Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi)

Đánh giá kỹ tác động khi bổ sung quy định về lệ phí đăng ký sử dụng, phí duy trì sử dụng số hiệu mạng

Trong dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét, thông qua tới đây có bổ sung quy định về lệ phí đăng ký sử dụng, phí duy trì sử dụng số hiệu mạng. Đây là chính sách mới và sẽ làm phát sinh nghĩa vụ tài chính. Thảo luận tại phiên họp chiều 14.11, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu, các cơ quan đánh giá kỹ tác động, tránh xung đột với các luật liên quan.  

Đánh giá kỹ tác động khi bổ sung quy định về lệ phí đăng ký sử dụng, phí duy trì sử dụng số hiệu mạng
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Bổ sung lệ phí đăng ký sử dụng và phí duy trì sử dụng số hiệu mạng

Hiện nay, các tổ chức quốc tế, khu vực thu phí đăng ký sử dụng số hiệu mạng. Thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ Sáu đã có đại biểu Quốc hội đề nghị, làm rõ quy định này có làm ảnh hưởng đến các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam hay không? Và Việt Nam có thu phí số hiệu mạng không, nếu có thì đề nghị đánh giá kỹ tác động?

Giải trình tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 14.11, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, khoản 28 Điều 3 dự thảo Luật quy định, tài nguyên Internet là tập hợp tên miền, địa chỉ Internet, số hiệu mạng và tên, số khác thuộc quyền quản lý của Việt Nam, bao gồm tài nguyên Internet Việt Nam và tài nguyên Internet quốc tế được các tổ chức quản lý quốc tế phân bổ cho tổ chức, cá nhân sử dụng tại Việt Nam.

Đánh giá kỹ tác động khi bổ sung quy định về lệ phí đăng ký sử dụng, phí duy trì sử dụng số hiệu mạng
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam hiện đã triển khai việc thu lệ phí đăng ký sử dụng, phí duy trì sử dụng đối với tên miền ".vn", địa chỉ Internet (quy định trong Danh mục phí, lệ phí ban hành theo Phụ lục 01 Luật Phí và Lệ phí). Luật Phí và lệ phí chưa quy định về lệ phí đăng ký sử dụng, phí duy trì sử dụng số hiệu mạng, vì từ trước đến nay Tổ chức quản lý địa chỉ Internet/số hiệu mạng khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APNIC) không thực hiện việc thu phí số hiệu mạng.

Tuy nhiên, APNIC vừa thông báo kế hoạch điều chỉnh các khoản thu đối với tài nguyên Internet (trao đổi định hướng tại kỳ họp APNIC 56 và công bố trên website), theo đó, sẽ thực hiện thu phí số hiệu mạng từ ngày 1.1.2025. Chính sách của APNIC sẽ miễn phí đối với 2 số hiệu mạng đầu tiên, từ số hiệu mạng thứ 3 trở đi sẽ phải đóng phí đăng ký 500 AUD với mỗi số hiệu mạng và phí duy trì là 100 AUD/năm.

Qua rà soát, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho biết, tính đến tháng 10.2023, trong số 614 tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam đã đăng ký sử dụng số hiệu mạng, chỉ có 4 doanh nghiệp thuộc đối tượng phải nộp phí sử dụng số hiệu mạng theo chính sách mới của APNIC. Do đó, “việc bổ sung quy định thu phí, lệ phí số hiệu mạng sẽ tạo cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của tổ chức quốc tế nhằm bảo đảm duy trì hoạt động mạng, dịch vụ Internet”, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Quang Huy nêu rõ.

“Đây là nghĩa vụ bắt buộc, thực hiện theo thông lệ, quy định quốc tế. Nếu Việt Nam không có quy định về phí, lệ phí cho số hiệu mạng, các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nhiều số hiệu mạng sẽ gặp khó khăn trong việc đăng ký, sử dụng số hiệu mạng và ảnh hưởng đến hoạt động mạng, dịch vụ của doanh nghiệp trong thời gian tới”. Nêu thực tế này, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Quang Huy cho biết, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã bổ sung, chỉnh lý quy định về nội dung này và thể hiện tại điểm d khoản 9 Điều 50, cũng như tại khoản 4, khoản 5 Điều 71. Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cũng đề nghị, Chính phủ có ý kiến chính thức và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung này dựa trên cơ sở đánh giá tác động đầy đủ.

Đây là một chính sách mới. Nhấn mạnh điều này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, trước khi báo cáo Quốc hội xem xét, thông qua chính sách này, các cơ quan cần báo cáo rõ, việc xác định thu phí việc sử dụng số hiệu mạng của APNIC thực hiện như thế nào? Có thông qua cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam hay không?

Dự kiến nếu được Quốc hội thông qua, Luật Viễn thông (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2025, và khi đó tất cả các tổ chức, cá nhân được phân bổ kho số viễn thông, tài nguyên Internet ở nước ta là đối tượng có trách nhiệm nộp phí duy trì số hiệu mạng theo quy định tại Điều 50 của Luật này. Vì vậy, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cần làm rõ đối tượng nộp phí, miễn giảm phí, mức phí… có phải quy định cụ thể trong dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) không và ai sẽ quy định? Đánh giá tác động đối với chính sách mới này đã đầy đủ hay chưa? Nếu đồng ý bổ sung chính sách này trong dự thảo Luật, thì các vấn đề cụ thể, như đối tượng nộp phí, nguyên tắc miễn giảm mức phí… sẽ quy định ở đâu?

Đánh giá kỹ tác động khi bổ sung quy định về lệ phí đăng ký sử dụng, phí duy trì sử dụng số hiệu mạng
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Giải trình về nội dung này, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long cho biết, trong danh mục phí, lệ phí được ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí hiện hành chưa quy định về phí, lệ phí cho sử dụng số hiệu mạng. Do vậy, có kiến nghị đưa vào nội dung của Luật Viễn thông, đồng thời bổ sung vào Luật Phí và lệ phí để bao hàm đầy đủ các nội dung này. Khẳng định “Bộ đã đánh giá tác động đầy đủ”, Thứ trưởng Phạm Đức Long cho biết, mức phí, lệ phí sẽ triển khai thu tới đây không lớn, số lượng doanh nghiệp chịu tác động cũng không nhiều.  

Về vấn đề ai hướng dẫn hoặc quy định liên quan đến những loại phí và lệ phí này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, Luật Phí và lệ phí đã quy định rõ thẩm quyền thực hiện những vấn đề nêu trên. Ngoài ra, tại khoản 4, khoản 5 Điều 71, dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) có quy định liên quan đến Bộ Tài chính, thì "chính là giao cho Bộ trưởng Bộ Tài chính, theo quy định của Luật Phí và lệ phí, sẽ hướng dẫn các nội dung liên quan đến phí, lệ phí của số hiệu mạng".

Đánh giá kỹ tác động khi bổ sung quy định về lệ phí đăng ký sử dụng, phí duy trì sử dụng số hiệu mạng
 Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Ghi nhận chính sách mới này, song Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho rằng, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Thông tin và Truyền thông cần làm rõ thêm phí này là Việt Nam thu hộ APNIC, hay thu nộp vào ngân sách? Nếu đây là khoản phí của tổ chức quốc tế và chúng ta chỉ thu hộ sẽ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Phí và lệ phí, vì Luật này đã quy định rõ “phí, lệ phí quy định tại Luật này là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước và không chịu thuế” (Khoản 1, Điều 11). Như vậy, “chỉ cần dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) quy định về nội dung này để thực hiện đúng cam kết quốc tế khi chúng ta sử dụng kho số tài nguyên được phân bổ, thì không cần sửa đổi Luật Phí và lệ phí hiện hành”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nêu rõ.

Có cần sửa đổi Luật Phí và lệ phí không?

Giải trình về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho rằng, theo Điều 3, Luật Phí và lệ phí hiện hành, thì phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao, cung cấp dịch vụ được quy định trong danh mục phí và lệ phí kèm theo Luật này. Còn lệ phí được định nghĩa là khoản tiền được ấn định và các tổ chức, cá nhân phải nộp khi các cơ quan Nhà nước cung cấp dịch vụ công phục vụ công việc quản lý Nhà nước được quy định trong danh mục phí và lệ phí ban hành theo luật này. Do đó, theo Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi, nếu chúng ta không quy định về hai loại phí và lệ phí này trong Luật Phí và lệ phí để điều chỉnh danh mục phí, lệ phí hiện hành thì sẽ không thu được. “Vẫn cần quy định nội dung này ở dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi), qua đó mới có nguồn để trả cho Quỹ Internet châu Á - Thái Bình Dương, cũng như quốc tế”, Thứ trưởng nói.

Nhắc lại quy định tại khoản 1, Điều 11, Luật Phí và lệ phí, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng một lần nữa khẳng định, nếu đây chỉ là loại phí, lệ phí thu hộ cho tổ chức quốc tế, thì cần thống nhất điều chỉnh trong dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi), nhưng không phải điều chỉnh trong Luật Phí và lệ phí vì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này.

Về vấn đề còn có ý kiến khác nhau này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, các cơ quan cần rà soát để bảo đảm tương thích giữa dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) với Luật Phí và lệ phí, Luật Quản lý thuế. Vì, Luật Quản lý thuế hiện hành quy định đối tượng điều chỉnh bao gồm thuế và các khoản phí, lệ phí, các khoản khác thuộc ngân sách nhà nước. Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, không thể nói phí, lệ phí không thuộc về ngân sách nhà nước, vì Luật Quản lý thuế đã có quy định. Do vậy, các cơ quan cần nghiên cứu, rà soát để xác định sửa đổi ở Luật Phí và lệ phí hay quy định rõ trong dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) cũng như xác định cơ quan nào quản lý, thực hiện thu hai loại phí và lệ phí này, chế độ, đối tượng nộp thế nào, chính sách miễn giảm thuế, lệ phí ra sao?… Chủ tịch Quốc hội cũng gợi mở, nếu đây là những khoản phí, lệ phí thu hộ cho tổ chức quốc tế, thì nên để Bộ Thông tin Truyền thông hướng dẫn, chứ không phải Bộ Tài chính, vì đây là những loại phí, lệ phí có tính chất chuyên ngành.

Diễn đàn Quốc hội

Tạo xung lực mới, thúc đẩy hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào
Quốc hội và Cử tri

Tạo xung lực mới, thúc đẩy hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức CHDCND Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45 từ ngày 17-19.10 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane. Trao đổi với báo chí tháp tùng Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại VŨ HẢI HÀ khẳng định, chuyến thăm đã thành công rất tốt đẹp. Thông qua những kết quả cụ thể đạt được, chuyến thăm chắc chắn sẽ tạo xung lực mới, thúc đẩy hợp tác toàn diện, thực chất trên các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư, tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp Việt Nam - Lào.

Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, kiến tạo phát triển

Sáng mai, 21.10, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV sẽ khai mạc, trong đó, Quốc hội dành phần lớn thời gian cho công tác lập pháp với số lượng các dự luật nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Nhấn mạnh tinh thần đổi mới trong tư duy xây dựng pháp luật, các đại biểu Quốc hội cũng kỳ vọng, các quyết sách được Quốc hội đưa ra tại Kỳ họp sẽ giúp khơi thông điểm nghẽn về thể chế, pháp luật, kiến tạo cho phát triển, tạo tiền đề cho việc “về đích” thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của cả nhiệm kỳ.

ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh)
Diễn đàn Quốc hội

Quyết sách đúng đắn, tạo đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội

Với khối lượng công việc rất lớn, rất quan trọng sẽ được trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ Tám, các đại biểu Quốc hội khẳng định sẽ thảo luận, xem xét thực sự khách quan, toàn diện, trọng tâm, qua đó đưa ra những quyết sách đúng đắn, có ý nghĩa như đòn bẩy, động lực thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10 Khóa XIII
Diễn đàn Quốc hội

Bài 2: Giải quyết ở tầm nhìn và chủ thuyết trong quan hệ toàn diện phát triển kinh tế với chính trị, văn hóa

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản

Cần thiết phải thấy rằng, mỗi quyết sách về kinh tế cần bắt đầu từ nền móng trước hết là một quyết sách về chính trị, văn hóa và nhân văn, để tránh rơi vào quyết định luận kinh tế đơn thuần, nhất là khắc chế quy luật tàn khốc “cá lớn nuốt cá bé”, “kinh tế vị kinh tế”, “tiền vị tiền”, cổ xúy vô hình cho thói “tiền trao cháo múc”, “trả tiền ngay, lạnh lùng không tình nghĩa”… của kinh tế thị trường mà không ít quốc gia mắc phải khi cùng xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường.

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18/9 đến ngày 20/9/2024 tại Thủ đô Hà Nội
Diễn đàn Quốc hội

Bài 1: Đổi mới để phát triển thể chế và thể chế vì đổi mới, dân chủ, pháp quyền

Lời Tòa soạn: Sau gần 40 năm, công cuộc Đổi mới toàn diện, đồng bộ đã đi đúng hướng. Tuy nhiên, không ít tiềm năng, lợi thế và xung lực đổi mới, ở góc độ nào đó, chưa được khai thác ngang tầm, sử dụng hiệu quả và khởi động đúng mức. Từ thực tiễn phát triển công cuộc Đổi mới sau 40 năm và dự báo tương lai càng cho thấy, tầm nhìn - thể chế - lực lượng là ba nhân tố cơ bản quyết định thành công. Để góp phần luận giải sâu hơn về nội dung này,
Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản xoay quanh chủ đề: “Phát triển tầm nhìn, thể chế và lực lượng đổi mới trong kỷ nguyên mới”.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu về dự án Luật Dữ liệu
Diễn đàn Quốc hội

Cần chính sách đặc thù, vượt trội

Nhấn mạnh dữ liệu vừa là tài nguyên vừa là nguồn lực vừa là động lực mới cho sự phát triển, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát dự thảo Luật Dữ liệu, bảo đảm có những chính sách thật sự đặc thù, vượt trội.

Chống lãng phí luôn là một trong những chủ đề "nóng" được Quốc hội quan tâm
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng văn hóa chống lãng phí vì sự phát triển phồn vinh của đất nước

Xây dựng văn hóa chống lãng phí trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của đất nước không chỉ là một nhiệm vụ quan trọng mà còn là yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển bền vững và lâu dài của Việt Nam. Thông điệp về xây dựng văn hóa chống lãng phí mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nêu ra chính là định hướng chiến lược quan trọng để đảm bảo sự phát triển lâu dài và phồn thịnh cho đất nước.

Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Thấu tình đạt lý, thuyết phục trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân

Với những vụ việc kéo dài, cần giải quyết thấu tình đạt lý, tới nơi tới chốn, có tính thuyết phục, đặc biệt phải làm một cách bài bản hơn nữa trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Đây là yêu cầu được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đưa ra tại Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến về các báo cáo liên quan đến giải quyết kiến nghị của cử tri và khiếu nại, tố cáo của công dân.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu kết luận nội dung thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Có nên quy định về giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội không?

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại Phiên họp thứ 38, các thành viên UBTVQH đều nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường hoạt động giám sát theo đúng chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội, HĐND các cấp. Đặc biệt cần thể hiện cho được những tư tưởng đổi mới trong hoạt động này. Trong đó, một trong những đề nghị mới, đó là có nên quy định về giải trình của UBTVQH để đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong giai đoạn mới hiện nay, bảo đảm tính phản ứng nhanh và vai trò của cơ quan thường trực của Quốc hội.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Nội dung báo cáo cần mang tiếng nói của cử tri và Nhân dân

Tại Phiên họp thứ 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV; kết quả tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư của công dân và kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024. Đồng thời, tham gia ý kiến về dự thảo Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV
Diễn đàn Quốc hội

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chất vấn

Chất vấn là một hình thức giám sát trực tiếp và thường xuyên nhằm làm sáng tỏ những vấn đề được chất vấn và xác định rõ trách nhiệm của chức danh bị chất vấn. Đây là một trong những hình thức giám sát có hiệu lực, hiệu quả cao và thiết thực nhất. Do đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chất vấn là yêu cầu cần thiết, khách quan của Quốc hội.

Toàn cảnh phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm tính khả thi, không tạo ra khó khăn, vướng mắc mới

Cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 Luật về đầu tư, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật để bảo đảm tính khả thi, thực tế, cụ thể của các điều khoản, không để xảy ra tình trạng sửa đổi nhưng lại tạo thêm khó khăn, vướng mắc, bất cập mới, hoặc gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản của Nhà nước, gây bất lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Đánh giá tác động kỹ lưỡng khi luật hóa chính sách đang thực hiện thí điểm
Quốc hội và Cử tri

Đánh giá tác động kỹ lưỡng khi luật hóa chính sách đang thực hiện thí điểm

Trong dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) lần này, Chính phủ đề nghị luật hóa một số chủ trương đang thực hiện thí điểm. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, đối với các chính sách đã và đang thực hiện thí điểm phải đánh giá tác động đầy đủ, minh chứng được khi áp dụng mang lại hiệu quả thì mới quy định vào luật.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực
Quốc hội và Cử tri

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT - XH năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển KT - XH năm 2025 tại phiên họp sáng 9.10, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tăng cường kỷ luật, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực, với phương châm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm, địa phương hưởng".

Quyết liệt chỉ đạo, giải quyết dứt điểm những vấn đề nổi cộm
Diễn đàn Quốc hội

Quyết liệt chỉ đạo, giải quyết dứt điểm những vấn đề nổi cộm

Cho ý kiến vào kết quả thực hiện công tác dân nguyện tháng 9.2024; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024; kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn, sớm khắc phục những vấn đề nổi cộm để báo cáo Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước.

Đoàn giám sát khảo sát tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh Tiền Giang
Diễn đàn Quốc hội

Vận dụng tối đa chính sách, pháp luật, mang lại hiệu quả cao nhất

Chỉ rõ thực tế, yêu cầu về khiếu nại, tố cáo sẽ luôn hiện hữu, phát sinh với nhiều mức độ khác nhau, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình đề nghị, Tiền Giang không chủ quan, hài lòng với những kết quả đạt được mà cần lường trước thuận lợi, khó khăn. Đặc biệt, trong đối thoại với Nhân dân, cần vận dụng tối đa chính sách, pháp luật để mang lại hiệu quả cao nhất trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.