Một số kinh nghiệm trong hoạt động của HĐND các tỉnh, thành phố

Nên giao một đầu mối theo dõi, đôn đốc báo cáo

Tại Hội nghị toàn quốc Tổng kết công tác HĐND các tỉnh, thành phố năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức vừa qua, tham luận của các địa phương đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thiết thực trong tổ chức các hoạt động của HĐND. Nhất là việc phối hợp với các Đoàn giám sát của Quốc hội thực hiện các chuyên đề giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội; triển khai Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn hoạt động giám sát của HĐND; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu chuyên trách…

Thường trực HĐND tỉnh Vĩnh Phúc giám sát việc tinh giản biên chế và sắp xếp tổ chức bộ máy một số đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn - ẢNH THIỆU VŨ
Thường trực HĐND tỉnh Vĩnh Phúc giám sát việc tinh giản biên chế và sắp xếp tổ chức bộ máy một số đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn. Ảnh: Thiệu Vũ

Từ thực tiễn các Đoàn giám sát của Quốc hội trong thực hiện các chuyên đề giám sát tại địa phương yêu cầu 3 cơ quan báo cáo (HĐND, UBND, Đoàn ĐBQH tỉnh), Thường trực HĐND tỉnh Vĩnh Phúc kiến nghị nên giao cho một đầu mối là Đoàn ĐBQH theo dõi, đôn đốc các cơ quan thực hiện báo cáo. Khi kết thúc giám sát, các đoàn giám sát chuyên đề cần gửi nghị quyết, báo cáo kết quả giám sát để HĐND cấp tỉnh nghiên cứu, học tập kinh nghiệm và theo dõi, đôn đốc thực hiện các kiến nghị liên quan tại địa phương.

Đó là kiến nghị của Thường trực HĐND tỉnh Vĩnh Phúc trong phối hợp với các Đoàn giám sát của Quốc hội thực hiện các chuyên đề giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội.

Phối hợp giám sát ngay từ đầu

Từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026 đến nay, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc luôn thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm trong công tác phối hợp với các Đoàn giám sát của Quốc hội trong thực hiện các chuyên đề giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội. Thường trực HĐND tỉnh vừa là đối tượng giám sát, vừa là chủ thể được giao tổ chức giám sát và gửi báo cáo kết quả đến Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ngoài ra, Thường trực HĐND tỉnh phối hợp với các cơ quan của Quốc hội giám sát chuyên đề khi giám sát, khảo sát tại tỉnh.

Điểm mới của nhiệm kỳ 2021 - 2026, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm ban hành và tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội chủ trì (năm 2021 tổ chức trực tuyến, năm 2022 tổ chức trực tuyến, kết hợp hội nghị), thành phần có mời Thường trực HĐND cấp tỉnh. Sau khi được quán triệt, triển khai, Thường trực HĐND tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiệngiám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đến Thường trực, các Ban, Tổ đại biểu, đại biểu HĐND tỉnh và Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh.

Đối với nội dung giám sát Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao HĐND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức giám sát và gửi báo cáo kết quả đến Đoàn giám sát. Ngay sau khi nhận được kế hoạch giám sát, Thường trực HĐND tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động giám sát ngay từ giai đoạn thành lập Đoàn giám sát và xây dựng kế hoạch giám sát; điều hòa bảo đảm cân đối giữa các ngành, lĩnh vực; điều hòa đối tượng giám sát tại các cơ quan, đơn vị và địa phương; hạn chế tối đa trùng lặp, chồng chéo về nội dung, thời gian, địa điểm giám sát. Đối với nội dung giám chuyên đề có tính chuyên môn cao, Thường trực HĐND tỉnh giao các Ban của HĐND tỉnh tổ chức giám sát và báo cáo Thường trực HĐND tỉnh để xây dựng và gửi báo cáo kết quả đến Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; những vấn đề “nóng” được đưa vào thảo luận, chất vấn tại kỳ họp HĐND cấp tỉnh.

Đối với nội dung giám sát chuyên đề HĐND tỉnh Vĩnh Phúc là đối tượng giám sát, Thường trực HĐND tỉnh giao các Ban của HĐND tỉnh phối hợp với Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh xây dựng báo cáo và gửi đến Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo yêu cầu. Để có thêm thông tin theo yêu cầu đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực HĐND tỉnh phối hợp tham gia giám sát chuyên đề với Đoàn ĐBQH tỉnh thông qua việc cử thành viên Thường trực và các Ban của HĐND tỉnh tham gia Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh.

Học tập kinh nghiệm, đôn đốc thực hiện kiến nghị

Quá trìnhphối hợp với các Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội,Thường trực HĐND tỉnh Vĩnh Phúc nhấn mạnh việccần linh hoạt để tháo gỡ khó khăn trong thực tiễn. Vì 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2022 với nội dung rộng, bao trùm nhiều lĩnh vực, thời hạn gửi báo cáo kết quả giám sát tập trung vào cuối năm 2021, đầu năm 2022, trong khi nguồn lực có hạn, thời điểm này HĐND tỉnh dành thời gian chuẩn bị và tổ chức kỳ họp thường lệ cuối năm.

Quá trìnhphối hợp giám sát, HĐND cấp tỉnh cần học tập và phát huy kinh nghiệm hay, bài học quý của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội để vận dụng trong thực tiễn, góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh. Căn cứ vào các kiến nghị tại các nghị quyết, báo cáo kết quả giám sát chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội, Thường trực HĐND cấp tỉnh phân công các Ban và Văn phòng theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện các kiến nghị sau giám sát có liên quan tại địa phương.

Từ thực tiễn các Đoàn giám sát của Quốc hội trong thực hiện các chuyên đề giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội khi giám sát tại địa phương yêu cầu 3 cơ quan báo cáo (HĐND, UBND, Đoàn ĐBQH tỉnh), Thường trực HĐND tỉnh Vĩnh Phúc kiến nghị nên giao cho một đầu mối là Đoàn ĐBQH theo dõi, đôn đốc các cơ quan thực hiện báo cáo. Khi kết thúc giám sát các Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội gửi các nghị quyết, báo cáo kết quả giám sát để HĐND cấp tỉnh nghiên cứu, học tập kinh nghiệm và theo dõi, đôn đốc thực hiện các kiến nghị sau giám sát liên quan tại địa phương. Cùng với đó, kiến nghị Ban Công tác đại biểu phối hợp với Bộ Nội vụ thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng giám sát chuyên đề, nhất là kỹ năng phối hợp hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử. 

Diễn đàn

Đoàn giám sát Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh khảo sát thực tế tại một số công trình, dự án hoàn thành đã được phê duyệt quyết toán trên địa bàn huyện Chư Pưh
Diễn đàn

Bài 1: Chưa thu hồi dứt điểm vốn ứng quá hạn

Bên cạnh những kết quả đạt được, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công vẫn còn thấp so với mức bình quân chung của cả nước. Trong đó, nhiều địa phương, sở, ngành chưa giải ngân được hoặc tỷ lệ giải ngân rất thấp, đặc biệt là tiến độ giải ngân một số tiểu dự án, dự án thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Tổng số vốn ứng quá hạn của Quỹ phát triển đất trong báo cáo tại phiên giải trình ngày 3.10.2023 của Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai đến nay cũng chưa thu hồi dứt điểm; hoạt động điều hành của Quỹ phát triển đất còn lúng túng…

Thường trực HĐND huyện giám sát việc thực hiện các chính sách pháp luật về an sinh xã hội
Diễn đàn

Tìm hiểu gốc rễ vấn đề nhằm có hướng giải quyết khả thi nhất

Cùng với đặc biệt quan tâm bố trí đại biểu chuyên trách tham gia cấp ủy cùng cấp để tạo thuận lợi trong hoạt động, nhất là trong giám sát, các đoàn giám sát của HĐND huyện Đại Từ, Thái Nguyên chú trọng mời đại diện UBND, các cơ quan, ban, ngành chuyên môn, UBND tham dự để giải trình, làm rõ; chú trọng khảo sát thực tế, tìm hiểu thông tin gốc rễ của vấn đề để có hướng giải quyết khả thi nhất. Vì vậy, nhiều kiến nghị sau giám sát, đặc biệt là ý kiến, kiến nghị của cử tri cơ bản đã được giải quyết.

Thường trực HĐND thành phố khảo sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri
Diễn đàn

Ghi lại hình ảnh, con số tại thực địa để có cơ sở giám sát

Tăng cường gắn kết với cử tri - “mạch nguồn” hoạt động của đại biểu, cơ quan dân cử, cùng với đa dạng hóa các hình thức tiếp xúc, hoạt động giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri được Thường trực HĐND thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đặc biệt quan tâm thực hiện từ nhiệm kỳ 2011 - 2016 đến nay, mang lại hiệu quả thiết thực. Đoàn giám sát xuống thực tế cơ sở trao đổi với người dân, ghi lại hình ảnh, con số tại thực địa để có cơ sở tổ chức hội nghị giám sát việc giải quyết.

Toàn cảnh phiên chất vấn của Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên
Diễn đàn

Đưa “hơi thở” cuộc sống vào nghị trường

Nhờ chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, nhất là việc trình chiếu phóng sự bằng hình ảnh sinh động, thuyết phục đã đưa“hơi thở” cuộc sống vào nghị trường, giúp cho các phiên chất vấn và trả lời chất vấn giữa 2 kỳ họp của Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên về những vấn đề đông đảo cử tri, Nhân dân quan tâm thực sự sôi động, trách nhiệm. Trên cơ sở đó, kết luận phiên họp đã yêu cầu rõ trách nhiệm, thời gian thực hiện đối với nhiều vấn đề đặt ra, làm cơ sở thực hiện hiệu quả trên thực tế.

Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình ĐẶNG BÍCH NGỌC (ẢNH BOX)
Hội đồng nhân dân

Quan tâm hỗ trợ đời sống người dân vùng cao

Với tinh thần dân chủ, thẳng thắn, qua đợt tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV với Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình, nhiều cử tri kiến nghị Đảng, Nhà nước có chủ trương chế độ đặc thù khi phân bổ ngân sách cho các xã sáp nhập để bảo đảm chi cho các hoạt động; xem xét điều chỉnh mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước các chương trình mục tiêu quốc gia; đồng thời, nghiên cứu, hỗ trợ cây giống cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn phù hợp với điều kiện thực tế…

Tổ đại biểu số 8 HĐND tỉnh Ninh Thuận giám sát kết quả thực hiện Nghị quyết số 37 của HĐND tỉnh về chất vấn và trả lời chất vấn
Hội đồng nhân dân

Nhiều kiến nghị thiết thực qua giám sát của Tổ đại biểu

Phát huy vai trò của Tổ đại biểu HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh Ninh Thuận đã phân công cụ thể chuyên đề, nội dung giám sát đối với một số Tổ đại biểu. Đồng thời, đề nghị các Tổ đại biểu khác tùy theo tình hình địa bàn ứng cử, chủ động tổ chức giám sát chuyên đề, báo cáo kết quả về Thường trực HĐND tỉnh. 8/12 Tổ đại biểu HĐND tỉnh đã tăng cường giám sát tình hình chấp hành pháp luật trên địa bàn ứng cử, qua đó kiến nghị các cơ quan thẩm quyền cấp tỉnh nhiều nội dung thiết thực.

Đoàn giám sát kiểm tra thực tế các hiện vật tại Di chỉ khảo cổ chùa Bảo Đài, phường Vàng Danh. Ảnh: Tuấn Nguyên
Diễn đàn

Gìn giữ, phát huy tương xứng giá trị các di sản văn hóa

Giám sát thực tế và làm việc với UBND TP. Uông Bí về công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đề nghị, thành phố tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm tài liệu khoa học để làm rõ hơn giá trị lịch sử của từng di tích. Chú trọng nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, kiến thức về lịch sử, văn hóa cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác văn hóa. Qua đó, bảo vệ, gìn giữ và phát huy tương xứng giá trị của các di sản; từng bước chuyên nghiệp hóa hoạt động du lịch văn hóa tâm linh.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hưng Yên Trần Quốc Toản phát biểu tại hội nghị.
Hội đồng nhân dân

Dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài

Tại Hội nghị giao ban giữa Thường trực HĐND tỉnh Hưng Yên với Thường trực HĐND các huyện, thị, thành phố trên địa bàn lần thứ 7 mới đây, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hưng Yên Trần Quốc Toản nhấn mạnh: HĐND các cấp cần lựa chọn những vấn đề đã khiếu nại, tố cáo nhiều lần chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa dứt điểm đưa ra chất vấn tại kỳ họp hoặc phiên họp Thường trực HĐND. Trong đó, tập trung làm rõ trách nhiệm người đứng đầu các cấp, ngành liên quan; xác định rõ giải pháp cần tập trung để giải quyết dứt điểm vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng kéo dài, phức tạp.

Thường trực HĐND tỉnh khảo sát tại Dự án Khu hành chính UBND xã Thới Hòa do UBND huyện Trà Ôn là chủ đầu tư
Hội đồng nhân dân

Bài cuối: Rõ trách nhiệm, giải quyết nhanh vướng mắc

Với những tồn tại, hạn chế được chỉ ra trong quá trình khảo sát, Thường trực HĐND tỉnh Vĩnh Long kiến nghị, cần quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức về ý nghĩa, mục đích, yêu cầu, tầm quan trọng của công tác xây dựng cơ bản đối với nhiệm vụ phát triển của địa phương. Đặc biệt, phân công rõ trách nhiệm, đúng thẩm quyền, giải quyết nhanh những vướng mắc để bảo đảm tiến độ thực hiện đối với từng dự án.

Thường trực HĐND tỉnh khảo sát Dự án thi công Đường 910B do Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh làm chủ đầu tư
Hội đồng nhân dân

Bài 1: Đóng góp tích cực vào tăng trưởng, phát triển

Khảo sát việc đầu tư công bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2024, Thường trực HĐND tỉnh Vĩnh Long nhận thấy, kết quả giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đã có những đóng góp tích cực vào kết quả tăng trưởng, phát triển của địa phương giai đoạn 2021 - 2023. Các công trình, dự án hoàn thành, đưa vào sử dụng đã góp phần hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng; trong đó, có nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM).

Quang cảnh kỳ họp
Hội đồng nhân dân

Quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công

Tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 9 vừa được tổ chức, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Tuyên Quang Lê Thị Kim Dung nhấn mạnh, thời gian từ nay đến cuối năm không còn nhiều, khối lượng công việc cần giải quyết rất lớn, nhiều việc phát sinh; đặc biệt là nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công… Điều này đòi hỏi các cấp, các ngành, địa phương phải tập trung cao độ, hành động quyết liệt để phấn đấu hoàn thành, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong năm 2024.

Đoàn giám sát kiểm tra việc bảo quản thuốc tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi Gia Lai
Hội đồng nhân dân

Bài cuối: Nâng cao chất lượng thuốc điều trị

Giám sát việc đấu thầu, cung ứng thuốc, Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai kiến nghị Bộ Y tế xem xét, giao các danh mục thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần cho Trung tâm mua sắm cấp Quốc gia đấu thầu để chuyển giao lại cho tỉnh thực hiện hợp đồng mua thuốc; bổ sung danh mục thuốc thuộc quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả, đặc biệt là các thuốc biệt dược gốc cho các bệnh viện hạng 2 nhằm tăng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế, nâng cao chất lượng thuốc điều trị cho người bệnh…

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Khắc Toàn phát biểu tại hội nghị
Hội đồng nhân dân

Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong giải ngân đầu tư công

Tại Hội nghị Tỉnh ủy Khánh Hòa lần thứ 20, nhiệm kỳ 2020 - 2025 vừa qua, nhấn mạnh nhiệm vụ đặt ra của 3 tháng cuối năm 2024 rất khẩn trương, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Khắc Toàn đề nghị cấp ủy, chính quyền tập trung giải quyết dứt điểm các vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư công trọng điểm giai đoạn 2023 - 2025; quyết liệt hơn nữa trong chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 gắn với trách nhiệm người đứng đầu…

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hưng Yên Trần Quốc Toản phát biểu kết luận hội nghị
Hội đồng nhân dân

Giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài

HĐND các cấp cần lựa chọn những vấn đề đã khiếu nại, tố cáo nhiều lần nhưng chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa dứt điểm đưa ra chất vấn tại kỳ họp hoặc phiên họp Thường trực HĐND; trong đó, tập trung làm rõ trách nhiệm người đứng đầu các cấp, ngành liên quan; xác định rõ giải pháp cần tập trung để giải quyết dứt điểm vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng kéo dài, phức tạp.

Các đại biểu tham dự Hội nghị giao ban giữa Thường trực HĐND tỉnh với Thường trực HĐND huyện, thị xã, thành phố lần thứ Bảy
Hội đồng nhân dân

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động

Từ đầu năm đến nay, Thường trực HĐND cấp tỉnh, huyện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên tiếp tục có những đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Điều đó được thể hiện qua sự chủ động trong công tác tổ chức kỳ họp, ban hành và triển khai kịp thời các nghị quyết; các chuyên đề giám sát được lựa chọn phù hợp với tình hình thực tế, tập trung những vấn đề nổi cộm trong đời sống kinh tế - xã hội... Đáng chú ý, hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo được chú trọng, thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan dân cử và các đại biểu dân cử.

Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh kiểm tra việc bảo quản thuốc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Hội đồng nhân dân

Bài 1: Chưa sát nhu cầu thực tế sử dụng thuốc hàng năm

Bên cạnh những kết quả đạt được, Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần được khắc phục trong việc đấu thầu, cung ứng thuốc thuộc danh mục được quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán của các cơ sở y tế công lập thuộc tỉnh quản lý giai đoạn 2021 - 2024. Theo đó, xây dựng kế hoạch sử dụng thuốc chưa sát với nhu cầu thực tế sử dụng thuốc hàng năm; qua nhiều lần đấu thầu tập trung cấp địa phương nhưng vẫn còn thiếu một số loại thuốc do nhà thầu không tham gia đấu thầu…

Cử tri huyện Thống Nhất phát biểu ý kiến tại một hội nghị tiếp xúc cử tri với đại biểu HĐND tỉnh
Diễn đàn

Bài cuối: Tạo lập cơ sở dữ liệu liên thông HĐND 3 cấp

Một nội dung Đề án của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai về việc “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp tỉnh Đồng Nai đến năm 2031” nhấn mạnh đó chính là việc xây dựng phần mềm dùng chung để thực hiện tốt việc quản lý, theo dõi tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Tạo lập cơ sở dữ liệu liên thông HĐND 3 cấp, ưu tiên liên thông dữ liệu về các nghị quyết đã ban hành và các chương trình giám sát của HĐND các cấp.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm, kiểm tra tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm tại Thanh Hóa (tháng 6.2024)
Diễn đàn

Bài cuối: Gỡ khó để phát huy tối đa hiệu quả chính sách

Trong 8 chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa theo Nghị quyết số 37 của Quốc hội, vẫn còn 3 chính sách hiện chưa thể áp dụng trong thực tiễn, gồm: chính sách về mức dư nợ vay; chính sách về phí và lệ phí; chính sách thu từ xử lý nhà, đất. Chưa kể, các chính sách đang được áp dụng cũng bộc lộ vướng mắc, khó khăn nên chưa phát huy hiệu quả như kỳ vọng... đòi hỏi cần sớm sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện nghị quyết.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Thanh Hóa Khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Hội đồng nhân dân

Bài 1: “Lực đẩy” phát triển kinh tế

Ngày 5.8.2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 58-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết số 58-NQ/TW là kim chỉ nam để Thanh Hóa hướng đến mục tiêu trở thành một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc. Để hiện thực hóa “mục tiêu lớn” đó, ngày 13.11.2021, Quốc hội Khóa XV đã ban hành Nghị quyết số 37/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa (Nghị quyết số 37). Sau 3 năm triển khai, với sự chủ động, tích cực của hệ thống chính trị, nhiều cơ chế, chính sách đã thực sự đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả, tạo động lực phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, vẫn còn không ít vướng mắc, khó khăn cần sớm được tháo gỡ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh Đồng Nai khảo sát thực tế theo đơn kiến nghị của người dân
Diễn đàn

Bài 3: Kịp thời chuyển cơ quan chức năng cùng cấp các hành vi vi phạm

Xem xét, chủ động, kịp thời chuyển cơ quan chức năng cùng cấp: Ủy ban kiểm tra cấp ủy xem xét kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức và cá nhân liên quan có hành vi vi phạm các quy định của Đảng; chuyển cơ quan thanh tra đối với hành vi vi phạm quy định pháp luật của Nhà nước; chuyển cơ quan điều tra để điều tra xử lý đối với các hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, hành vi tham nhũng, tiêu cực, có nguy cơ gây thất thoát tài sản, ngân sách nhà nước qua giám sát của HĐND các cấp.