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu, đánh giá, tổng kết thực tiễn từ quá trình đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, từng bước đúc kết những vấn đề cốt lõi, quan trọng, có giá trị định hướng quan trọng để tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Trong thời gian này, Đồng chí cũng quan tâm các công tác thông tin, nghiên cứu để phục vụ hoạt động của Quốc hội. Do đó, Báo Đại biểu Nhân dân đã được nâng cấp trở thành cơ quan thông tin ngôn luận của Quốc hội, các bộ phận thông tin của Văn phòng Quốc hội được quan tâm đầu tư phát triển. Năm 2008, Văn phòng Quốc hội đã xây dựng và đưa vào thực hiện Đề án thành lập Viện Nghiên cứu lập pháp, là cơ quan có chức năng nghiên cứu khoa học lập pháp để tham mưu, phục vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội. Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, đây là bước chuyển của Quốc hội Việt Nam theo hướng hoạt động chuyên nghiệp hơn, khi công tác nghiên cứu được chú trọng thực hiện trong quá trình tham mưu, phục vụ hoạt động của Quốc hội.

Trong gần 60 năm công tác, dù ở cương vị công tác nào, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”; tác phong sâu sát cơ sở, gần gũi với đồng bào, đồng chí; trong công việc luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, thái độ nghiêm túc, phương pháp làm việc khoa học, quyết đoán, giữ vững nguyên tắc, phát huy dân chủ, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

Đồng chí là tấm gương sáng cho mỗi đảng viên, nhân dân hôm nay học tập, phấn đấu làm tốt mọi công tác được giao, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của đất nước.

Diễn đàn Quốc hội

Có thu hồi đất sau khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị thu hồi?
Diễn đàn Quốc hội

Có thu hồi đất sau khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị thu hồi?

Thảo luận tại tổ 16 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu… các đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh, Lai Châu, Cà Mau và Lâm Đồng kiến nghị làm rõ và bổ sung quy định về việc có thu hồi đất sau khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị thu hồi hay không?.

ĐBQH Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa)
Quốc hội và Cử tri

Hài hòa quyền, lợi chính đáng của các bên liên quan

Thảo luận tại Tổ sáng nay, 30.10, về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, một số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, việc áp dụng cơ chế thí điểm sẽ có tác động rất lớn đến quyền con người, quyền công dân, nhất là quyền tài sản và đề nghị, cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát nhằm bảo đảm hài hòa quyền lợi chính đáng của các bên liên quan.

Phân cấp, ủy quyền phải gắn với bố trí nguồn lực cho các địa phương
Quốc hội và Cử tri

Phân cấp, ủy quyền phải gắn với bố trí nguồn lực cho các địa phương

Chiều 29.10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đã thảo luận tại Tổ 1 về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia.

ĐBQH Cầm Thị Mẫn phát biểu thảo luận sáng 29.10 - ảnh Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Áp dụng thuế suất 5% giúp bình ổn thị trường phân bón trong nước

Thảo luận tại hội trường sáng 29.10 về Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), ĐBQH Cầm Thị Mẫn (Thanh Hóa) đồng tình với quy định áp dụng mức thuế suất 5% đối với phân bón. Quy định này sẽ góp phần tạo sự bền vững và ổn định nguồn cung phân bón đầu vào trong nước...

ĐBQH Mai Văn Hải (Thanh Hóa) phát biểu thảo luận sáng 28.10
Diễn đàn Quốc hội

Cần giải pháp đột phá để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở xã hội

Thảo luận tại hội trường sáng ngày 28.10, ĐBQH Mai Văn Hải ( Thanh Hóa) cho rằng, các địa phương đã rất nỗ lực chỉ đạo xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhưng từ năm 2015 đến năm 2023 mới có 373/800 dự án đã hoàn thành với quy mô đã xây dựng được 193.920 căn hộ. So với mục tiêu đến năm 2025 mới chỉ đạt 45,3%, so với mục tiêu đến năm 2030 mới chỉ đạt 18,2%. Theo đó, cần giải pháp mang tính đột phá để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở xã hội mới có thể bảo đảm mục tiêu năm 2025 và đến năm 2030.

Tạo điều kiện thuận lợi, rút ngắn tối đa thời gian thực hiện dự án đầu tư nhà ở xã hội
Diễn đàn Quốc hội

Tạo điều kiện thuận lợi, rút ngắn tối đa thời gian thực hiện dự án đầu tư nhà ở xã hội

Nhà ở của người dân nói chung và nhà ở xã hội nói riêng luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, chăm lo. Trong thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã quan tâm, chỉ đạo thực hiện việc xây dựng nhà ở xã hội, một số vướng mắc từng bước được tháo gỡ, kể cả về pháp luật cũng như việc tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, từ thực tế giám sát cho thấy, so với mục tiêu đề ra cho năm 2025 và 2030 thì rất khó có khả năng hoàn thành nếu không có giải pháp đột phá.

Toàn cảnh phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, đáp ứng nhu cầu của người dân

Thảo luận tại hội trường về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023", các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp quan trọng để hoàn thiện chính sách, pháp luật, khắc phục bất cập nhằm phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững, cân đối cung – cầu, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, người lao động và đối tượng chính sách.

Sửa đổi Luật để phát huy tiềm năng của lĩnh vực quảng cáo
Diễn đàn Quốc hội

Sửa đổi Luật để phát huy tiềm năng của lĩnh vực quảng cáo

Quảng cáo là một trong những lĩnh vực được quan tâm, đầu tư trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở TP. Hồ Chí Minh hiện nay. Tuy nhiên, để phát huy lĩnh vực quảng cáo vốn nhiều tiềm năng, nhiều ý kiến cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo cần cân nhắc những điểm chính yếu, phù hợp với thực tế, không để lãng phí, nhưng cũng không được làm phiền xã hội, tạo ra những hệ quả không tốt về mặt văn hóa.

ĐBQH Trần Thị Nhị Hà phát biểu ý kiến tại buổi thảo luận tổ
Quốc hội và Cử tri

Đáp ứng tối đa lợi ích của người tham gia bảo hiểm y tế

Thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), các ĐBQH Đoàn Hà Nội đề nghị, Ban soạn thảo nghiên cứu, kịp thời sửa đổi, bổ sung một số nội dung chưa phù hợp với tình hình thực tế để khắc phục và phát huy thế mạnh của BHYT nhằm phục vụ tốt nhất cho Nhân dân.

ĐBQH Nguyễn Thị Lan Anh (Lào Cai)
Quốc hội và Cử tri

Cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp

Thảo luận tại tổ về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị, lập quy hoạch cần chú ý tính phù hợp với thực tiễn; rà soát hoàn thiện thể chế, giao quyền chủ động cho tỉnh đẩy nhanh việc thực hiện quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 - Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh
Quốc hội và Cử tri

Tăng cường năng lực nội sinh, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng

Thảo luận tại tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, một số đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đã đề ra nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở tăng cường năng lực nội sinh, ổn định kinh tế vĩ mô.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu chỉ đạo tại cuộc làm việc của Đoàn giám sát với Chính phủ
Diễn đàn Quốc hội

Bài 2: Bảo đảm không có “rào cản kỹ thuật” nào gây khó khăn cho việc thực thi

Ngay khi Quốc hội quyết định giám sát tối cao về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội, nhiều vướng mắc, khó khăn về cơ chế, chính sách đã được tháo gỡ. Nhiều luật được Quốc hội xem xét, thông qua trong thời gian giám sát cũng đã tập trung tháo gỡ những vướng mắc nhằm tạo bước phát triển đột phá trong phát triển nhà ở xã hội.

Đoàn giám sát của Quốc hội khảo sát tại dự án Khu nhà ở xã hội tại Tổng kho 3 Lạc Viên, quận Ngô Quyền
Diễn đàn Quốc hội

Bài 1: Chính sách nhiều, nhưng thực thi còn khó

Lời Tòa soạn: Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chăm lo vấn đề nhà ở cho người dân, xác định phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân là nội dung quan trọng trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đầu tuần tới, Quốc hội sẽ tiến hành giám sát tối cao “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”. Đây là chuyên đề giám sát quan trọng để nhìn lại kết quả đạt được, chỉ rõ tồn tại trong quản lý thị trường bất động sản và nhà ở xã hội, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm bảo đảm an cư lạc nghiệp cho người dân, đặc biệt là người có thu nhập thấp. Báo Đại biểu Nhân dân giới thiệu loạt bài “Nhà ở xã hội - hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người dân”.

ĐBQH Trần Văn Tuấn (Bắc Giang)
Quốc hội và Cử tri

Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế

Thảo luận tại tổ chiều 24.10, các đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định các trường hợp thiếu thuốc, vật tư y tế do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, không thể chuyển người bệnh đến cơ sở khám chữa bệnh khác khiến người bệnh phải tự mua thuốc theo chỉ định của thầy thuốc thì cơ sở khám, chữa bệnh có trách nhiệm hoàn trả tiền cho người bệnh, tổng hợp thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội và chịu trách nhiệm về hồ sơ đề nghị thanh toán. Quy định này là cần thiết để bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế, giảm thủ tục hành chính, tránh tiêu cực.

Đại đa số đại biểu đồng tình duy trì mức thu 2% phí công đoàn
Quốc hội và Cử tri

Đại đa số đại biểu đồng tình duy trì mức thu 2% phí công đoàn

Trong phiên thảo luận về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang khẳng định, tuyệt đại đa số các đại biểu đồng tình với mức thu 2% phí công đoàn. Kinh phí công đoàn được để lại Công đoàn cơ sở hiện nay là 75% để chăm lo cho người lao động.

Sau 40 năm đổi mới, Việt Nam được cộng đồng thế giới xem như một hình mẫu phát triển thành công của một nước đang phát triển - Ảnh: Internet
Diễn đàn Quốc hội

Về một số vấn đề liên quan đến sự phát triển bền vững đất nước

GS. TSKH Nguyễn Ngọc Trân*

Mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030 và 2045 đã được Đảng đề ra để cả nước cùng suy nghĩ và phấn đấu để đạt. Nhằm chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ XIV, một số văn kiện Đại hội đang được tích cực dự thảo. Bài viết này góp một số ý có liên quan đến sự phát triển bền vững đất nước trong những thập niên tới.

Luật sư Nguyễn Tiến Lập
Diễn đàn Quốc hội

Ba vấn đề cần làm rõ để bảo đảm luật “không cần quá dài”

Để bảo đảm định hướng chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm rằng Quốc hội cần "đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp", trong đó “luật chỉ quy định những vấn đề khung, những vấn đề có tính nguyên tắc; không cần quá dài”, cần làm rõ ba vấn đề: Lập pháp bắt đầu bằng nội dung hay thẩm quyền? Luật cốt ở ban hành hay thi hành? Và ai giải thích luật?”. Luật sư NGUYỄN TIẾN LẬP, thành viên Văn phòng luật sư NHQuang và Cộng sự, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, nêu ý kiến.

ĐBQH Mai Văn Hải (Thanh Hóa)
Diễn đàn Quốc hội

Công khai, minh bạch Quỹ bảo tồn di sản văn hóa

Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), có ý kiến đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa là cần thiết để thực hiện các yêu cầu cấp bách, hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động thực sự cần thiết, có tính đặc thù trong bảo tồn di sản văn hóa nhưng ngân sách nhà nước chưa thể đáp ứng được. Đồng thời lưu ý, quá trình quản lý, điều hành và sử dụng Quỹ cần bảo đảm rõ ràng, công khai, minh bạch, để tạo niềm tin cho các nhà tài trợ.

Có nên tách riêng vụ án có người chưa thành niên phạm tội để giải quyết?
Diễn đàn Quốc hội

Có nên tách riêng vụ án có người chưa thành niên phạm tội để giải quyết?

Việc có tách vụ án hình sự có người chưa thành niên phạm tội hay không là một nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, tranh luận khi thảo luận về dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên tại phiên họp sáng 23.10. Một số ý kiến đề nghị, cần phân tích thấu đáo, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để có quy định phù hợp, khoa học và khả thi hơn.

Bảo đảm chặt chẽ, phù hợp thực tiễn
Văn hóa - Thể thao

Bảo đảm chặt chẽ, phù hợp thực tiễn

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Phan Viết Lượng, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, nhiều quy định trong dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã được rà soát, chỉnh lý bám sát các mục tiêu, quan điểm, chính sách lớn; đồng thời bảo đảm phù hợp với thực tiễn, chặt chẽ song vẫn tạo thuận lợi cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.