Cần cơ chế đặc thù cho từng nguồn vốn huy động phát triển đô thị sinh thái

Nhấn mạnh vốn là yếu tố tiên quyết và cơ chế, chính sách về huy động vốn là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt trong các cơ chế, chính sách tài chính hỗ trợ đầu tư, phát triển mô hình đô thị sinh thái, tại Hội thảo khoa học "Những vấn đề lý luận về đô thị sinh thái và cơ chế tài chính bảo đảm cho sự phát triển đô thị sinh thái", các đại biểu đề nghị, cần có cơ chế đặc thù cho từng nguồn vốn huy động.

Thiếu chính sách thuế thúc đẩy hình thành đô thị sinh thái

Tại Hội thảo do Viện Nghiên cứu lập pháp phối hợp với Ban Chủ nhiệm Đề tài “Hoàn thiện cơ chế tài chính, chính sách thuế nhằm phát triển mô hình đô thị sinh thái ở Việt Nam” tổ chức, các đại biểu nêu rõ, đô thị sinh thái là một hình mẫu đô thị lý tưởng và là mục tiêu hướng tới của các đô thị, nhất là các khu đô thị, các thành phố mới không chỉ ở nước ta mà trên toàn thế giới.

Theo đại diện trường Đại học Xây dựng Hà Nội, TS. KTS. Phạm Tuấn Anh, hiện nay, nước ta mới chỉ hình thành được các đô thị theo hướng sinh thái. Trong đó, có thể kể đến khu đô thị mới Ecopark (Hưng Yên). Đây được cho là một trong những khu đô thị đạt được nhiều yếu tố của đô thị sinh thái bởi mật độ cây xanh và mặt nước lớn của đô thị này. Khu đô thị Ecopark có tổng diện tích khoảng 500 ha, được quy hoạch với hơn 20% diện tích là mặt nước và cây xanh, tỷ lệ xây dựng là 21%.

Nhiều đô thị trên cả nước đã và đang thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng sinh thái hoặc tiếp cận sinh thái, trở thành chiến lược phát triển của các đô thị. Điển hình là TP. Hà Nội, TP. Hải Phòng, TP. Vũng Tàu, TP. Cần Thơ, TP. Hội An… Cụm từ "sinh thái" được sử dụng nhiều hơn trong các mục tiêu quy hoạch. Tuy nhiên, TS. KTS. Phạm Tuấn Anh cho rằng, “nếu chỉ dừng lại ở tên gọi trong các đồ án quy hoạch chung của các đô thị thì chưa đủ", mà đòi hỏi phải có "một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ, thống nhất và liên thông giữa các lĩnh vực nhằm tạo ra hành lang pháp lý đầy đủ, tạo lập các cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy phát triển các đô thị hiệu quả”.

Cần cơ chế đặc thù cho từng nguồn vốn huy động phát triển đô thị sinh thái -0
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: H. Ngọc

Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính – Ngân sách (Văn phòng Quốc hội), TS. Nguyễn Minh Tân cho biết, theo khảo sát, cho đến nay chưa có một nghiên cứu đồng bộ, bài bản và chuyên sâu về xây dựng cơ chế tài chính, chính sách thuế gắn với mục tiêu phát triển đô thị bền vững theo hướng mô hình đô thị sinh thái nhằm đáp ứng mục tiêu và quan điểm của Đảng, Nhà nước cũng như nhu cầu thực tế của xã hội.

Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong việc phát triển đô thị nói chung và đô thị sinh thái nói riêng được Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính – Ngân sách chỉ ra là, thiếu hệ thống lý thuyết, mô hình thực tế để xác định tiêu chí đánh giá đô thị sinh thái phù hợp với điều kiện hiện tại của nước ta; chưa xây dựng được mô hình chính quyền đô thị phù hợp, phân cấp, phân quyền đủ mạnh để tối đa hóa nguồn lực trong và ngoài nước; còn lúng túng trong việc thiết kế chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế đô thị nói chung và cơ chế tài chính, chính sách thuế nói riêng nhằm thúc đẩy phát triển mô hình đô thị sinh thái.

"Nước ta rất cần đến đô thị sinh thái, bởi sau một quá trình đô thị hóa “nóng, chóng mặt và mất kiểm soát”, nhiều khu vực nội đô đã rơi vào tình trạng quá tải đô thị, do mật độ xây dựng quá dày đặc, giao thông tắc nghẽn, ô nhiễm, lụt lội, cháy nổ... Bên cạnh đó các khu vực không gian xanh tự nhiên ven đô liên tục bị xâm lấn, triệt tiêu. Hệ quả nhãn tiền nhất của phát triển đô thị ồ ạt là sự thu hẹp không gian xanh làm các chỉ số môi trường bị suy giảm trầm trọng. Chính vì chưa có các quy định pháp lý để xác định tiêu chuẩn của đô thị sinh thái dẫn đến thiếu các cơ chế tài chính, chính sách thuế nhằm thúc đẩy sự phát triển, hình thành đô thị sinh thái ở Việt Nam", Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính – Ngân sách nhấn mạnh. 

Xác lập cơ chế phân bổ vốn ngân sách nhà nước

Nhấn mạnh vốn là yếu tố tiên quyết trong quá trình phát triển đô thị sinh thái và cơ chế chính sách về huy động vốn là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt trong các cơ chế, chính sách tài chính hỗ trợ phát triển mô hình này, đại diện Học viện Tài chính, PGS.TS Phạm Ngọc Dũng đề xuất, cần có cơ chế đặc thù cho từng nguồn huy động.

Với nguồn ngân sách nhà nước cho xây dựng, phát triển đô thị sinh thái, PGS.TS Phạm Ngọc Dũng cho rằng, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước thường bị giới hạn eo hẹp, do đó để tăng chi đầu tư phát triển, cần phải tìm các giải pháp để tăng quy mô ngân sách nhà nước. Cách thức chủ yếu làm tăng quy mô ngân sách nhà nước là dựa vào hệ thống chính sách thuế, phí, lệ phí.

"Khi tạo ra được cơ chế làm tăng quy mô của ngân sách nhà nước, để có thể huy động trực tiếp được vốn từ kênh ngân sách nhà nước cho đầu tư, một vấn đề không kém phần quan trọng là phải xác lập cách thức phân bổ trực tiếp vốn đầu tư từ kênh ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển các khu đô thị nói chung và đô thị sinh thái nói riêng. Nói cách khác là phải xác lập được cơ chế phân bổ vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển đô thị sinh thái", PGS.TS Phạm Ngọc Dũng nói. 

Đối với cơ chế huy động vốn từ các doanh nghiệp nhà nước cho đô thị sinh thái, việc khai thác nguồn vốn doanh nghiệp nhà nước để đầu tư cho đô thị sinh thái chỉ có thể thực hiện được với các dự án cơ sở hạ tầng, dự án khu đô thị mới, các khu vui chơi giải trí, các khu sinh cảnh… qua các hình thức BOT (Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao), ROT (Khôi phục – Khai thác – Chuyển giao). Qua đó, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư thông qua các cơ chế, chính sách cụ thể.

Với cơ chế huy động vốn đầu tư từ nguồn phát hành trái phiếu Chính phủ, việc phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển đô thị sinh thái cần theo nguyên tắc gắn với kế hoạch đầu tư, các công trình ưu tiên, gắn với vấn đề nợ đọng vốn xây dựng cơ bản theo quy định của Chính phủ.

Đáng lưu ý, để mở rộng khai thác các nguồn vốn cho đầu tư của mỗi địa phương, Nhà nước cần phải đẩy mạnh phân cấp ngân sách giữa Trung ương và địa phương, nhằm tạo ra cơ chế chủ động cho chính quyền địa phương mở rộng huy động vốn đầu tư thông qua các hình thức tín dụng như: vay nợ các định chế tài chính, phát hành trái phiếu...

Bên cạnh đó, cần có cơ chế, chính sách ưu đãi tài chính đối với đầu tư phát triển và hoạt động của đô thị sinh thái như chính sách ưu đãi thuế, phí và lệ phí. Theo đó, cần nghiên cứu để có ưu đãi về thuế đối với các nhà đầu tư, như: ưu đãi về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế xuất nhập khẩu đối với các doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư, kinh doanh trong khu đô thị sinh thái.

PGS.TS Phạm Ngọc Dũng đề xuất, đối với chính sách về thuế thu nhập cá nhân trong hoạt động đầu tư và sinh sống tại đô thị sinh thái cũng cần có cơ chế ưu đãi để người dân hào hứng tham gia đầu tư, góp vốn và sinh sống tại đô thị sinh thái. Các ưu đãi về phí và lệ phí đối với các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, các nhà đầu tư và cư dân cũng cần phải được ưu tiên áp dụng một cách thỏa đáng để môi trường đầu tư, sinh sống của doanh nghiệp cũng thật sự là đô thị sinh thái, là nơi đáng sống.

Diễn đàn Quốc hội

Chống lãng phí luôn là một trong những chủ đề "nóng" được Quốc hội quan tâm
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng văn hóa chống lãng phí vì sự phát triển phồn vinh của đất nước

Xây dựng văn hóa chống lãng phí trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của đất nước không chỉ là một nhiệm vụ quan trọng mà còn là yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển bền vững và lâu dài của Việt Nam. Thông điệp về xây dựng văn hóa chống lãng phí mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nêu ra chính là định hướng chiến lược quan trọng để đảm bảo sự phát triển lâu dài và phồn thịnh cho đất nước.

Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Thấu tình đạt lý, thuyết phục trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân

Với những vụ việc kéo dài, cần giải quyết thấu tình đạt lý, tới nơi tới chốn, có tính thuyết phục, đặc biệt phải làm một cách bài bản hơn nữa trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Đây là yêu cầu được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đưa ra tại Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến về các báo cáo liên quan đến giải quyết kiến nghị của cử tri và khiếu nại, tố cáo của công dân.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu kết luận nội dung thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Có nên quy định về giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội không?

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại Phiên họp thứ 38, các thành viên UBTVQH đều nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường hoạt động giám sát theo đúng chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội, HĐND các cấp. Đặc biệt cần thể hiện cho được những tư tưởng đổi mới trong hoạt động này. Trong đó, một trong những đề nghị mới, đó là có nên quy định về giải trình của UBTVQH để đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong giai đoạn mới hiện nay, bảo đảm tính phản ứng nhanh và vai trò của cơ quan thường trực của Quốc hội.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Nội dung báo cáo cần mang tiếng nói của cử tri và Nhân dân

Tại Phiên họp thứ 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV; kết quả tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư của công dân và kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024. Đồng thời, tham gia ý kiến về dự thảo Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV
Diễn đàn Quốc hội

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chất vấn

Chất vấn là một hình thức giám sát trực tiếp và thường xuyên nhằm làm sáng tỏ những vấn đề được chất vấn và xác định rõ trách nhiệm của chức danh bị chất vấn. Đây là một trong những hình thức giám sát có hiệu lực, hiệu quả cao và thiết thực nhất. Do đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chất vấn là yêu cầu cần thiết, khách quan của Quốc hội.

Toàn cảnh phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm tính khả thi, không tạo ra khó khăn, vướng mắc mới

Cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 Luật về đầu tư, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật để bảo đảm tính khả thi, thực tế, cụ thể của các điều khoản, không để xảy ra tình trạng sửa đổi nhưng lại tạo thêm khó khăn, vướng mắc, bất cập mới, hoặc gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản của Nhà nước, gây bất lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Đánh giá tác động kỹ lưỡng khi luật hóa chính sách đang thực hiện thí điểm
Quốc hội và Cử tri

Đánh giá tác động kỹ lưỡng khi luật hóa chính sách đang thực hiện thí điểm

Trong dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) lần này, Chính phủ đề nghị luật hóa một số chủ trương đang thực hiện thí điểm. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, đối với các chính sách đã và đang thực hiện thí điểm phải đánh giá tác động đầy đủ, minh chứng được khi áp dụng mang lại hiệu quả thì mới quy định vào luật.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực
Quốc hội và Cử tri

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT - XH năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển KT - XH năm 2025 tại phiên họp sáng 9.10, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tăng cường kỷ luật, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực, với phương châm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm, địa phương hưởng".

Quyết liệt chỉ đạo, giải quyết dứt điểm những vấn đề nổi cộm
Diễn đàn Quốc hội

Quyết liệt chỉ đạo, giải quyết dứt điểm những vấn đề nổi cộm

Cho ý kiến vào kết quả thực hiện công tác dân nguyện tháng 9.2024; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024; kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn, sớm khắc phục những vấn đề nổi cộm để báo cáo Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước.

Đoàn giám sát khảo sát tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh Tiền Giang
Diễn đàn Quốc hội

Vận dụng tối đa chính sách, pháp luật, mang lại hiệu quả cao nhất

Chỉ rõ thực tế, yêu cầu về khiếu nại, tố cáo sẽ luôn hiện hữu, phát sinh với nhiều mức độ khác nhau, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình đề nghị, Tiền Giang không chủ quan, hài lòng với những kết quả đạt được mà cần lường trước thuận lợi, khó khăn. Đặc biệt, trong đối thoại với Nhân dân, cần vận dụng tối đa chính sách, pháp luật để mang lại hiệu quả cao nhất trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Liệt sĩ Nguyễn Thị Diệu - Nhà giáo Anh hùng
Diễn đàn Quốc hội

Liệt sĩ Nguyễn Thị Diệu - Nhà giáo Anh hùng

Nhà giáo Nguyễn Thị Diệu - một liệt sĩ gan vàng dạ sắt, đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tô thắm thêm những trang sử vẻ vang của phong trào phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

Những ý kiến, kiến nghị của trẻ em cần được quan tâm, lắng nghe, tiếp thu
Diễn đàn Quốc hội

Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” nghị quyết của Quốc hội trẻ em

Những kiến nghị cụ thể về "Phòng, chống bạo lực học đường" và "Phòng, chống tác hại của thuốc lá và chất kích thích, đặc biệt trong môi trường học đường" đã được đưa vào Nghị quyết Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai. Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục NGUYỄN THỊ MAI THOA - Phó Trưởng Ban tổ chức phiên họp giả định cho rằng, Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” hoặc giao nhiệm vụ cho các cơ quan có thẩm quyền “thực thi” nghị quyết này.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm khả thi, phổ quát, công bằng

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại Phiên họp thứ 37, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, việc mở rộng đối tượng và mở rộng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế cần được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, bảo đảm tính khả thi, phổ quát, công bằng cũng như khả năng cân đối Quỹ bảo hiểm y tế và khả năng chi trả của người dân.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn Quốc hội trẻ em lần thứ Hai. Ảnh: Lâm Hiển
Diễn đàn Quốc hội

"Quốc hội trẻ em đã động chạm đến nhiều vấn đề cốt lõi"

Tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai, các đại biểu Quốc hội trẻ em đã chỉ ra rằng, bạo lực học đường, tác hại của thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường hiện đáng báo động, diễn ra dưới nhiều hình thức, cần triển khai nhiều giải pháp hiệu quả để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

Khai mạc Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ hai
Quốc hội và Cử tri

Cất cao tiếng nói của trẻ em

Vinh dự, tự hào khi đại diện cho hàng triệu trẻ em Việt Nam, mang theo tâm tư, nguyện vọng của bạn bè đồng trang lứa, các đại biểu Quốc hội trẻ em mong muốn cất cao tiếng nói, đưa ra ý kiến về những vấn đề xác đáng tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II năm 2024.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết thấu đáo các kiến nghị của cử tri

Ghi nhận các nỗ lực của các bộ, ngành trong giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội thời gian qua, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình đề nghị, các bộ, ngành tiếp tục phát huy kết quả đạt được trên tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết các kiến nghị của cử tri liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật, nghị định, thông tư thuộc thẩm quyền quản lý.