Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn

Hoàn thiện quy định về phát triển bền vững

PHẠM THÚY CHINH- Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang

Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Bảy lần này nhằm thể chế hóa các định hướng, chủ trương lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quy hoạch và quản lý phát triển đô thị, nông thôn; bảo đảm thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật về quy hoạch.

Để bảo đảm tính phù hợp, khả thi và hiệu quả của Luật, thì dự thảo luật Quy hoạch đô thị và nông thôn cần được tiếp tục nghiên cứu, làm rõ và hoàn thiện quy định trên hai khía cạnh. Đó là phát triển đô thị, nông thôn bền vững về môi trường, xã hội; và tính tương thích của Luật trong hệ thống pháp luật và sự khớp nối với hệ thống quy hoạch.

Cần cụ thể hóa các yêu cầu phát triển xã hội bền vững

Ngày nay, yêu cầu đặt ra đối với quy hoạch đô thị tại các quốc gia là hướng đến phát triển bền vững. Điều đó có nghĩa quy hoạch không chỉ bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế mà còn phải bảo đảm bền vững cả về môi trường và xã hội.

Hoàn thiện quy định về phát triển bền vững -0
ĐBQH Phạm Thúy Chinh (Hà Giang)

Ở nước ta, yêu cầu này được cụ thể hóa trong các chủ trương của Đảng, gần đây nhất là Nghquyết s06-NQ/TW ngày 24.1.2022 ca BChính trvquy hoch, xây dng, qun lý và phát trin bn vng đô thVit Nam đến năm 2030, tm nhìn đến năm 2045. Cụ thể là:Đổi mi tư duy, lý lun và phương pháp quy hoch đô th; bo đảm quy hoch đô thphi có tm nhìn dài hn, đồng bộ và hiện đại, lấy con người và chất lượng cuộc sống làm trung tâm…” và “Quy hoạch đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng các đô thị phải đi trước một bước và tạo ra nguồn lực chủ yếu cho phát triển đô thị” (Mục II.1 về quan điểm chỉ đạo) cũng như “đổi mới toàn diện về phương pháp, quy trình, nội dung và sản phẩm quy hoạch theo hướng quy hoạch đô thị phải có cách tiếp cận đa ngành, bao trùm tầm nhìn dài hạn, toàn diện, có tính chiến lược, tôn trọng quy luật thị trường và nguyên tắc phát triển bền vững…” (Mục III.2 về nhiệm vụ giải pháp).

Điều 6 và Điều 8, dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn đã quy định về yêu cầu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm đất nông nghiệp. Theo đó, đã quy định về yêu cầu bảo vệ môi trường trong khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; hạn chế sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, lấp sông, hồ khi lập quy hoạch đô thị và nông thôn; sử dụng tiết kiệm hiệu quả đất nông nghiệp và đánh giá tác động môi trường của các quy hoạch.

Tuy nhiên, các khu vực cần bảo vệ cần được cụ thể hóa bằng những quy định về tiêu chí quy hoạch đô thị và nông thôn, đặc biệt phải bảo vệ được quỹ đất nông nghiệp nhằm bảo đảm an ninh lương thực. Các quy định này cũng cần thống nhất với quy hoạch sử dụng đất quốc gia (quy định tại Điều 14 dự thảo Luật về căn cứ lập quy hoạch đô thị và nông thôn). Đồng thời, cần có quy định về xây dựng phương án phát triển nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp tích hợp trong quy hoạch đô thị và nông thôn.

Cần nhấn mạnh rằng, việc quy định về hạn chế tiêu thụ đất là thực sự cần thiết trong bối cảnh nước ta đang là một trong những quốc gia có tỷ lệ đất sản xuất nông nghiệp trên đầu người thuộc hàng thấp nhất thế giới, chỉ đạt 0,25 ha (theo số liệu của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách - VEPR năm 2019) và là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu.

Do đó, mô hình “đô thị nén” (compact city) mật độ cao, tích hợp đa chức năng, giao thông công cộng cần được xem xét đến trong yêu cầu đối với quy hoạch đô thị và nông thôn và quy định tại Điều 6, dự thảo Luật. Mô hình này cho phép hạn chế tiêu thụ đất đai, giảm di chuyển bằng xe cơ giới, hòa trộn các chức năng, thúc đẩy giao tiếp xã hội… Đây là những điểm mà các nước phát triển như Anh, Đức, Pháp đang hướng đến trong các quy hoạch đô thị.

Phát triển xã hội bền vững là một trong những trụ cột chính trong phát triển đô thị bền vững. Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị nhấn mạnh, lấy con người và chất lượng cuộc sống làm trung tâm và phát triển bao trùm. Do đó, trong dự thảo Luật cần xem xét, bổ sung quy định về đánh giá tác động xã hội (Social impact assessment - SIA) của quy hoạch đô thị và nông thôn cũng như các biện pháp giảm thiểu, thích ứng hoặc bồi thường cho các tác động xã hội có hại của quy hoạch đối với người dân và cộng đồng. Tác động xã hội của quy hoạch đô thị bao gồm nhiều yếu tố như: chất lượng nhà ở, dịch vụ, môi trường sống, sức khỏe và an ninh, lối sống của người dân, điều kiện giao thông… Trong những thập kỷ gần đây, nhiều nước phát triển đã coi việc đánh giá tác động xã hội là một phần không thể thiếu trong quy hoạch đô thị.

Nghiên cứu hồ sơ dự án Luật cho thấy, Báo cáo đánh giá tác động về xã hội trong chính sách hoàn thiện các quy định về hệ thống quy hoạch đô thị và nông thôn cần được bổ sung, làm rõ tác động về xã hội theo tinh thần trên.

Đồng thời, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, chỉnh lý lại Điều 6, cụ thể hóa các yêu cầu phát triển xã hội bền vững trong quy hoạch đô thị và nông thôn như: chất lượng nhà ở, dịch vụ, môi trường sống, sức khỏe và an ninh, lối sống của người dân, điều kiện giao thông...    

Bảo đảm tính tương thích của Luật và sự khớp nối với hệ thống quy hoạch

Theo quy định tại Điều 5 của Luật Quy hoạch năm 2017, thì quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn là một trong 5 loại quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia và xếp cuối cùng trong thứ tự các loại quy hoạch. Theo mô hình “tích hợp”, Điều 6 Luật Quy hoạch 2017 quy định quy hoạch cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch cấp trên và khi có mâu thuẫn thì phải điều chỉnh và thực hiện theo quy hoạch cấp cao hơn. Điều này cũng được thể hiện tại điểm a khoản 3 Điều 7 dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn: “Khi có sự mâu thuẫn giữa quy hoạch đô thị và nông thôn với quy hoạch ngành thì thực hiện theo quy hoạch có cấp thẩm quyền phê duyệt cao hơn;”. Như vậy, sẽ có ba vấn đề đặt ra cần được Ban soạn thảo quan tâm trong quá trình hoàn thiện dự thảo Luật.

Thứ nhất, các quy hoạch cấp trên gồm nhiều loại quy hoạch khác nhau (quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia…) theo các tiêu chí của các ngành, lĩnh vực khác nhau. Vậy liệu có nguy cơ gây nên sự chồng chéo ở cấp quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn không?

Thứ hai, các quy hoạch cấp trên liệu có vượt ra ngoài khung tiêu chí của quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn hay không? Liệu quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn có phải thực chất chỉ là một công cụ kỹ thuật để hiện thực hóa các quy hoạch cấp trên - với các tiêu chí kinh tế - xã hội, qua đó làm mất đi tính khoa học của quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn - với tiêu chí về đô thị và nông thôn (hạn chế/mở rộng đô thị, cảnh quan đô thị, chất lượng đô thị, mối quan hệ liên khu vực, khớp nối giữa các chức năng đô thị…? Và cách làm này thì khác gì so với trước khi có Luật Quy hoạch 2017 và chúng ta có thực sự làm quy hoạch về đô thị và nông thôn hay không?

Thứ ba, Luật Quy hoạch 2017 yêu cầu về tích hợp, vậy các quy hoạch ngành sẽ tích hợp thế nào vào quy hoạch đô thị và nông thôn để bảo đảm các tiêu chí bền vững về đô thị và nông thôn?

Những vấn đề trên cần được làm rõ trên mọi khía cạnh, nhất là tính khoa học và thống nhất. Đó cũng đồng thời bảo đảm đầy đủ cơ sở để đánh giá đúng đắn vai trò, tính tương thích của quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn cũng như làm rõ tính tích hợp, khớp nối giữa quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn với các quy hoạch ngành khác, từ đó thiết kế quy định trong Luật bảo đảm thống nhất trong hệ thống pháp luật về quy hoạch.

Diễn đàn Quốc hội

Tạo xung lực mới, thúc đẩy hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào
Quốc hội và Cử tri

Tạo xung lực mới, thúc đẩy hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức CHDCND Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45 từ ngày 17-19.10 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane. Trao đổi với báo chí tháp tùng Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại VŨ HẢI HÀ khẳng định, chuyến thăm đã thành công rất tốt đẹp. Thông qua những kết quả cụ thể đạt được, chuyến thăm chắc chắn sẽ tạo xung lực mới, thúc đẩy hợp tác toàn diện, thực chất trên các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư, tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp Việt Nam - Lào.

Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, kiến tạo phát triển

Sáng mai, 21.10, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV sẽ khai mạc, trong đó, Quốc hội dành phần lớn thời gian cho công tác lập pháp với số lượng các dự luật nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Nhấn mạnh tinh thần đổi mới trong tư duy xây dựng pháp luật, các đại biểu Quốc hội cũng kỳ vọng, các quyết sách được Quốc hội đưa ra tại Kỳ họp sẽ giúp khơi thông điểm nghẽn về thể chế, pháp luật, kiến tạo cho phát triển, tạo tiền đề cho việc “về đích” thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của cả nhiệm kỳ.

ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh)
Diễn đàn Quốc hội

Quyết sách đúng đắn, tạo đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội

Với khối lượng công việc rất lớn, rất quan trọng sẽ được trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ Tám, các đại biểu Quốc hội khẳng định sẽ thảo luận, xem xét thực sự khách quan, toàn diện, trọng tâm, qua đó đưa ra những quyết sách đúng đắn, có ý nghĩa như đòn bẩy, động lực thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10 Khóa XIII
Diễn đàn Quốc hội

Bài 2: Giải quyết ở tầm nhìn và chủ thuyết trong quan hệ toàn diện phát triển kinh tế với chính trị, văn hóa

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản

Cần thiết phải thấy rằng, mỗi quyết sách về kinh tế cần bắt đầu từ nền móng trước hết là một quyết sách về chính trị, văn hóa và nhân văn, để tránh rơi vào quyết định luận kinh tế đơn thuần, nhất là khắc chế quy luật tàn khốc “cá lớn nuốt cá bé”, “kinh tế vị kinh tế”, “tiền vị tiền”, cổ xúy vô hình cho thói “tiền trao cháo múc”, “trả tiền ngay, lạnh lùng không tình nghĩa”… của kinh tế thị trường mà không ít quốc gia mắc phải khi cùng xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường.

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18/9 đến ngày 20/9/2024 tại Thủ đô Hà Nội
Diễn đàn Quốc hội

Bài 1: Đổi mới để phát triển thể chế và thể chế vì đổi mới, dân chủ, pháp quyền

Lời Tòa soạn: Sau gần 40 năm, công cuộc Đổi mới toàn diện, đồng bộ đã đi đúng hướng. Tuy nhiên, không ít tiềm năng, lợi thế và xung lực đổi mới, ở góc độ nào đó, chưa được khai thác ngang tầm, sử dụng hiệu quả và khởi động đúng mức. Từ thực tiễn phát triển công cuộc Đổi mới sau 40 năm và dự báo tương lai càng cho thấy, tầm nhìn - thể chế - lực lượng là ba nhân tố cơ bản quyết định thành công. Để góp phần luận giải sâu hơn về nội dung này,
Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản xoay quanh chủ đề: “Phát triển tầm nhìn, thể chế và lực lượng đổi mới trong kỷ nguyên mới”.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu về dự án Luật Dữ liệu
Diễn đàn Quốc hội

Cần chính sách đặc thù, vượt trội

Nhấn mạnh dữ liệu vừa là tài nguyên vừa là nguồn lực vừa là động lực mới cho sự phát triển, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát dự thảo Luật Dữ liệu, bảo đảm có những chính sách thật sự đặc thù, vượt trội.

Chống lãng phí luôn là một trong những chủ đề "nóng" được Quốc hội quan tâm
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng văn hóa chống lãng phí vì sự phát triển phồn vinh của đất nước

Xây dựng văn hóa chống lãng phí trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của đất nước không chỉ là một nhiệm vụ quan trọng mà còn là yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển bền vững và lâu dài của Việt Nam. Thông điệp về xây dựng văn hóa chống lãng phí mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nêu ra chính là định hướng chiến lược quan trọng để đảm bảo sự phát triển lâu dài và phồn thịnh cho đất nước.

Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Thấu tình đạt lý, thuyết phục trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân

Với những vụ việc kéo dài, cần giải quyết thấu tình đạt lý, tới nơi tới chốn, có tính thuyết phục, đặc biệt phải làm một cách bài bản hơn nữa trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Đây là yêu cầu được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đưa ra tại Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến về các báo cáo liên quan đến giải quyết kiến nghị của cử tri và khiếu nại, tố cáo của công dân.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu kết luận nội dung thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Có nên quy định về giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội không?

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại Phiên họp thứ 38, các thành viên UBTVQH đều nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường hoạt động giám sát theo đúng chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội, HĐND các cấp. Đặc biệt cần thể hiện cho được những tư tưởng đổi mới trong hoạt động này. Trong đó, một trong những đề nghị mới, đó là có nên quy định về giải trình của UBTVQH để đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong giai đoạn mới hiện nay, bảo đảm tính phản ứng nhanh và vai trò của cơ quan thường trực của Quốc hội.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Nội dung báo cáo cần mang tiếng nói của cử tri và Nhân dân

Tại Phiên họp thứ 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV; kết quả tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư của công dân và kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024. Đồng thời, tham gia ý kiến về dự thảo Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV
Diễn đàn Quốc hội

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chất vấn

Chất vấn là một hình thức giám sát trực tiếp và thường xuyên nhằm làm sáng tỏ những vấn đề được chất vấn và xác định rõ trách nhiệm của chức danh bị chất vấn. Đây là một trong những hình thức giám sát có hiệu lực, hiệu quả cao và thiết thực nhất. Do đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chất vấn là yêu cầu cần thiết, khách quan của Quốc hội.

Toàn cảnh phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm tính khả thi, không tạo ra khó khăn, vướng mắc mới

Cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 Luật về đầu tư, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật để bảo đảm tính khả thi, thực tế, cụ thể của các điều khoản, không để xảy ra tình trạng sửa đổi nhưng lại tạo thêm khó khăn, vướng mắc, bất cập mới, hoặc gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản của Nhà nước, gây bất lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Đánh giá tác động kỹ lưỡng khi luật hóa chính sách đang thực hiện thí điểm
Quốc hội và Cử tri

Đánh giá tác động kỹ lưỡng khi luật hóa chính sách đang thực hiện thí điểm

Trong dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) lần này, Chính phủ đề nghị luật hóa một số chủ trương đang thực hiện thí điểm. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, đối với các chính sách đã và đang thực hiện thí điểm phải đánh giá tác động đầy đủ, minh chứng được khi áp dụng mang lại hiệu quả thì mới quy định vào luật.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực
Quốc hội và Cử tri

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT - XH năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển KT - XH năm 2025 tại phiên họp sáng 9.10, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tăng cường kỷ luật, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực, với phương châm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm, địa phương hưởng".

Quyết liệt chỉ đạo, giải quyết dứt điểm những vấn đề nổi cộm
Diễn đàn Quốc hội

Quyết liệt chỉ đạo, giải quyết dứt điểm những vấn đề nổi cộm

Cho ý kiến vào kết quả thực hiện công tác dân nguyện tháng 9.2024; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024; kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn, sớm khắc phục những vấn đề nổi cộm để báo cáo Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước.

Đoàn giám sát khảo sát tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh Tiền Giang
Diễn đàn Quốc hội

Vận dụng tối đa chính sách, pháp luật, mang lại hiệu quả cao nhất

Chỉ rõ thực tế, yêu cầu về khiếu nại, tố cáo sẽ luôn hiện hữu, phát sinh với nhiều mức độ khác nhau, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình đề nghị, Tiền Giang không chủ quan, hài lòng với những kết quả đạt được mà cần lường trước thuận lợi, khó khăn. Đặc biệt, trong đối thoại với Nhân dân, cần vận dụng tối đa chính sách, pháp luật để mang lại hiệu quả cao nhất trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.