Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng:

Nghiên cứu xây dựng bộ quy tắc ứng xử theo tiêu chuẩn liêm chính

Khẳng định đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã có những bước tiến mạnh, đột phá, tham nhũng tiếp tục được kiềm chế, ngăn chặn, có chiều hướng thuyên giảm, nhiều đại biểu Quốc hội tiếp tục đề xuất một số biện pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác này trong thời gian tới. Trong đó, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng; tập trung cho việc chống tham nhũng vặt, tiêu cực; xây dựng bộ quy tắc ứng xử về liêm chính... 

ĐBQH Nguyễn Anh Trí (TP. Hà Nội):
Tập trung hơn cho việc "chống tham nhũng vặt", tiêu cực

Hình thức của "tham nhũng vặt" rất đa dạng và ngày càng tinh vi. Có thể là gây phiền hà, kéo dài thời gian giải quyết công việc, giải quyết không đến nơi đến chốn, giải quyết không khách quan, không theo hướng tháo gỡ mà theo cách "bóp chặt", thậm chí là hù dọa. Với cách làm đó, người dân, doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần, đòi hỏi phải quà cáp, biếu xén..., nhiều vụ việc thì còn đòi hỏi "phí bôi trơn". Đáng sợ là việc này ngày càng trở nên phổ biến, có thể gặp ở trong mọi lĩnh vực, như khám, chữa bệnh, làm các thủ tục về hải quan, xây dựng, tư vấn đất đai, các kỳ thi tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, làm luận văn, luận án, phong học hàm, học vị các kỳ thi âm nhạc, nghệ thuật... Họ lợi dụng kẽ hở về cơ chế, chính sách, pháp luật, tranh thủ cả sự thiếu hiểu biết về pháp luật của công dân, họ tận dụng tối đa vị trí công tác đang nắm giữ để đòi hỏi "lót tay", để yêu cầu "bôi trơn".

Nghiên cứu xây dựng bộ quy tắc ứng xử theo tiêu chuẩn liêm chính
Ảnh: H. Long

Tình trạng "tham nhũng vặt" với "vòi bạch tuộc" vừa nhiều vòi, vừa đeo đẳng, bám chặt đã gây bức xúc lớn cho Nhân dân, cho doanh nghiệp, làm chùn bước các nhà đầu tư, làm cho các hoạt động của xã hội bị chậm lại, thậm chí bị đổ vỡ, làm xói mòn lòng tin của Nhân dân tới đội ngũ cán bộ được coi là công bộc của dân. Trong phiên chất vấn vừa qua, Tổng Thanh tra Chính phủ cũng đã thừa nhận có sự nhũng nhiễu, gây phiền hà trong thực thi công vụ của một bộ phận cán bộ, đảng viên đối với người dân. Bởi vậy, mong muốn của cử tri, của Nhân dân là Đảng, Nhà nước cần tập trung hơn nữa việc chống "tham nhũng vặt", chống tiêu cực trong xã hội ta.

Qua báo cáo của các cơ quan: Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Tòa án Nhân dân Tối cao..., tôi đánh giá cao những nỗ lực chống tham nhũng, tiêu cực, chống tội phạm, góp phần ổn định xã hội của các cơ quan. Chúng tôi thấy được sự vào cuộc kịp thời, quyết liệt, nghiêm minh của các cơ quan pháp luật từ khâu điều tra, xét xử, thi hành án trong các vụ tham nhũng lớn thời gian qua, nhất là vụ Việt Á - một vụ án rúng động xã hội. Tuy vậy, hoạt động phòng, chống "tham nhũng vặt" có vẻ chưa được nhiều. Số liệu cho thấy, năm 2022 đã xử lý 477 cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, theo tôi còn quá khiêm tốn so với thực tế đang diễn ra.

Tôi cũng biết chống "tham nhũng vặt" rất khó vì tính phổ biến và đôi khi rất mơ hồ, có khi chính người bị nhũng nhiễu chặc lưỡi cho qua cho nên rất khó. Tôi đồng ý với Báo cáo của thẩm tra của Ủy ban Tư pháp, đặc biệt đã chỉ ra 3 nguyên nhân của những hạn chế chống tham nhũng, tiêu cực. Đó là vai trò của người đứng đầu, năng lực, đạo đức cán bộ, công chức, viên chức, việc thể chế hóa chủ trương, nhiệm vụ trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng và kể cả thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức. Xin được nhấn mạnh thêm, việc phòng, chống "tham nhũng vặt" chỉ có thể làm được tốt hơn, hiệu quả hơn khi có sự vào cuộc của cả xã hội, nhất là của Nhân dân và của quần chúng.

Bởi vậy, cần phổ biến chính sách, pháp luật nhiều hơn, rộng hơn cho Nhân dân, để Nhân dân hiểu được pháp luật mà tham gia tự tin hơn, hiệu quả hơn. Chỉ khi Nhân dân vào cuộc mới thấy được nhiều và phòng, chống "tham nhũng vặt" mới hiệu quả. Phát huy hơn nữa vai trò của các cơ quan, nhất là cơ quan dân cử như HĐND các cấp và kể cả Quốc hội, các tổ chức chính trị - xã hội như MTTQ Việt Nam các cấp. Chính phủ, các ban ngành, các tổ chức, các cơ quan cần xem việc chống "tham nhũng vặt" là việc quan trọng, cần rà soát lại thường xuyên hơn để phát hiện, ngăn chặn cho được "tham nhũng vặt".

ĐBQH Trần Văn Tuấn (Bắc Giang):
Hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng

Tôi đồng tình nhất trí cao với nội dung đánh giá trong Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp là năm 2022 công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã có những bước tiến mạnh, đột phá, tham nhũng tiếp tục được kiềm chế, ngăn chặn, có chiều hướng thuyên giảm. Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng được đẩy mạnh. Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng ngày càng được khẳng định và phát huy. Công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế được tiến hành kiên quyết, nghiêm minh.

Nghiên cứu xây dựng bộ quy tắc ứng xử theo tiêu chuẩn liêm chính
Ảnh: Q. Khánh

Những kết quả nêu trên đang tiếp tục khẳng định quyết tâm cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng với tinh thần "không có vùng cấm", "không có ngoại lệ", đã tạo được hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, được cán bộ, đảng viên và Nhân dân đồng tình ủng hộ, bạn bè quốc tế ghi nhận.

Để đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, đề nghị tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng. Trong đó, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo, nhất là Luật Khiếu nại theo hướng giao cho tòa án các cấp nhiều trách nhiệm hơn trong giải quyết khiếu nại đối với các hành vi hành chính. Cụ thể là, đối với các trường hợp khiếu nại từ lần thứ hai trở đi, đề nghị chúng ta chỉ giải quyết theo trình tự, thủ tục tố tụng hành chính, qua đó hướng tới 2 mục tiêu. Một là nhằm phát huy tốt hơn vai trò của cơ quan tư pháp trong kiểm sát quyền lực đối với các cơ quan hành pháp, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Hai là góp phần nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo để bảo đảm công tác này được khách quan hơn, tránh sự đùn đẩy, né tránh và khắc phục tình trạng đơn thư khiếu nại phức tạp như trong thời gian hiện nay.

ĐBQH Nguyễn Quang Huân (Bình Dương):
Kiên trì nâng cao nhận thức về phòng, chống tham nhũng

Tham nhũng có ở mọi nơi trên thế giới và các nước phát triển trước ta, nước nào cũng phải trải qua công tác phòng, chống tham nhũng. Hiện nay, những nước dẫn đầu về phòng, chống tham nhũng, các chỉ số chống tham nhũng đạt cao trên thế giới như Bắc Âu, Đan Mạch hay New Zealand thì chỉ số cũng chỉ đạt 88 điểm, còn Phần Lan, Singapore đứng thứ hai đạt 85 điểm, không có nước nào đạt 100 điểm. Như vậy là việc tham nhũng xảy ra khắp nơi trên thế giới, ngay cả trong các nước phát triển, còn chúng ta đang đạt 39 điểm.

Nghiên cứu xây dựng bộ quy tắc ứng xử theo tiêu chuẩn liêm chính
Ảnh: H. Long

Tham khảo kinh nghiệm của những nước phát triển, tôi thấy có 3 điểm. Thứ nhất, cần phải xây dựng một bộ quy tắc ứng xử theo tiêu chuẩn liêm chính ở cả cơ quan công quyền và cả khối doanh nghiệp cũng như các tổ chức xã hội nghề nghiệp khác. Việc phòng là quan trọng, chúng ta làm tốt đó là bảo vệ cán bộ... Bởi ở các nước có bộ quy tắc phân định rất rõ hành vi tham nhũng. Ví dụ, hành vi vận động hành lang gọi là lobby đúng cách thì không phải là tham nhũng. Khi cán bộ, công chức thực thi trong bộ quy tắc đó, người ta biết lằn ranh tới đâu được làm, tới đâu không được làm. Ở Việt Nam, một vài cơ quan có thể đã ban hành nhưng chưa thành một phong trào trên toàn xã hội, ở tất cả các doanh nghiệp, cơ quan công quyền, tổ chức.

Thứ hai, phải tăng lương đủ hấp dẫn cho cán bộ, công chức. 

Thứ ba, phải kiên trì nâng cao nhận thức. Tôi tin rằng cùng với quá trình phát triển kinh tế, cùng với quá trình phát triển xã hội thì nhận thức chung của xã hội sẽ dần dần đi lên. Bởi, công cuộc chống tham nhũng không phải là một bộ phận này hay một bộ phận kia, nhóm cộng đồng này, nhóm dân cư kia mà phải là toàn xã hội, toàn lực lượng. Chỉ khi nào toàn xã hội cùng có chung một nhận thức thì lúc đấy công tác tham nhũng mới được thuyên giảm. Nếu chúng ta làm thường xuyên như rửa mặt hàng ngày, như Bác Hồ nói, thì có thể hy vọng sau 1 - 2 thế hệ nữa thì chỉ số nhận biết tham nhũng của Việt Nam có thể ở mức trên trung bình của thế giới.

Diễn đàn Quốc hội

QH thảo luận tại Tổ
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện về mức thuế suất và đối tượng chịu thuế

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, việc điều chỉnh mức thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ có tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện để đưa ra quy định phù hợp về bổ sung đối tượng nộp thuế, điều chỉnh mức thuế suất…, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người nộp thuế.

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa
Diễn đàn Quốc hội

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa

Nhất trí việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là phù hợp với lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Huế, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện thành công Đề án. Trong đó, cần làm rõ các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố Huế và của Trung ương cho đầu tư phát triển.

Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Diễn đàn Quốc hội

Sẽ tạo bước đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

Thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, tin tưởng, với sự huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, dự án sẽ sớm được hiện thực hoá thành công, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước cả trước mắt và tương lai lâu dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Nhanh chóng giải quyết khó khăn về đời sống nhà giáo

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu cho rằng, việc quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp sẽ giải quyết được những khó khăn về đời sống của nhà giáo. Đồng thời, khuyến khích thu hút nguồn nhân lực và những người giỏi tham gia vào ngành sư phạm nhiều hơn, giúp ngành giáo dục ngày càng bảo đảm về số lượng và tốt về chất lượng.

ĐBQH Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ)
Diễn đàn Quốc hội

Thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới

Từ thực tiễn nắm bắt các ý kiến, kiến nghị của cử tri và hoạt động giám sát tại địa phương, cơ sở, tham gia thảo luận tại Hội trường về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, bên cạnh việc ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thì Chính phủ cần thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, có chính sách cụ thể phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, chuyển đổi xanh… Đây là những động lực quan trọng để đưa đất nước vững vàng tiến bước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời chất vấn
Diễn đàn Quốc hội

Có giải pháp chấn chỉnh kịp thời các vi phạm

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về quản lý thực phẩm chức năng tại Kỳ họp thứ Tám, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, vướng mắc nhất hiện nay là những vấn đề liên quan đến quảng cáo trên mạng internet và mạng xã hội. Trong đó, có những trang mạng đặt tại nước ngoài nên rất khó xử lý.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và nguồn lực khác công bằng, hiệu quả

Với những hạn chế, khó khăn, vướng mắc đã được nhận diện, Đoàn giám sát của Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023" đề nghị, Chính phủ tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành bảo đảm thực sự khắc phục tồn tại, hạn chế đã chỉ ra, bao gồm cả các văn bản mới ban hành, bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và các nguồn lực khác công bằng, công khai, hiệu quả.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải
Diễn đàn Quốc hội

Giao Chính phủ hướng dẫn mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản

Theo dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, căn cứ vào tình hình thực tiễn, HĐND cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản để đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường trên địa bàn. Tại Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số ý kiến cho rằng, quy định này còn tùy nghi, mỗi địa phương quyết định mức hỗ trợ khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giao Chính phủ hướng dẫn, để có nguyên tắc xác định trình tự, thủ tục, hồ sơ, ngân sách, điều tiết ngân sách hoặc hạch toán sử dụng nguồn thu thống nhất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Luật có phạm vi tác động rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của người dân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Quỹ Bảo hiểm y tế và ngân sách nhà nước, do đó, cần rà soát kỹ lưỡng, nhất là về thủ tục hành chính để bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
Diễn đàn Quốc hội

Cần lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về việc có áp thuế VAT với phân bón hay không

Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp tại phiên thảo luận ở hội trường và quá trình làm việc giữa cơ quan thẩm tra với cơ quan chủ trì soạn thảo cho thấy, trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) còn một số nội dung có ý kiến khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, các cơ quan phối hợp xây dựng phương án cụ thể, đưa ra lấy ý kiến đại biểu Quốc hội, bảo đảm khách quan, nêu rõ căn cứ, các ưu điểm và nhược điểm của từng phương án.

Có các giải pháp đột phá biến cam kết thành hiện thực
Quốc hội và Cử tri

Có các giải pháp đột phá biến cam kết thành hiện thực

Nhìn lại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ĐBQH THÁI THỊ AN CHUNG (Nghệ An) cho rằng, phiên họp diễn ra sôi nổi, ngày càng đổi mới và đi vào thực chất. Đại biểu kỳ vọng, các "tư lệnh" ngành sẽ thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, có các giải pháp đột phá, căn cơ hơn để biến những cam kết, lời hứa trên nghị trường thành hiện thực.

toàn cảnh phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Có cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy

Để bảo đảm hiệu quả nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, tại phiên thảo luận chiều 13.11, đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ cân nhắc cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho các địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy và xem xét khả năng huy động thêm các nguồn lực hợp pháp khác để tham gia thực hiện chương trình.

ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang)
Quốc hội và Cử tri

Đánh giá kỹ hiệu quả tài chính, chuẩn bị phương án, nguồn lực thực hiện

Thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, đa số các đại biểu Quốc hội nhất trí đầu tư Dự án, song cũng đề nghị Chính phủ cần rà soát kỹ lưỡng để đánh giá đúng thực tế hiệu quả tài chính, chuẩn bị các phương án, nguồn lực để bảo đảm thực hiện dự án hiệu quả, đúng tiến độ.

Phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành
Quốc hội và Cử tri

Phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành

Đánh giá về phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, các đại biểu Quốc hội cho rằng, phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp, Chủ tịch Quốc hội điều hành chất vấn chắc chắn, linh hoạt và hiệu quả; đại biểu chất vấn sắc sảo, truyền tải nhiều nội dung đang được cử tri và Nhân dân quan tâm; các bộ trưởng, trưởng ngành đưa ra nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành trong lĩnh vực được giao phụ trách.