Phát triển đô thị sinh thái với tư cách là một động lực thúc đẩy nền kinh tế xanh

Tại Hội thảo do Viện Nghiên cứu lập pháp phối hợp với Ban Chủ nhiệm Đề tài “Hoàn thiện cơ chế tài chính, chính sách thuế nhằm phát triển mô hình đô thị sinh thái ở Việt Nam” tổ chức, các đại biểu đề nghị, cần hoàn thiện chính sách, pháp luật về khu đô thị sinh thái với tư cách là một động lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế xanh, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.

Đô thị sinh thái - giải pháp để tạo ra không gian xanh

Trong những năm vừa qua, vấn đề xây dựng đô thị sinh thái đang ngày càng phổ biến trong giới kinh doanh bất động sản. Đây là khẳng định của nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Vũ Thị Vinh tại Hội thảo khoa học “Những vấn đề lý luận về đô thị sinh thái và cơ chế tài chính bảo đảm cho sự phát triển đô thị sinh thái”.

Trong Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, những thị trấn huyện lỵ phía Tây Hà Nội như: Phúc Thọ (huyện Phúc Thọ), Quốc Oai (huyện Quốc Oai) và Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ) đều được quy hoạch phát triển trở thành thị trấn sinh thái mật độ thấp dựa trên nâng cấp từ các thị trấn hiện hữu.

Đối với TP. Hải Phòng, ngày 24.1.2019, Bộ Chính trị ký ban hành Nghị quyết số 45-NQ/TW về xây dựng và phát triển TP. Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu chung là: Xây dựng và phát triển đô thị Hải Phòng là đô thị cảng biển văn minh, hiện đại, là đô thị trung tâm cấp quốc gia, thành phố kinh tế, thành phố sinh thái.

Phát triển đô thị sinh thái tại TP. Hồ Chí Minh được các chuyên gia cho rằng rất cần thiết, nhất là trong điều kiện dân số phát triển quá nhanh, mật độ xây dựng cao, chất lượng sống của người dân bị suy giảm. Trong đó, những địa phương có điều kiện phát triển đô thị sinh thái không chỉ huyện Cần Giờ, mà còn có Củ Chi, Hóc Môn…

"Với tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đã gây ra những áp lực về rác thải, khí thải... khiến cho lượng khí nhà kính tại các đô thị gia tăng, dẫn đến nhiều nguy cơ về ô nhiễm môi trường. Phát triển đô thị sinh thái chính là giải pháp để tạo ra không gian xanh và cân bằng trong quá trình phát triển của đô thị”.

Nhấn mạnh như vậy, nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cũng nêu rõ, đô thị sinh thái không dừng lại ở việc tạo nên sự hòa hợp giữa phát triển và môi trường, phát triển cân bằng với tự nhiên, quan trọng hơn, cần bảo đảm đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường và hoàn trả cho tự nhiên những tác động tích cực. Để đạt được mục tiêu trên, cần thiết có những định hướng chính sách để thúc đẩy và khuyến khích các đô thị quy hoạch và thiết kế hướng tới phát triển đô thị sinh thái, đô thị thông minh với môi trường có chất lượng sống tốt, tăng trưởng kinh tế đồng hành với thích ứng với biến đổi khí hậu, sử dụng hiệu quả năng lượng, bảo đảm năng lực nội tại ứng phó với các thách thức phát triển.

Chưa có các quy định pháp lý để xác định tiêu chuẩn của đô thị sinh thái

Nhấn mạnh các đô thị Việt Nam có điều kiện thuận lợi để xây dựng theo mô hình đô thị sinh thái, đại diện trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, PGS.TS Lương Tú Quyên nêu rõ, quỹ đất xây dựng của nước ta còn rộng rãi và môi trường tự nhiên tương đối nguyên vẹn. Hơn nữa, tài nguyên sinh vật phong phú, lượng mưa nhiều, số giờ nắng trong năm cao vì nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa. Các đô thị lớn của nước ta có lợi thế trong việc sinh thái hóa các không gian ở và không gian công cộng để cân bằng lại phần nào quá trình xây dựng.

Đại diện trường Đại học Kiến trúc Hà Nội lưu ý “cần nhanh chóng áp dụng, triển khai mô hình đô thị sinh thái vì các đô thị nước ta đang phải đối diện với thách thức nghiêm trọng về ô nhiễm môi trường, ắch tắc giao thông, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu gia tăng… làm suy giảm hệ sinh thái và lãng phí nguồn lực”.

Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính – Ngân sách (Văn phòng Quốc hội), TS. Nguyễn Minh Tân cho biết, dù đầu tư, phát triển đô thị sinh thái là cần thiết nhưng hệ thống văn bản pháp luật hiện hành chưa quy định chính thức khái niệm về “đô thị sinh thái” cũng như chưa đặt ra các tiêu chí cụ thể khi xem xét đánh giá một đô thị có phải là đô thị sinh thái hay không. Các Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 và Luật Quy hoạch xây dựng năm 2015 hoàn toàn chưa đề cập đến khái niệm này. 

 Ngày 5.1.2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2006/NĐ-CP quy định về Quy chế khu đô thị mới, trong đó “Dự án khu đô thị mới” được định nghĩa là dự án đầu tư xây dựng một khu đô thị đồng bộ có hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, khu dân cư và các công trình dịch vụ khác, được phát triển nối tiếp đô thị hiện có hoặc hình thành khu đô thị tách biệt, có ranh giới và chức năng được xác định phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Dù đây là văn bản pháp quy đầu tiên của nước ta về “khu đô thị mới”, nhưng cũng chưa rõ nội hàm “khu đô thị mới sinh thái” là gì và khái niệm “đô thị sinh thái” cũng chưa được quy định.

Thông tư số 09/2008/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn về việc đánh giá, công nhận khu đô thị kiểu mẫu đã có những tiêu chí cụ thể về tỷ lệ đất giao thông, cấp nước, cây xanh… cho một khu đô thị kiểu mẫu, nhưng cũng chưa đề cập cụ thể tới tiêu chí sinh thái.

Năm 2016, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị, nhưng cũng chưa có quy định cụ thể thế nào là đô thị sinh thái.

"Việc chưa có các quy định pháp lý để xác định tiêu chuẩn của đô thị sinh thái dẫn đến thiếu các cơ chế tài chính, chính sách thuế nhằm thúc đẩy sự phát triển, hình thành đô thị sinh thái ở nước ta". Nhấn mạnh điều này, TS. Nguyễn Minh Tân đề nghị, thời gian tới cần hoàn thiện chính sách, pháp luật về khu đô thị sinh thái; trong đó có chính sách, pháp luật về tài chính, thuế và các cơ chế chính sách có liên quan để thúc đẩy, kích hoạt phát triển mô hình đô thị sinh thái, với tư cách là một động lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế xanh, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.

Diễn đàn Quốc hội

Chống lãng phí luôn là một trong những chủ đề "nóng" được Quốc hội quan tâm
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng văn hóa chống lãng phí vì sự phát triển phồn vinh của đất nước

Xây dựng văn hóa chống lãng phí trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của đất nước không chỉ là một nhiệm vụ quan trọng mà còn là yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển bền vững và lâu dài của Việt Nam. Thông điệp về xây dựng văn hóa chống lãng phí mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nêu ra chính là định hướng chiến lược quan trọng để đảm bảo sự phát triển lâu dài và phồn thịnh cho đất nước.

Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Thấu tình đạt lý, thuyết phục trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân

Với những vụ việc kéo dài, cần giải quyết thấu tình đạt lý, tới nơi tới chốn, có tính thuyết phục, đặc biệt phải làm một cách bài bản hơn nữa trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Đây là yêu cầu được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đưa ra tại Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến về các báo cáo liên quan đến giải quyết kiến nghị của cử tri và khiếu nại, tố cáo của công dân.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu kết luận nội dung thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Có nên quy định về giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội không?

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại Phiên họp thứ 38, các thành viên UBTVQH đều nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường hoạt động giám sát theo đúng chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội, HĐND các cấp. Đặc biệt cần thể hiện cho được những tư tưởng đổi mới trong hoạt động này. Trong đó, một trong những đề nghị mới, đó là có nên quy định về giải trình của UBTVQH để đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong giai đoạn mới hiện nay, bảo đảm tính phản ứng nhanh và vai trò của cơ quan thường trực của Quốc hội.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Nội dung báo cáo cần mang tiếng nói của cử tri và Nhân dân

Tại Phiên họp thứ 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV; kết quả tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư của công dân và kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024. Đồng thời, tham gia ý kiến về dự thảo Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV
Diễn đàn Quốc hội

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chất vấn

Chất vấn là một hình thức giám sát trực tiếp và thường xuyên nhằm làm sáng tỏ những vấn đề được chất vấn và xác định rõ trách nhiệm của chức danh bị chất vấn. Đây là một trong những hình thức giám sát có hiệu lực, hiệu quả cao và thiết thực nhất. Do đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chất vấn là yêu cầu cần thiết, khách quan của Quốc hội.

Toàn cảnh phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm tính khả thi, không tạo ra khó khăn, vướng mắc mới

Cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 Luật về đầu tư, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật để bảo đảm tính khả thi, thực tế, cụ thể của các điều khoản, không để xảy ra tình trạng sửa đổi nhưng lại tạo thêm khó khăn, vướng mắc, bất cập mới, hoặc gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản của Nhà nước, gây bất lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Đánh giá tác động kỹ lưỡng khi luật hóa chính sách đang thực hiện thí điểm
Quốc hội và Cử tri

Đánh giá tác động kỹ lưỡng khi luật hóa chính sách đang thực hiện thí điểm

Trong dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) lần này, Chính phủ đề nghị luật hóa một số chủ trương đang thực hiện thí điểm. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, đối với các chính sách đã và đang thực hiện thí điểm phải đánh giá tác động đầy đủ, minh chứng được khi áp dụng mang lại hiệu quả thì mới quy định vào luật.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực
Quốc hội và Cử tri

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT - XH năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển KT - XH năm 2025 tại phiên họp sáng 9.10, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tăng cường kỷ luật, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực, với phương châm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm, địa phương hưởng".

Quyết liệt chỉ đạo, giải quyết dứt điểm những vấn đề nổi cộm
Diễn đàn Quốc hội

Quyết liệt chỉ đạo, giải quyết dứt điểm những vấn đề nổi cộm

Cho ý kiến vào kết quả thực hiện công tác dân nguyện tháng 9.2024; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024; kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn, sớm khắc phục những vấn đề nổi cộm để báo cáo Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước.

Đoàn giám sát khảo sát tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh Tiền Giang
Diễn đàn Quốc hội

Vận dụng tối đa chính sách, pháp luật, mang lại hiệu quả cao nhất

Chỉ rõ thực tế, yêu cầu về khiếu nại, tố cáo sẽ luôn hiện hữu, phát sinh với nhiều mức độ khác nhau, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình đề nghị, Tiền Giang không chủ quan, hài lòng với những kết quả đạt được mà cần lường trước thuận lợi, khó khăn. Đặc biệt, trong đối thoại với Nhân dân, cần vận dụng tối đa chính sách, pháp luật để mang lại hiệu quả cao nhất trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Liệt sĩ Nguyễn Thị Diệu - Nhà giáo Anh hùng
Diễn đàn Quốc hội

Liệt sĩ Nguyễn Thị Diệu - Nhà giáo Anh hùng

Nhà giáo Nguyễn Thị Diệu - một liệt sĩ gan vàng dạ sắt, đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tô thắm thêm những trang sử vẻ vang của phong trào phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

Những ý kiến, kiến nghị của trẻ em cần được quan tâm, lắng nghe, tiếp thu
Diễn đàn Quốc hội

Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” nghị quyết của Quốc hội trẻ em

Những kiến nghị cụ thể về "Phòng, chống bạo lực học đường" và "Phòng, chống tác hại của thuốc lá và chất kích thích, đặc biệt trong môi trường học đường" đã được đưa vào Nghị quyết Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai. Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục NGUYỄN THỊ MAI THOA - Phó Trưởng Ban tổ chức phiên họp giả định cho rằng, Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” hoặc giao nhiệm vụ cho các cơ quan có thẩm quyền “thực thi” nghị quyết này.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm khả thi, phổ quát, công bằng

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại Phiên họp thứ 37, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, việc mở rộng đối tượng và mở rộng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế cần được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, bảo đảm tính khả thi, phổ quát, công bằng cũng như khả năng cân đối Quỹ bảo hiểm y tế và khả năng chi trả của người dân.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn Quốc hội trẻ em lần thứ Hai. Ảnh: Lâm Hiển
Diễn đàn Quốc hội

"Quốc hội trẻ em đã động chạm đến nhiều vấn đề cốt lõi"

Tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai, các đại biểu Quốc hội trẻ em đã chỉ ra rằng, bạo lực học đường, tác hại của thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường hiện đáng báo động, diễn ra dưới nhiều hình thức, cần triển khai nhiều giải pháp hiệu quả để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

Khai mạc Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ hai
Quốc hội và Cử tri

Cất cao tiếng nói của trẻ em

Vinh dự, tự hào khi đại diện cho hàng triệu trẻ em Việt Nam, mang theo tâm tư, nguyện vọng của bạn bè đồng trang lứa, các đại biểu Quốc hội trẻ em mong muốn cất cao tiếng nói, đưa ra ý kiến về những vấn đề xác đáng tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II năm 2024.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết thấu đáo các kiến nghị của cử tri

Ghi nhận các nỗ lực của các bộ, ngành trong giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội thời gian qua, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình đề nghị, các bộ, ngành tiếp tục phát huy kết quả đạt được trên tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết các kiến nghị của cử tri liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật, nghị định, thông tư thuộc thẩm quyền quản lý.