Giải pháp gì để bảo đảm thị trường bất động sản phát triển lành mạnh

ĐBQH Lê Thanh Vân (Cà Mau): Thị trường bất động sản có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, siết chặt tín dụng đối với bất động sản có thể dẫn đến hệ lụy là thị trường sẽ đình trệ và người nghèo, nhất là người nghèo ở đô thị khó có thể mua được nhà giá rẻ hơn như mong muốn, trong khi đó thì mục đích quản lý của Nhà nước đó là chống đầu cơ, chống bong bóng bất động sản và trên thực tế vẫn có nhiều doanh nghiệp bất động sản làm ăn nghiêm túc, đúng pháp luật. Với tư cách là người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước thì Thống đốc có giải pháp gì về chính sách tiền tệ để bảo đảm cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh?

Giải pháp gì để bảo đảm thị trường bất động sản phát triển lành mạnh -0

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng: Thị trường bất động sản bao gồm rất nhiều chủ thể và cũng thu hút được rất nhiều nguồn đầu tư khác và tín dụng là một kênh tham gia đầu tư về thị trường bất động sản. Trong rất nhiều năm trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước đều có một chủ trương là đối với vốn tín dụng thì mở rộng tín dụng phải đi đôi với an toàn, hiệu quả và tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và kiểm soát vốn vào những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Đối với lĩnh vực bất động sản rủi ro, đây là sự quan tâm nhất của hoạt động ngân hàng. Rủi ro mất vốn, rủi ro của tín dụng - đây là các tổ chức tín dụng phải thực hiện cho vay khi khách hàng đủ điều kiện và phải bảo đảm khả năng trả nợ. Nhưng một rủi ro vô cùng quan trọng, đó là rủi ro về thanh khoản, vì bản chất của tín dụng bất động sản thường giá trị lớn và kỳ hạn dài, trong khi đó tiền gửi của hệ thống ngân hàng lại là tiền gửi ngắn hạn. Nếu các tổ chức tín dụng cho vay không kiểm soát được, có thể có những thời điểm khách hàng đến rút tiền thì lại chưa đòi được những khoản nợ dài hạn. Chính vì như vậy, xuyên suốt trong những năm qua, Ngân hàng Nhà nước có những quy định pháp luật để kiểm soát rủi ro như vậy. Còn việc thực hiện cho vay đối với lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản thì do tổ chức tín dụng tự thỏa thuận với khách hàng và quyết định nhưng trên cơ sở phải bảo đảm được an toàn hoạt động của chính tổ chức tín dụng của mình và theo đó là của cả hệ thống.

ĐBQH Đỗ Thị Việt Hà (Bắc Giang): Thị trường bất động sản đã, đang và dự báo có thể sẽ tiếp tục có biến động, tình trạng nhà đầu tư đầu tư đầu cơ đẩy giá đất lên cao bất thường trong cuộc đấu giá gây sốt ảo bất động sản, bong bóng giá nhà đất, làm lũng đoạn thị trường, dòng tiền đầu tư vào hoạt động kinh doanh bất động sản là rất lớn, trong đó có nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Tình trạng này cũng ảnh hưởng đến việc cấp tín dụng, định giá tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng. Cho vay kinh doanh bất động sản vẫn là lĩnh vực rủi ro đối với hoạt động ngân hàng.

Trước thực trạng trên, Thống đốc sẽ đưa ra những công cụ, biện pháp gì toàn diện hơn, mạnh mẽ hơn để quản lý, kiểm soát có hiệu quả hơn nguồn vốn cho vay kinh doanh bất động sản?

Giải pháp gì để bảo đảm thị trường bất động sản phát triển lành mạnh -0

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng: Thị trường bất động sản có những tài sản tăng giá, thổi giá như vậy sẽ liên quan đến các khoản vay có tài sản  bảo đảm. Trên thực tế, các tổ chức tín dụng khi cho vay thì có thể có tài sản bảo đảm bằng bất động sản. Ngân hàng Nhà nước đã có những quy định và chỉ đạo các tổ chức tín dụng là khi đã cho vay, các khoản vay có tài sản bảo đảm thì phải thường xuyên đánh giá lại những tài sản bảo đảm để nhận diện những rủi ro của khoản vay đó. Đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng cho vay có tài sản bảo đảm mà tài sản bảo đảm đó ở những địa bàn giá bất động sản bong bóng và rất cao thì các tổ chức tín dụng cũng phải rất cẩn trọng trong vấn đề kiểm soát rủi ro khi cho vay đối với lĩnh vực này.

Diễn đàn Quốc hội

Cơ sở quan trọng để Quốc hội tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế phát triển khoa học công nghệ
Diễn đàn Quốc hội

Cơ sở quan trọng để Quốc hội tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế phát triển khoa học công nghệ

Việc Bộ Chính trị ban hành một Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia với những giải pháp rõ ràng, toàn diện, đặc biệt là việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương do Tổng Bí thư Tô Lâm đứng đầu đã thể hiện tầm nhìn chiến lược, sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng ta đối với lĩnh vực đặc biệt quan trọng này. Nhấn mạnh như vậy, các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà khoa học cũng cho rằng, Nghị quyết là cơ sở quan trọng để Quốc hội tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế phát triển khoa học công nghệ hiện nay.

Quang cảnh hội thảo
Diễn đàn Quốc hội

Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định pháp luật về công tác dân nguyện

Nhấn mạnh việc thực hiện có hiệu quả công tác dân nguyện góp phần khẳng định bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đồng thời thể hiện rõ nét tính chất dân chủ của xã hội, để đổi mới công tác dân nguyện của Quốc hội Việt Nam đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến hết năm 2030, tầm nhìn 2045, các đại biểu tại Hội thảo “Thành tựu và những dấu ấn nổi bật của Quốc hội khóa XV” cho rằng, cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định pháp luật về công tác dân nguyện.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy
Diễn đàn Quốc hội

Hạn chế đầu cơ, giữ mỏ nhằm trục lợi chính sách

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy, Luật Địa chất và khoáng sản năm 2024 đã bổ sung phạm vi điều chỉnh đối với hoạt động chế biến khoáng sản, nhằm thực hiện giải pháp phòng, chống lãng phí trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hoặc nhà máy chế biến khoáng sản khi chưa xác định rõ nguồn nguyên liệu của dự án, hạn chế đầu cơ, giữ mỏ nhằm trục lợi chính sách.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Viết Chức
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng bộ máy “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”

TS. Nguyễn Viết Chức - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (nay là Ủy ban Văn hóa, Giáo dục) tin tưởng, chủ trương tinh gọn bộ máy của cả hệ thống chính trị hiện đang được triển khai sẽ mang lại kết quả rất lớn để xây dựng bộ máy “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả” như Tổng Bí thư Tô Lâm và Trung ương đã xác định.

Thực thi kịp thời, có hiệu quả cam kết trước Quốc hội, cử tri và Nhân dân cả nước
Diễn đàn Quốc hội

Thực thi kịp thời, có hiệu quả cam kết trước Quốc hội, cử tri và Nhân dân cả nước

Sau 29,5 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, tập trung cao độ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của Nhân dân, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra.

Toàn cảnh phiên họp Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất
Diễn đàn Quốc hội

Công khai, minh bạch, không để trục lợi chính sách, thất thoát, lãng phí

Trong Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất được thông qua tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua, Quốc hội quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất (dự án thí điểm) trên phạm vi toàn quốc đối với 4 trường hợp.

ĐBQH Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Xử lý trách nhiệm với trường hợp chậm thi hành pháp luật về hành chính

Trước những con số cho thấy bản án hành chính còn tồn đọng qua các năm có xu hướng tăng, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần làm rõ tại sao lại tăng ở mục thi hành xong nhưng cũng tăng ở số bản án tồn đọng? Đồng thời, cần tổng kiểm tra, rà soát toàn diện tình hình giải quyết các vụ việc, xét xử, thi hành án hành chính, từ đó có các giải pháp quyết liệt, tích cực tập trung giải quyết các vụ việc, vụ án tồn đọng, kéo dài, dư luận xã hội, Nhân dân bức xúc kiến nghị.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Dựa vào Nhân dân để đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

PGS.TS Lê Minh Thông - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật

Mô hình tổ chức của các tổ chức chính trị - xã hội phải đa dạng và linh hoạt hơn, thích ứng với các môi trường cụ thể của cơ quan nhà nước, sản xuất, kinh doanh, địa bàn dân cư. Tiếp tục sắp xếp lại tổ chức bộ máy của MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội các cấp theo đúng tính chất của một tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích của người dân, không rập khuôn máy móc theo mô hình cơ quan nhà nước. Tập trung xây dựng tổ chức bộ máy hợp lý tại cấp trung ương và cấp cơ sở, tinh gọn thực chất và mạnh mẽ cơ cấu tổ chức tại cấp trung gian, giảm đầu mối trực thuộc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc tiêu chí xác định mức hỗ trợ doanh nghiệp, tránh phát sinh cơ chế “xin - cho”

Nhấn mạnh xây dựng Nghị định quy định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư nhằm kiến tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút, khuyến khích tất cả các loại hình doanh nghiệp, thành phần kinh tế đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu, việc quản lý, hỗ trợ Quỹ phải bảo đảm chặt chẽ, tránh tình trạng mất cân đối giữa khả năng đáp ứng của Quỹ với tổng số tiền cần hỗ trợ; nghiên cứu quy trình đánh giá để hỗ trợ chi phí một cách minh bạch, khách quan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Quốc hội và Cử tri

Quốc hội gương mẫu đi đầu trong hoàn thiện thể chế

"Quốc hội đã và đang chủ động chuyển từ tư duy quản lý sang kiến tạo, tăng cường giám sát, cải cách thủ tục hành chính; giảm chi phí, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân, xác định trách nhiệm gương mẫu đi đầu trong hoàn thiện thể chế, nâng cao "tuổi thọ" các luật; thực hiện tinh gọn bộ máy trong thời gian tới", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh tại Phiên họp sáng 10.12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản
Diễn đàn Quốc hội

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản

Với hơn 50 hoạt động của Chủ tịch Quốc hội và của các bộ, ngành, địa phương tham gia Đoàn với các đối tác của bạn, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã thành công rất tốt đẹp, đạt nhiều kết quả thực chất, toàn diện, trên các kênh Đảng, Quốc hội, Chính phủ, giao lưu nhân dân và các trụ cột của quan hệ Đối tác chiến lược với Singapore và Đối tác chiến lược toàn diện với Nhật Bản. Thông qua chuyến thăm, đã mở ra nhiều định hướng, cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản.

Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Cần có cơ chế khai thác, sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cần xác định rõ hơn vai trò của tiêu chuẩn tự nguyện và quy chuẩn bắt buộc trong từng lĩnh vực cụ thể. Nêu đề xuất này, các đại biểu Quốc hội cho rằng, quy định như vậy sẽ giúp doanh nghiệp và các tổ chức dễ dàng trong triển khai thực hiện, tránh lạm dụng hoặc áp đặt các tiêu chuẩn không phù hợp gây lãng phí nguồn lực.

Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Hồ Long
Diễn đàn Quốc hội

Đẩy mạnh phân cấp, tạo chủ động cho doanh nghiệp nhà nước

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã có những quy định để tiếp tục phân cấp mạnh hơn cho cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo chủ động, phát huy tính năng động, sáng tạo của doanh nghiệp nhà nước.

Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Thu Hà
Diễn đàn Quốc hội

Kỳ vọng những quyết sách tạo động lực phát triển đất nước

Tiếp nối và phát huy tinh thần đổi mới, trách nhiệm trước đất nước, trước cử tri Nhân dân, tại Kỳ họp thứ Tám vừa diễn ra, Quốc hội Khóa XV đã tập trung trí lực xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn. Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh NGUYỄN THỊ THU HÀ cho biết, cùng với tập thể Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tích cực tham gia và có nhiều đóng góp vào thành công chung của Kỳ họp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Cắt giảm thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn giá rẻ

Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số cần nghiên cứu, bổ sung các chính sách đặc thù phát triển doanh nghiệp công nghệ số nhỏ và vừa. Theo đó, cần quy định cụ thể các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về thông tin, cắt giảm thủ tục hành chính, thủ tục cấp phép, quy trình đo lường, kiểm định; hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn giá rẻ thông qua việc xem xét hỗ trợ bảo lãnh hoặc được bảo lãnh từ các ngân hàng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung
Quốc hội và Cử tri

Cần thêm chính sách ưu đãi, khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua đã giảm mức thuế đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa - lực lượng chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp ở nước ta. Đánh giá cao điều này, song một số đại biểu Quốc hội cũng đề nghị tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các chính sách ưu đãi hơn dành cho doanh nghiệp để khuyến khích phát triển khu vực kinh tế tư nhân.