Lào Cai sơ kết 5 năm thực hiện Hiến pháp năm 2013

Khó khăn trong sắp xếp cán bộ dôi dư

Kết quả sơ kết và thẩm tra, giám sát của các Ban HĐND tỉnh về việc thực hiện Hiến pháp năm 2013 của tỉnh Lào Cai trong 5 năm qua cho thấy, bên cạnh kết quả đạt được, đội ngũ cán bộ làm công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) thiếu, thường xuyên thay đổi nên khó khăn nhất định trong rà soát văn bản QPPL, nhất là cấp huyện; việc sắp xếp tinh gọn tổ chức, bộ máy còn gặp khó khăn về sắp xếp đội ngũ cán bộ dôi dư, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp.

Bảo đảm toàn bộ văn bản phù hợp với nội dung Hiến pháp

Về công tác rà soát ban hành văn bản QPPL phù hợp với Hiến pháp năm 2013: Sau khi Hiến pháp có hiệu lực thực thi, UBND tỉnh Lào Cai đã giao Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với các ngành liên quan chủ động rà soát văn bản QPPL do HĐND và UBND các cấp ban hành từ năm 1992 đến ngày 1.1.2014, để xem xét văn bản còn hiệu lực có nội dung còn phù hợp hoặc không phù hợp với Hiến pháp năm 2013. Trên cơ sở đó, ban hành văn bản bãi bỏ các văn bản không còn phù hợp; đồng thời, chỉ đạo việc ban hành văn bản QPPL từ thời điểm ngày 1.1.2014 trở đi phải bảo đảm nội dung phù hợp với Hiến pháp năm 2013.

Trong 5 năm, từ năm 2014 đến ngày 30.4.2019, HĐND và UBND cấp tỉnh, huyện đã ban hành 754 văn bản QPPL; văn bản QPPL do HĐND - UBND ban hành bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp, phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và thúc đẩy sự phát triển của xã hội, đặc biệt hướng tới trợ giúp đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng khó khăn, vùng thiên tai nguy hiểm. Các nghị quyết, quyết định, chỉ thị do HĐND và UBND cấp tỉnh ban hành được gửi lên Bộ Tư Pháp để báo cáo theo quy định và chỉ đạo cơ quan tư pháp địa phương thường xuyên rà soát nội dung văn bản, bảo đảm văn bản ban hành phù hợp với Hiến pháp và kịp thời chỉ đạo thay thế nội dung không phù hợp, bãi bỏ văn bản không còn hiệu lực vì đã được thay thế bằng văn bản khác, hoặc văn bản QPPL ban hành không đúng thẩm quyền đều được chỉ đạo bãi bỏ. Bảo đảm toàn bộ văn bản QPPL được ban hành đi vào thực hiện đều phù hợp với nội dung Hiến pháp và văn bản nguồn của Trung ương.

Một phiên họp của Thường trực HĐND tỉnh Lào Cai
Một phiên họp của Thường trực HĐND tỉnh Lào Cai

Tinh gọn, giảm thiểu đầu mối

Việc sắp xếp bộ máy tổ chức các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện theo hướng tinh gọn, tăng cường quản lý nhà nước theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, giảm thiểu đầu mối, thí điểm hợp nhất một số cơ quan có chức năng, nhiệm vụ tương đồng. Tính đến hết tháng 3.2019, tỉnh Lào Cai qua sắp xếp, sát nhập các cơ quan, đơn vị, đã giảm được 165 đơn vị, đầu mối. Như: Đối với cơ quan tổ chức hành chính giảm được 36 đơn vị, đầu mối. Trong đó, cấp sở giảm 1 sở, sáp nhập Sở Giao thông - Vận tải và xây dựng thành Sở Giao thông - Vận tải - Xây dựng; đối với đơn vị sự nghiệp công lập giảm 129 đơn vị, đầu mối.

Nguồn nhân lực tại các cơ quan nhà nước cũng được tỉnh quan tâm và xác định công tác cán bộ có vị trí đặc biệt quan trọng, là nhân tố quyết định thắng lợi cho việc đổi mới theo nghị quyết của Đảng và bảo đảm thi hành hiệu quả Hiến pháp; tỉnh Lào Cai đã thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển đội ngũ cán bộ phù hợp; việc tổ chức thi tuyển, xét tuyển, sử dụng, bổ nhiệm, đánh giá cán bộ công chức, viên chức được thực hiện theo đúng quy định.

Chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tạo chuyển biến mạnh mẽ chất lượng và hiệu quả giáo dục. Tính đến tháng 6.2019, Lào Cai có 100% các cơ sở giáo dục có nhà lớp học kiến cố hóa tại trường chính, tỷ lệ phòng học/lớp học đạt gần 1 phòng/1 lớp học, cao hơn mức trung bình toàn quốc (0,7 phòng học/lớp); hoàn thành việc xây dựng nhà ở công vụ cho giáo viên, nhà ở cho học sinh bán trú; có 58,18% trường học đạt chuẩn quốc gia, năm 2019 có 44 học sinh đạt giải quốc gia, xếp thứ 18 trên toàn quốc và xếp thứ 4 trong các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc.

Công tác cải cách hành chính được quan tâm thực hiện, các cơ quan hành chính từ tỉnh đến xã đều được trang bị công nghệ thông tin vào hoạt động; hệ thống mạng được thực hiện thông suốt từ cơ sở đến Trung ương, bảo đảm phục vụ cho việc triển khai các hội nghị trực tuyến của Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành, Trung ương được thuận lợi, góp phần rút ngắn thời gian xử lý, chuyển tải công việc khâu trung gian; các phần mềm, cơ sở dữ liệu chuyên ngành được triển khai, sử dụng rộng rãi trong các cơ quan nhà nước… Ngoài ra, các cấp, các ngành trên địa bàn còn thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, hỗ trợ hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, có điều kiện vươn lên ổn định cuộc sống và tiến tới làm giàu và Lào Cai đến thời điểm hiện nay không còn hộ đói…

Khó trong sắp xếp tinh gọn tổ chức, bộ máy

Để triển thực hiện Hiến pháp có hiệu quả, Lào Cai đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, triển khai. Trong 5 năm các cấp, các ngành trên địa bàn đã tổ chức được 73.053 buổi tuyên truyền, triển khai, cho 5.642.865 lượt người nghe; cấp phát 323.536 cuốn tài liệu gồm sách luật, đề cương, tờ rơi, tờ gấp, pa nô, băng zon, áp phích; viết hơn 9.306 tin, bài trên báo, tạp chí và đài phát thanh truyền hình; phát sóng hơn 40.746 giờ trên sóng truyền hình và truyền thanh cơ sở; xây dựng 46 phóng sự, chương trình, chuyên mục; dịch 260 tin, bài có liên quan đến đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số, sang tiếng dân tộc Mông, Dao, Giáy, để tuyên truyền Hiến pháp đến mọi công dân trên địa bàn…

Bên cạnh kết quả đạt được, qua sơ kết và qua thẩm tra, giám sát của các Ban HĐND tỉnh Lào Cai cho thấy: Đội ngũ cán bộ làm công tác rà soát văn bản QPPL luật thiếu, thường xuyên thay đổi nên khó khăn nhất định trong việc rà soát văn bản QPPL, nhất là cấp huyện; việc sắp xếp tinh gọn tổ chức, bộ máy còn gặp khó khăn về sắp xếp đội ngũ cán bộ dôi dư, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp; Lào Cai là một tỉnh miền núi, đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm trên 64% nên nhận thức của một bộ phận cán bộ cấp cơ sở và người dân về am hiểu pháp luật còn hạn chế; một số văn bản dưới luật của Trung ương ban hành còn khó thực hiện…

Sau sơ kết, Lào Cai đã có một số kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ hướng dẫn làm rõ thêm một số vấn đề có liên quan đến việc thực hiện văn bản QPPL và công tác tổ chức, bộ máy sau khi sáp nhập.

Diễn đàn

Bài 2: Bám sát thực tiễn để tham mưu sát, trúng
Diễn đàn

Bài 2: Bám sát thực tiễn để tham mưu sát, trúng

Lê Hồng Hạnh - Trưởng Phòng Tư pháp thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh

Phương án sắp xếp, sáp nhập cấp xã như thế nào hiện đang là mối quan tâm rất lớn từ dư luận, người dân, đặc biệt là cán bộ, công chức. Dù phương án như thế nào chăng nữa thì “xác định rõ các điều kiện bảo đảm để chính quyền cấp xã hoạt động hiệu quả trước, trong và sau khi sắp xếp” là mệnh lệnh, yêu cầu bắt buộc các cấp có thẩm quyền cần quan tâm, bám sát thực tiễn để tham mưu sát, trúng, hướng tới mục tiêu phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của người dân.

Bài 1: Cần bộ tiêu chí chuẩn rà soát, lựa chọn
Diễn đàn

Bài 1: Cần bộ tiêu chí chuẩn rà soát, lựa chọn

Trong lộ trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy với tinh thần “không bàn lùi, chỉ bàn làm” theo các kết luận của Trung ương, việc sáp nhập để có các xã quy mô lớn hơn về diện tích, dân số sau khi không tổ chức cấp huyện là quyết tâm đúng. Quá trình thực hiện, cần hiểu, nắm rõ thực tiễn để có các giải pháp phù hợp; cần bộ tiêu chí chuẩn rà soát, đánh giá để lựa chọn ra được những cán bộ, công chức vừa hồng, vừa chuyên, sẵn sàng gánh vác nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Công khai kết quả xét nghiệm nước để người dân yên tâm sử dụng
Hội đồng nhân dân

Công khai kết quả xét nghiệm nước để người dân yên tâm sử dụng

Qua giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh Đồng Nai đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị khác có chuyên môn tổ chức kiểm tra việc lấy mẫu, xét nghiệm nước tại Công trình cấp nước tập trung nông thôn xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc và công bố, công khai kết quả để người dân yên tâm sử dụng nước. Đồng thời, kiểm tra việc triển khai thực hiện dự án đấu nối sử dụng nguồn nước mặt của Công ty Cổ phần cấp nước Đồng Nai đối với xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc nói riêng, trên địa bàn tỉnh nói chung.

Bài cuối: Hóa giải thách thức
Hội đồng nhân dân

Bài cuối: Hóa giải thách thức

Trong nhiều thách thức khi thực hiện mô hình không tổ chức cấp huyện và việc đặt lại tên các đơn vị hành chính (ĐVHC) mới nổi lên vấn đề đáng quan tâm, đó là tiêu chuẩn hóa chức danh cán bộ, công chức cấp xã trong điều kiện mới và việc giữ gìn hồn cốt, bản sắc văn hóa và địa danh thuộc địa phương, đô thị từng là một phần của lịch sử hào hùng của dân tộc. Tin tưởng rằng, khi “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được”.

Quản lý chặt phương án phục hồi môi trường sau khai thác
Hội đồng nhân dân

Quản lý chặt phương án phục hồi môi trường sau khai thác

Tìm giải pháp khắc phục bất cập việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn, Đoàn giám sát số 51 HĐND tỉnh Đắk Lắk kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm tránh thất thoát tài nguyên, thất thu thuế. Có biện pháp kiểm tra, bảo đảm môi trường theo cam kết; quản lý chặt phương án phục hồi môi trường sau khai thác theo đúng quy định…

Quy định chuyển tiếp liên quan đến một số vấn đề quan trọng, cấp bách
Diễn đàn

Quy định chuyển tiếp liên quan đến một số vấn đề quan trọng, cấp bách

Bảo đảm hoạt động của chính quyền địa phương (CQĐP) khi chuyển đổi mô hình chính quyền từ 3 cấp sang 2 cấp liên tục, thông suốt, không để chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn, không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động bình thường của xã hội, người dân, doanh nghiệp… Điều 49 dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) quy định những nội dung chuyển tiếp liên quan đến một số vấn đề quan trọng, cấp bách cần ưu tiên giải quyết.

Giải quyết thủ tục hành chính nhanh, đúng thời hạn tại UBND Phường 2, TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng được Nhân dân đánh giá cao về tinh thần làm việc của cán bộ, công chức
Diễn đàn

Bài 3: Vì mục tiêu phát triển, sự hài lòng của người dân

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, để tổ chức “một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của Nhân dân”, phải luôn coi trọng bảo đảm tính hợp Hiến, hợp pháp và hợp lòng dân. Người cũng đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của chính quyền địa phương (CQĐP), nhất là cấp xã. “Cấp xã là gần gũi Nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi”. Và “Cán bộ là gốc của mọi công việc”, phải “vì việc mà tìm người chứ không vì người mà đặt việc”.

Có chế tài tăng cường trách nhiệm phối hợp của nhà sử dụng lao động
Diễn đàn

Có chế tài tăng cường trách nhiệm phối hợp của nhà sử dụng lao động

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục và đào tạo tại một số địa phương, đơn vị trên địa bàn, Đoàn giám sát HĐND thành phố ghi nhận một số kiến nghị về việc: giải pháp nâng cao quy mô, chất lượng đào tạo các trường phổ thông, trường dạy nghề; có chế tài tăng cường trách nhiệm phối hợp của các nhà sử dụng lao động với trường dạy nghề trong thành phố để tháo gỡ khó khăn cho lĩnh vực đào tạo nghề; cho tuyển dụng giáo viên ở những môn khó có giáo viên đạt trình độ chuẩn theo Luật Giáo dục: Tin học, Âm nhạc, Công nghệ…

Bài 1: Đặt nền móng cho một nền hành chính hiện đại
Diễn đàn

Bài 1: Đặt nền móng cho một nền hành chính hiện đại

Để xây dựng nền hành chính nhà nước theo chính thể dân chủ, cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra các nguyên tắc khoa học về tổ chức bộ máy và cán bộ, trong đó có nguyên tắc “xây dựng một Nhà nước ít tốn kém” và nguyên tắc “vì việc mà tìm người chứ không vì người mà đặt việc”. Người cũng đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của chính quyền địa phương cấp cơ sở: “Cấp xã là gần gũi Nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi”. Đó là những nguyên tắc và triết lý tiên tiến trong tư tưởng Hồ Chí Minh còn nguyên giá trị khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị hiện nay.

Bảo đảm môi trường an toàn, khuyến khích ý tưởng sáng tạo
Hội đồng nhân dân

Bảo đảm môi trường an toàn, khuyến khích ý tưởng sáng tạo

Tại Chương trình “Tiếp xúc đối thoại giữa đại biểu HĐND tỉnh với trẻ em” tỉnh Gia Lai năm 2025, với chủ đề tạo môi trường an toàn cho trẻ khi đến trường, bày tỏ bất ngờ trước những câu hỏi sâu sắc của các em, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm giữ an toàn cho học sinh quanh các trường học; khuyến khích các em nghiên cứu, có ý tưởng trong các hoạt động khoa học kỹ thuật, lịch sử, nhân văn, xã hội…

Bảo đảm môi trường an toàn, khuyến khích ý tưởng sáng tạo
Hội đồng nhân dân

Bảo đảm môi trường an toàn, khuyến khích ý tưởng sáng tạo

Tại Chương trình “Tiếp xúc đối thoại giữa đại biểu HĐND tỉnh với trẻ em” tỉnh Gia Lai năm 2025, với chủ đề tạo môi trường an toàn cho trẻ khi đến trường, bày tỏ bất ngờ trước những câu hỏi sâu sắc của các em, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm giữ an toàn cho học sinh quanh các trường học; khuyến khích các em nghiên cứu, có ý tưởng trong các hoạt động khoa học kỹ thuật, lịch sử, nhân văn, xã hội…

Kịp thời bảo vệ, xử lý các hành vi xâm hại trẻ em
Diễn đàn

Kịp thời bảo vệ, xử lý các hành vi xâm hại trẻ em

Nhờ sự phối hợp ngày càng được tăng cường nên công tác bảo đảm an ninh, an toàn trong trường học, phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ngày càng hiệu quả hơn; số trẻ bị tử vong do tai nạn, thương tích giảm… Tỉnh đoàn đã chỉ đạo Hội đồng Đội các cấp tham mưu Ban Thường vụ Đoàn cùng cấp phân công cán bộ, thành lập các tổ, đội, nhóm nòng cốt nắm tình hình trẻ em và phối hợp xử lý thông tin được phản ánh từ Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111; kịp thời lên tiếng bảo vệ trẻ em, kiến nghị xử lý các hành vi xâm hại quyền trẻ em.

Tinh gọn bộ máy là cơ hội lớn để tái thiết hệ thống hành chính.
Diễn đàn

Sáp nhập đơn vị hành chính - quyết tâm lớn, hành động quyết liệt

TS. Châu Vũ - Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Sáp nhập các đơn vị hành chính là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động và phát huy nguồn lực. Tuy nhiên, việc triển khai chủ trương này cũng đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi quyết tâm cao, hành động quyết liệt và bảo đảm hiệu quả.

Bảo đảm chính xác, hấp dẫn của phóng sự giám sát
Hội đồng nhân dân

Bảo đảm chính xác, hấp dẫn của phóng sự giám sát

Để nâng cao hiệu quả, việc thực hiện báo cáo giám sát bằng hình ảnh luôn được Thường trực HĐND tỉnh Tuyên Quang quan tâm, tạo mọi điều kiện và khuyến khích các Ban HĐND tỉnh. Theo Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh, việc ghi hình bám sát theo kịch bản đã xây dựng; đồng thời qua giám sát trực tiếp phát hiện nội dung phát sinh cần điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Đoàn giám sát phối hợp chặt với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh xây dựng kịch bản và làm phóng sự, vừa bảo đảm phản ánh đúng kết quả giám sát, vừa mang tính hấp dẫn của phóng sự.

Đẩy nhanh tiến độ công trình, dự án tái định cư
Diễn đàn

Đẩy nhanh tiến độ công trình, dự án tái định cư

Khảo sát việc thực hiện công tác quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS và MN) trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Ban Dân tộc HĐND tỉnh kiến nghị UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí di dời dân ở các khu vực có nguy cơ sạt lở; đồng thời, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án tái định cư, xây dựng cơ sở hạ tầng, sắp xếp bố trí dân cư (nhất là các dự án dang dở) để sớm ổn định cuộc sống cho người dân.

Hòa Bình nâng cao chất lượng giám sát theo hướng hiệu lực, hiệu quả
Hội đồng nhân dân

Hòa Bình nâng cao chất lượng giám sát theo hướng hiệu lực, hiệu quả

Xác định công tác giám sát là khâu then chốt nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, Thường trực HĐND tỉnh Hòa Bình đã không ngừng nỗ lực đổi mới, đẩy mạnh hoạt động giám sát theo hướng trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề nổi cộm được Nhân dân quan tâm. Đồng thời, tăng cường theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận giám sát, tái giám sát đối với những nội dung không thực hiện hoặc thực hiện chưa đạt yêu cầu đặt ra để đôn đốc thực hiện.

Xây dựng một nền hành chính hiện đại, phục vụ tốt hơn cho Nhân dân, tạo động lực mới để đất nước phát triển
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Xây dựng nền hành chính hiện đại, phục vụ tốt hơn cho Nhân dân

Châu Vũ - Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu quả là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Theo đó, việc sắp xếp, sáp nhập các tỉnh, bỏ cấp huyện là một bước đột phá mạnh mẽ, tiết kiệm ngân sách, xây dựng một nền hành chính hiện đại, với một bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ tốt hơn cho Nhân dân, tạo động lực mới để đất nước phát triển.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa giám sát tại huyện Hậu Lộc - ảnh Quốc Hương
Hội đồng nhân dân

Thanh Hóa: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa vừa tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2024”. Theo Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa Mai Văn Hải, các địa phương cần quan tâm hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển.

Vì sự phát triển bứt phá và hạnh phúc của Nhân dân
Diễn đàn

Vì sự phát triển bứt phá và hạnh phúc của Nhân dân

Kết luận số 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư là chủ trương mang tầm chiến lược, thể hiện tư duy cải cách, đột phá mạnh mẽ nhằm xây dựng một nền hành chính tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân. Quá trình thực hiện chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của nhiều cán bộ, đảng viên, rất cần sự chia sẻ, nỗ lực phấn đấu, hy sinh vì sự phát triển bứt phá của thành phố, đất nước và hạnh phúc của Nhân dân.

Bài 1: Đồng bộ, quyết liệt, trên trước, dưới sau
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 1: Đồng bộ, quyết liệt, trên trước, dưới sau

Tiếp theo Kết luận số 121-KL/TW về Tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XII) một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Kết luận số 126-KL/TW ngày 14.2.2025 và Kết luận số 127-KL/TW ngày 28.2.2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã truyền đi thông điệp mạnh mẽ về thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, thịnh vượng.