Diễn đàn Hiệu trưởng các trường đại học Việt Nam – Liên bang Nga: Mở rộng nhiều cơ hội hợp tác đào tạo và nghiên cứu

Ngày 18.4.2024, Diễn đàn Hiệu trưởng các trường đại học Việt Nam – Liên bang Nga lần thứ II được tổ chức tại Đại học Tổng hợp quốc gia Moskva mang tên M.V.Lomonosov, trường đại học lớn nhất Liên bang Nga, nơi có 11 cựu sinh viên và giảng viên từng đoạt giải Nobel và 06 người khác được nhận giải thưởng Fields.

Tham dự sự kiện có Thứ trưởng Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học Liên bang Nga Konstantin Mogilevsky, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Hoàng Minh Sơn; Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga Đặng Minh Khôi; Chủ tịch Hiệp hội Hiệu trưởng các trường đại học Nga, Hiệu trưởng Đại học MGU - Viện sỹ Viktor Sadovnichy; cùng đại diện của gần 40 trường đại học Liên bang Nga và 21 trường đại học Việt Nam.

Diễn đàn Hiệu trưởng các trường đại học Việt Nam – Liên bang Nga: Mở rộng nhiều cơ hội hợp tác đào tạo và nghiên cứu -0
Toàn cảnh diễn đàn tại Đại học tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên M.V. Lomonosov. (Ảnh: Duy Trinh/TTXVN)

Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Liên bang Nga được kế thừa từ quan hệ hợp tác giữa Liên Xô và Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ XX. Liên bang Xô Viết trước đây và Liên bang Nga ngày nay đã tiếp nhận và đào tạo hàng chục nghìn cán bộ, sinh viên Việt Nam, góp phần to lớn vào việc đào tạo nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật chất lượng cao, giúp Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh thống nhất đất nước, cũng như trong giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước sau này.

Nhiều lưu học sinh Việt Nam được Liên Xô đào tạo đã trở thành các cán bộ cấp cao, các nhà quản lý, nhà khoa học đầu ngành của Việt Nam, trong đó Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh tại Viện Hàn lâm khoa học xã hội. 

Diễn đàn Hiệu trưởng các trường đại học Việt Nam – Liên bang Nga: Mở rộng nhiều cơ hội hợp tác đào tạo và nghiên cứu -0

Trong 5 năm trở về đây, mỗi năm Chính phủ Nga  dành cho Việt Nam 1.000 chỉ tiêu học bổng. Hiện nay, hơn 6.000 du học sinh đang học tập tại trên 180 cơ sở giáo dục của Liên bang Nga, trong đó có khoảng 2.800 du học sinh diện Hiệp định. Bên cạnh đó, Chính phủ  Việt Nam hàng năm dành 75 chỉ tiêu cho công dân Nga sang Việt Nam học tập, thực tập tiếng Việt và nghiên cứu Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh: Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga, luôn xác định Liên bang Nga là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, và mong muốn tăng cường hơn nữa hợp tác với Nga trên các lĩnh vực, trong đó có giáo dục và đào tạo. Trong những năm qua, các cơ sở giáo dục đại học hai nước đã triển khai nhiều hoạt động phối hợp nghiên cứu, trao đổi học thuật, phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo, trao đổi sinh viên, giảng viên.

Tuy nhiên, hợp tác giáo dục đại học giữa các trường đại học 2 nước chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn của 2 bên.

Diễn đàn Hiệu trưởng các trường Đại học Việt Nam – Liên bang Nga là một trong những hoạt động thiết thực để thúc đẩy hợp tác đào tạo giữa 2 quốc gia, đặc biệt là các ngành thế mạnh của Liên bang Nga mà Việt Nam quan tâm như: năng lượng, công nghệ thông tin, vật lý – vật liệu, luật, y– dược, mỏ - địa chất, giao thông, kinh tế - quản lý, nông nghiệp và công nghệ sinh học, khoa học biển, thủy sản, môi trường, khoa học xã hội và nhân văn…

Diễn đàn Hiệu trưởng các trường đại học Việt Nam – Liên bang Nga: Mở rộng nhiều cơ hội hợp tác đào tạo và nghiên cứu -0

​​Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội ký kết hợp tác với trường Đại học Tổng hợp hữu nghị các Dân tộc Nga (RUDN)
Diễn đàn Hiệu trưởng các trường đại học Việt Nam – Liên bang Nga: Mở rộng nhiều cơ hội hợp tác đào tạo và nghiên cứu -0
Trao văn bản hợp tác giữa Trường Đại học Giao thông Vận tải và Đại học MGU

Tại diễn đàn, có gần 30 văn bản hợp tác giữa các trường đại học được ký kết. Trong đó, có một số trường ký kết nhiều văn bản hợp tác, như Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội ký kết 3 văn bản hợp tác với trường Đại học Tổng hợp hữu nghị các Dân tộc Nga (RUDN), Đại học nghiên cứu quốc gia “Trường Kinh tế cao cấp” (HSE), và Đại học Quốc gia Quan hệ quốc tế Moskva (MGIMO). Trường Đại học Giao thông Vận tải ký kết 3 văn bản hợp tác với Đại học Tổng hợp quốc gia Moskva (MGU), Đại học Giao thông của Nga (MIIT), Đại học Giao thông Đường bộ Moskva (MAD),…

Giáo dục

7 vị trí công tác trong lĩnh vực giáo dục phải thay đổi định kỳ sau 3-5 năm
Giáo dục

7 vị trí công tác trong lĩnh vực giáo dục phải thay đổi định kỳ sau 3-5 năm

Các vị trí "tuyển sinh, đào tạo; phân bổ chỉ tiêu, quản lý tuyển sinh; thẩm định, phê duyệt chương trình đào tạo; thẩm định tài liệu giáo dục địa phương; Thẩm định hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục; quản lý đề án, dự án; phân bổ, thẩm định đề tài nghiên cứu khoa học"... sẽ cần phải thay đổi định kỳ theo quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hơn 15.000 sinh viên Trường Đại học Phenikaa "bùng nổ" cảm xúc trong đêm Đại nhạc hội Into the Colorverse
Giáo dục

Hơn 15.000 sinh viên Trường Đại học Phenikaa "bùng nổ" cảm xúc trong đêm Đại nhạc hội Into the Colorverse

Với sân khấu hoành tráng, quy tụ dàn khách mời nổi tiếng như MONO, Captain Boy,... Into the Colorverse - Đại nhạc hội chào tân sinh viên K18 Trường Đại học Phenikaa tối 8.12 đã đem đến những phần trình diễn đầy cảm xúc, để lại dấu ấn khó quên trong lòng khán giả và thu hút 15.000 sinh viên tham dự.

TP. Hồ Chí Minh đầu tư quỹ đất phát triển các dự án giáo dục
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh đầu tư quỹ đất phát triển các dự án giáo dục

Tại hội nghị triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất đối với các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo và giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết, TP. Hồ Chí Minh có 69 quỹ đất giáo dục để đầu tư phát triển các dự án giáo dục đào tạo.

70% sinh viên công nghệ thông tin cần đào tạo lại kỹ năng thực hành sau khi tốt nghiệp
Giáo dục

70% sinh viên công nghệ thông tin cần đào tạo lại kỹ năng thực hành sau khi tốt nghiệp

Mỗi năm, Việt Nam đào tạo thêm khoảng 50.000 nhân lực công nghệ thông tin, nhưng trong số này chỉ có khoảng 30% sẵn sàng làm việc được ngay khi ra trường, còn lại 70% vẫn phải thông qua quá trình đào tạo, các khóa học để rèn giũa các kỹ năng thực hành trước khi tham gia vào dự án thực tế.

Đại học Bách khoa Hà Nội tạo cơ hội cho sinh viên bộc lộ tài năng trước nhà tuyển dụng
Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội tạo cơ hội cho sinh viên bộc lộ tài năng trước nhà tuyển dụng

Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội, PGS. TS. Huỳnh Đăng Chính nhấn mạnh, Ngày hội hướng nghiệp - Career day 2024 đặt mục tiêu tạo ra môi trường cho các nhà tuyển dụng tiếp cận với nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, sinh viên năm đầu được tiếp xúc, tìm hiểu các hoạt động và nhu cầu tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp để lên kế hoạch học tập, rèn luyện để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp.

Mở đơn đăng ký xét duyệt học bổng khuyến học thanh niên Thanh Hóa phía Nam năm 2024 do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tài trợ
Giáo dục

Mở đơn đăng ký học bổng khuyến học Thanh Hóa phía Nam năm 2024

Nhằm hỗ trợ học sinh, sinh viên người Thanh Hoá gặp hoàn cảnh khó khăn có thêm động lực để vươn lên trong học tập và rèn luyện, Câu lạc bộ Thanh niên Thanh Hóa phía Nam (STYC) tổ chức mở đơn đăng ký xét duyệt học bổng khuyến khích học tập năm 2024 cho học sinh, sinh viên vượt khó, do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tài trợ.

Nhiều trường đại học đề nghị bỏ hình thức xét tuyển sớm để tuyển sinh công bằng
Giáo dục

Nhiều trường đại học đề nghị bỏ hình thức xét tuyển sớm để tuyển sinh công bằng

Tại Toạ đàm về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 6.12, nhiều lãnh đạo cơ sở giáo dục đại học đề xuất cần mạnh dạn bỏ hình thức xét tuyển sớm, siết chặt lại các quy định để công tác tuyển sinh công bằng và hiệu quả hơn.

Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Vì sao tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội?
Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Vì sao tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội?

Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, nhiều tổ hợp môn lựa chọn do trường THPT xây dựng có thể không phù hợp với năng lực, sở trường và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Số lượng tổ hợp tự nhiên đang bị "lép vế" với tổ hợp xã hội, khiến nguồn đầu vào các ngành khoa học tự nhiên sụt giảm, không đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực của đất nước.

Phát huy hơn nữa “dư địa” của giáo dục thường xuyên
Giáo dục

Phát huy hơn nữa “dư địa” của giáo dục thường xuyên

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh giáo dục thường xuyên phải tự nhận thức được vai trò của mình. Từ đó, phát huy hơn nữa “dư địa”, hiệu quả của giáo dục thường xuyên với phát triển giáo dục và đào tạo và xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời.