Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Làm rõ mục tiêu cổ phần hóa là gì?

Đặt nhiều kỳ vọng vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sáng nay, TS. VŨ ĐÌNH ÁNH, chuyên gia kinh tế nhấn mạnh, cần làm rõ mục tiêu cổ phần hóa hiện nay là gì?.

Nguyên nhân chậm cổ phần hóa “đúng nhưng chưa đủ”

- Sáng nay, Thủ tướng Chính phủ sẽ báo cáo giải trình, làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ông kỳ vọng gì vào phiên chất vấn này?

- Một nội dung rất được quan tâm là việc chậm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Trong báo cáo tóm tắt tổng hợp việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ Khóa XV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ Khóa XIV, Chính phủ xác nhận “việc sắp xếp, cơ cấu lại, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước còn chậm”.

Nguyên nhân đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng như Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái chỉ ra trong phiên chất vấn lĩnh vực kinh tế tổng hợp, gồm: bất ổn của thị trường tài chính trong nước và đặc biệt là tác động của dịch bệnh làm cho công tác cổ phần hóa cũng như nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư bị hạn chế; có thực trạng là khi mua doanh nghiệp cổ phần hóa thì người ta nhìn vào cả khu đất vàng, nhưng khi Quốc hội và Chính phủ quy định không cho chuyển mục đích sử dụng đất từ đất thuê chuyển sang đất ở nên không còn địa tô chênh lệch, không còn hấp dẫn nhà đầu tư nữa; các phương án để cổ phần hóa chưa trình nên chậm…

Một trong những giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa là gắn trách nhiệm của người đứng đầu liên quan tới cổ phần hóa, đặc biệt là đại diện chủ sở hữu, các cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước. Vấn đề ở chỗ, nếu chúng ta chưa tháo bỏ được các tiêu cực liên quan đến đất đai trong cổ phần hóa thì sẽ dẫn đến tình trạng không ai nhận trách nhiệm và cũng chẳng ai chịu làm. Như thế, cổ phần hóa sẽ tiếp tục chậm.

TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế

Các nguyên nhân này đều đúng, song chỉ đúng một phần. Do vậy, tại phiên chất vấn sáng nay, tôi rất mong người đứng đầu Chính phủ sẽ làm rõ hơn các nguyên nhân dẫn đến cổ phần hóa chậm. Trong đó, nổi lên mấy vấn đề quan trọng sau.

Thứ nhất, cần xác định lại mục tiêu cổ phần hóa để làm gì? Trước đây, chúng ta đặt mục tiêu là để cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, quan trọng hơn là làm tăng hiệu quả doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa, bởi thực tế có những doanh nghiệp không hiệu quả, lãi giả lỗ thật và có nguy cơ phá sản; trong khi đó, khu vực tư nhân đang phát triển và có năng lực tốt. Vậy mục tiêu này đã thực hiện tốt chưa? Bây giờ, chúng ta có giữ nguyên mục tiêu như vậy không hay cần xác định lại? Có lẽ, lần này, chỉ nên đặt ra vấn đề là phải xác định lại mục tiêu của cổ phần hóa, còn mục tiêu cụ thể là gì thì cần có thời gian. Khi rõ mục tiêu mới đưa ra được danh mục dự án và lộ trình thực hiện.

Thứ hai, như Bộ trưởng Bộ Tài chính phát biểu, có một thực trạng là cổ phần hóa thì người ta chỉ nhằm vào đất mà không nhằm vào hiệu quả, triển vọng thực sự của doanh nghiệp nhà nước trong ngành nghề mà nó hoạt động. Đó chính là sự biến tướng của cổ phần hóa, xa rời mục tiêu cổ phần hóa mà chúng ta đặt ra ban đầu. Vậy xác định vấn đề này thế nào và có cách nào để hạn chế sự biến tướng khi cổ phần hóa?

- Vậy theo ông, mục tiêu của cổ phần hóa thời gian tới nên là gì?

- Trước hết, cần phải thống nhất rằng, nếu chúng ta vẫn muốn duy trì doanh nghiệp nhà nước thì việc cổ phần hóa là rất cần thiết và cần tiếp tục làm. Còn về mục tiêu của cổ phần hóa, quan trọng nhất hiện nay là phải xác định Nhà nước nên trực tiếp làm gì thông qua hệ thống doanh nghiệp nhà nước? Chẳng hạn, có ý kiến đề xuất Nhà nước nên làm về các ngành nghề mới hay đổi mới sáng tạo, vậy phải xem xét rằng Nhà nước có nên làm không, nếu làm có hiệu quả hơn khu vực tư nhân không, hay nên để cả Nhà nước lẫn khu vực tư nhân cùng làm?... Trên cơ sở đó, những cái gì mà doanh nghiệp nhà nước đang làm nhưng không thuộc phần xác định Nhà nước phải làm thì cần phải cổ phần hóa doanh nghiệp đó, chuyển sang doanh nghiệp tư nhân. Đó mới là mục tiêu quan trọng nhất của cổ phần hóa!

Thứ nữa, mục tiêu của cổ phần hóa là phải tạo điều kiện cho khu vực ngoài nhà nước phát triển, vì thực tế cho thấy có sự cạnh tranh không bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước. Điều này cần phải được khắc phục, phải để những lĩnh vực nào mà tư nhân làm tốt hơn Nhà nước thì phải tạo điều kiện cho họ làm!

Chúng ta cổ phần hóa doanh nghiệp chứ không bán đất

- Đâu là giải pháp ngăn chặn biến tướng trong cổ phần hóa, thưa ông?

- Tôi tán thành quan điểm phải tách đất ra khỏi định giá doanh nghiệp khi cổ phần hóa, bởi chúng ta cổ phần hóa doanh nghiệp chứ không bán đất. Cùng với đó, phải kiểm soát chặt vấn đề đất đai với các doanh nghiệp này. Cụ thể, sau khi cổ phần hóa thì chuyển sang hình thức cho thuê đất, nên phải quản lý về quỹ đất, chứ bây giờ chỉ dựa vào việc họ đăng ký kế hoạch sử dụng đất sẽ không ổn vì họ sẽ vẽ ra đủ thứ để giữ lại quỹ đất của mình.

Vấn đề quan trọng nữa là chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Nếu họ chỉ giữ quỹ đất mà không được chuyển đổi mục đích sử dụng sẽ gây ra lãng phí trong sử dụng quỹ đất nếu họ ôm đất nhiều, song nếu buông lỏng và cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì họ lại tìm kiếm siêu lợi nhuận. Vấn đề này liên quan đến quản lý đất đai của doanh nghiệp nhà nước trước và sau cổ phần hóa và là trách nhiệm quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Cũng cần đặc biệt lưu ý rằng, đất giao cho doanh nghiệp nhà nước trước và sau cổ phần hóa thì bản chất đó là một loại tài sản công. Do đó, cần làm rõ vai trò của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong việc quản lý đối với tài sản dưới dạng là đất đai và bất động sản thuộc doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa. Đây là những vấn đề đòi hỏi cả Quốc hội cũng như Chính phủ cần lưu tâm trong vấn đề cổ phần hóa!

- Có ý kiến cho rằng, hiện, không nên tạo áp lực cổ phần hóa mà nên tập trung vào các giải pháp cải cách, thay đổi để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là thúc đẩy họ thực hiện những dự án đầu tư quan trọng quốc gia mà ở đó có thể tạo sản phẩm mới, ngành nghề mới. Ý kiến của ông thế nào?

- Tôi cho rằng đây là hai tiến trình hoàn toàn khác nhau. Khi chúng ta vẫn muốn duy trì doanh nghiệp nhà nước thì cần phải làm song song hai việc: vừa cổ phần hóa vừa nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Việc cải cách sẽ giúp doanh nghiệp nhà nước nâng cao hiệu quả và có khả năng cạnh tranh. Trong quá trình cải cách đó, việc cổ phần hóa một phần doanh nghiệp nhà nước cũng đóng góp vào nâng cao vai trò, khả năng của doanh nghiệp nhà nước. Tôi nhấn mạnh lại, cần làm song song hai việc này.

- Xin cảm ơn ông!

Diễn đàn Quốc hội

QH thảo luận tại Tổ
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện về mức thuế suất và đối tượng chịu thuế

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, việc điều chỉnh mức thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ có tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện để đưa ra quy định phù hợp về bổ sung đối tượng nộp thuế, điều chỉnh mức thuế suất…, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người nộp thuế.

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa
Diễn đàn Quốc hội

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa

Nhất trí việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là phù hợp với lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Huế, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện thành công Đề án. Trong đó, cần làm rõ các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố Huế và của Trung ương cho đầu tư phát triển.

Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Diễn đàn Quốc hội

Sẽ tạo bước đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

Thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, tin tưởng, với sự huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, dự án sẽ sớm được hiện thực hoá thành công, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước cả trước mắt và tương lai lâu dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Nhanh chóng giải quyết khó khăn về đời sống nhà giáo

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu cho rằng, việc quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp sẽ giải quyết được những khó khăn về đời sống của nhà giáo. Đồng thời, khuyến khích thu hút nguồn nhân lực và những người giỏi tham gia vào ngành sư phạm nhiều hơn, giúp ngành giáo dục ngày càng bảo đảm về số lượng và tốt về chất lượng.

ĐBQH Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ)
Diễn đàn Quốc hội

Thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới

Từ thực tiễn nắm bắt các ý kiến, kiến nghị của cử tri và hoạt động giám sát tại địa phương, cơ sở, tham gia thảo luận tại Hội trường về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, bên cạnh việc ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thì Chính phủ cần thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, có chính sách cụ thể phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, chuyển đổi xanh… Đây là những động lực quan trọng để đưa đất nước vững vàng tiến bước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời chất vấn
Diễn đàn Quốc hội

Có giải pháp chấn chỉnh kịp thời các vi phạm

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về quản lý thực phẩm chức năng tại Kỳ họp thứ Tám, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, vướng mắc nhất hiện nay là những vấn đề liên quan đến quảng cáo trên mạng internet và mạng xã hội. Trong đó, có những trang mạng đặt tại nước ngoài nên rất khó xử lý.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và nguồn lực khác công bằng, hiệu quả

Với những hạn chế, khó khăn, vướng mắc đã được nhận diện, Đoàn giám sát của Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023" đề nghị, Chính phủ tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành bảo đảm thực sự khắc phục tồn tại, hạn chế đã chỉ ra, bao gồm cả các văn bản mới ban hành, bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và các nguồn lực khác công bằng, công khai, hiệu quả.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải
Diễn đàn Quốc hội

Giao Chính phủ hướng dẫn mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản

Theo dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, căn cứ vào tình hình thực tiễn, HĐND cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản để đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường trên địa bàn. Tại Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số ý kiến cho rằng, quy định này còn tùy nghi, mỗi địa phương quyết định mức hỗ trợ khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giao Chính phủ hướng dẫn, để có nguyên tắc xác định trình tự, thủ tục, hồ sơ, ngân sách, điều tiết ngân sách hoặc hạch toán sử dụng nguồn thu thống nhất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Luật có phạm vi tác động rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của người dân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Quỹ Bảo hiểm y tế và ngân sách nhà nước, do đó, cần rà soát kỹ lưỡng, nhất là về thủ tục hành chính để bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
Diễn đàn Quốc hội

Cần lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về việc có áp thuế VAT với phân bón hay không

Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp tại phiên thảo luận ở hội trường và quá trình làm việc giữa cơ quan thẩm tra với cơ quan chủ trì soạn thảo cho thấy, trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) còn một số nội dung có ý kiến khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, các cơ quan phối hợp xây dựng phương án cụ thể, đưa ra lấy ý kiến đại biểu Quốc hội, bảo đảm khách quan, nêu rõ căn cứ, các ưu điểm và nhược điểm của từng phương án.

Có các giải pháp đột phá biến cam kết thành hiện thực
Quốc hội và Cử tri

Có các giải pháp đột phá biến cam kết thành hiện thực

Nhìn lại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ĐBQH THÁI THỊ AN CHUNG (Nghệ An) cho rằng, phiên họp diễn ra sôi nổi, ngày càng đổi mới và đi vào thực chất. Đại biểu kỳ vọng, các "tư lệnh" ngành sẽ thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, có các giải pháp đột phá, căn cơ hơn để biến những cam kết, lời hứa trên nghị trường thành hiện thực.

toàn cảnh phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Có cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy

Để bảo đảm hiệu quả nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, tại phiên thảo luận chiều 13.11, đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ cân nhắc cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho các địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy và xem xét khả năng huy động thêm các nguồn lực hợp pháp khác để tham gia thực hiện chương trình.

ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang)
Quốc hội và Cử tri

Đánh giá kỹ hiệu quả tài chính, chuẩn bị phương án, nguồn lực thực hiện

Thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, đa số các đại biểu Quốc hội nhất trí đầu tư Dự án, song cũng đề nghị Chính phủ cần rà soát kỹ lưỡng để đánh giá đúng thực tế hiệu quả tài chính, chuẩn bị các phương án, nguồn lực để bảo đảm thực hiện dự án hiệu quả, đúng tiến độ.

Phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành
Quốc hội và Cử tri

Phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành

Đánh giá về phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, các đại biểu Quốc hội cho rằng, phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp, Chủ tịch Quốc hội điều hành chất vấn chắc chắn, linh hoạt và hiệu quả; đại biểu chất vấn sắc sảo, truyền tải nhiều nội dung đang được cử tri và Nhân dân quan tâm; các bộ trưởng, trưởng ngành đưa ra nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành trong lĩnh vực được giao phụ trách.