Điện Biên nỗ lực xoá bỏ lao động trẻ em

Trong những năm gần đây, tỉnh Điện Biên đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong nỗ lực phòng chống phòng ngừa lao động trẻ em thông qua triển khai những chương trình, dự án phòng chống lao động trẻ em.

Hành động để phòng ngừa, xóa bỏ lao động trẻ em

Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới có đường biên giới tiếp giáp với Lào là 360 km và đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc là 40,86 km. Tỉnh có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện với 129 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 9 phường, 5 thị trấn và 115 xã. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2023 là 25,68% (35.922 hộ), trong đó huyện Tuần Giáo là 33,59%; Mường Ẳng là 22,13%. Đáng chú ý, hiện toàn tỉnh có khoảng 216.300 trẻ em dưới 16 tuổi và nguy cơ lao động trẻ em vẫn luôn hiện hữu.

Trước thực trạng đó, trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Điện Biên đã tổ chức nhiều chương trình, kế hoạch về bảo vệ trẻ em như chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2021 – 2030; kế hoạch phòng ngừa lao động trẻ em trái quy định pháp luật giai đoạn 2021 – 2025; kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2020 – 2025; kế hoạch bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025; kế hoạch triển khai thực hiện các mục tiêu về bảo vệ trẻ em và thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em giai đoạn 2021-2025….

c05b034c71e9c9b790f8.jpg
Tổ chức các hoạt động truyền thông tương tác cho các các em và phụ huynh

Đặc biệt, năm 2022 tỉnh Điện Biên phối hợp với Tổ chức World Vision International tổ chức dự án Phòng chống các hình thức lao động trẻ em trong môi trường làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, bao gồm bóc lột tình dục trẻ em trong môi trường mạng và vi phạm các điều kiện lao động tối thiểu (dự án ACE). Dự án được triển khai tại 8 xã của huyện Mường Ảng và huyện Tuần Giáo. Với mong muốn trẻ em, thanh thiếu niên, đặc biệt nhóm đối tượng dễ bị tổn thương được phát hiện, can thiệp, hỗ trợ kịp thời để hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển. Ngay từ khi bắt đầu, ACE đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy thực thi chính sách cũng như chương trình kế hoạch về phòng ngừa lao động trẻ em.

Nhiều kết quả đáng ghi nhận

Quá trình triển khai, Dự án tập trung chủ yếu vào các hoạt động gồm: Tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện công tác bảo vệ trẻ em, đặc biệt là tại cấp cơ sở; truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng, cha mẹ và trẻ em về lao động trẻ em; phân loại, xác định nhóm trẻ em nguy cơ là nạn nhân để có kế hoạch can thiệp kịp thời. Trọng tâm là đội ngũ cán bộ cấp xã, cán bộ phụ trách bản và các giáo viên trường THCS nội trú, những người trực tiếp thường xuyên làm việc và dạy dỗ trẻ. Dự án xác định rằng, muốn nâng cao nhận thức của cộng đồng thì người thực hiện cần nắm vững các kiến thức, kỹ năng, đặc biệt là luật pháp và chính sách về lao động trẻ em.

820add0aafaf17f14ebe.jpg
Thực hiện rà soát, sàng lọc trẻ có nguy cơ lao động trẻ em

Đến nay đã có hơn 300 lượt cán bộ được tập huấn về các nội dung: Luật pháp chính sách, các tiêu chí xác định lao động trẻ em; thanh tra lao động; cơ chế báo cáo, xử lý; kỹ năng truyền thông; kỹ năng đi xa an toàn dành cho trẻ; Nguyên tắc và kỹ năng khi làm việc với trẻ… Tính đến 30.8.2024, sau hơn 2 năm triển khai, tại đại bàn 8 xã triển khai dự án đã có 100% cán bộ cấp xã, cộng tác viên thôn/bản và đội ngũ giáo viên THCS đã được trang bị những kiến thức và kỹ năng về phòng ngừa lao động trẻ em. 100% công chức văn hóa xã hội và đội ngũ giáo viên (mỗi trường có 2-3 giáo viên chuyên trách) đã tự tin thực hiện định kỳ các hoạt động truyền thông tại cộng đồng và các buổi ngoại khóa tại trường học cho trẻ em, cung cấp cho trẻ em các kiến thức và kỹ năng quan trọng về phòng ngừa và bảo vệ bản thân khỏi lao động trẻ em.

Tổ chức 63 buổi truyền thông cho 3.991 lượt cha mẹ, người chăm sóc trẻ và người sử dụng lao động; tổ chức 3 lễ phát động với trên 1000 người tham gia…. Đặc biệt, thành lập 1 điểm tham vấn tại huyện Mường Ảng góp phần cải thiện các dịch vụ cung cấp cho trẻ em, bao gồm trẻ nạn nhân và có nguy cơ lao động trẻ em. Tổ chức diễn đàn trẻ em cấp huyện. Tiến hành rà soát, phân loại nhóm trẻ em có nguy cơ lao động trẻ em cho 2.300 hộ gia đình. Có kế hoạch can thiệp cụ thể với nhóm nguy cơ cao; 1.046 trẻ được nhận các hỗ trợ từ dự án, bao gồm: bàn ghế, xe đạp, balô, máy tính, và tham gia vào các hoạt động truyền thông, …

Trưởng phòng trẻ em và bình đẳng giới, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Điện Biên bà Trần Thị Nhuần chia sẻ “điều khiến tôi ấn tượng nhất là dự án luôn lắng nghe nguyện vọng và nhu cầu của địa phương, từ đó triển khai các hoạt động, can thiệp phù hợp với bối cảnh cũng như phát huy nguồn lực sẵn có của địa phương. Xác định đây là công tác phải thực hiện thường xuyên, liên tục, vì thay đổi nhận thức và hành vi là một quá trình lâu dài”.

Đời sống

Bạc Liêu có nhiều doanh nghiệp thủy sản, thu hút số lượng lớn lao động trên địa bàn tỉnh (Ảnh: Duy Anh)
Đời sống

Ngành lao động quyết tâm cao cho mục tiêu giảm nghèo

Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, tỉnh Bạc Liêu đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong công tác giảm nghèo bền vững. Đặc biệt, với mục tiêu phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập, thời gian qua, ngành lao động, thương binh và xã hội tỉnh Bạc Liêu đã triển khai thực hiện nhiều chính sách, định hướng quan trọng.

Đẩy mạnh việc ứng dụng nhiều công nghệ mới trong công tác quản lý vận hành. Ảnh: NPC
Đời sống

Bảo đảm điện phục vụ tăng trưởng kinh tế - xã hội là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu

Nhờ không ngừng đầu tư, nâng cấp và từng bước hiện đại hóa lưới điện, những năm qua, Công ty Điện lực Lạng Sơn (PC Lạng Sơn) đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu về điện cho phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của nhân dân. Cụ thể, 9 tháng đầu năm 2024, PC Lạng Sơn đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao, trong đó nổi bật là tổng sản lượng điện thương phẩm đạt trên 652 triệu kWh, tăng 3,58% so với cùng kỳ (tương ứng 22,55 triệu kWh).

Tổ tiết kiệm, vay vốn - cánh tay nối dài của hộ nghèo
Xã hội

Tổ tiết kiệm, vay vốn - cánh tay nối dài của hộ nghèo

Nhờ được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng CSXH thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn (TKVV), những năm qua, nhiều hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có cơ hội phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo. Các tổ TKVV như những “cánh tay nối dài" góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh khởi công xây nhà và tặng quà cho gia đình ông Nguyễn Văn Đồng, xóm Doi, xã Hiền Lương (huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) ngày 13.4.2024. (Ảnh: Khôi Nguyên)
Đời sống

Chắp cánh cho ước mơ vươn mình của người nghèo

Thời gian qua, nhiều địa phương đã có những cách làm sáng tạo, huy động nguồn lực lớn của Nhà nước và nhân dân để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Chương trình không đơn thuần là xây dựng lại những căn nhà mới, mà còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, mở ra con đường giúp người dân thoát nghèo và vươn lên thực hiện khát khao “vươn mình” của người nghèo. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn khoảng 170.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa thuộc đối tượng hỗ trợ, phải sống trong những căn nhà tạm, nhà dột nát… cần được hỗ trợ.

Chỉ thị 40 góp phần đổi thay cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk
Đời sống

Chỉ thị 40 góp phần đổi thay cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

Với sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22.11.2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, tỉnh Đắk Lắk đã tạo bước đột phá trong hỗ trợ những đối tượng yếu thế vượt nghèo, thay đổi cuộc sống. 

Chính sách mới tạo điều kiện cho hợp tác xã phát triển
Đời sống

Chính sách mới tạo điều kiện cho hợp tác xã phát triển

Nghị định 113/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Hợp tác xã 2023 có hiệu lực từ ngày 1.11.2024. Theo đó, nhiều chính sách nhằm hỗ trợ phát triển hợp tác xã được thực thi hứa hẹn tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo sức bật mới cho khối kinh tế tập thể.

Quảng Bình: Trao tặng 500 suất quà sẻ chia khó khăn cùng người dân “rốn lũ” Lệ Thủy
Đời sống

Quảng Bình: Trao tặng 500 suất quà sẻ chia khó khăn cùng người dân “rốn lũ” Lệ Thủy

Ngày 4.11, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Quảng Bình cùng Câu lạc bộ (CLB) Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa đã trao 500 phần quà đến người dân chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bão lũ tại thôn Thượng Giang, thị trấn Kiến Giang; thôn Tân Lệ, xã An Thủy và xã Mỹ Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình).

27/68 tạp chí trực thuộc VUSTA được tính điểm học hàm, học vị
Đời sống

27/68 tạp chí trực thuộc VUSTA được tính điểm học hàm, học vị


Sau 5 năm thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTg về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) giảm còn 69 cơ quan báo chí, bao gồm 1 báo và 68 tạp chí, trong đó có 27 tạp chí được tính điểm học hàm, học vị, TS. Lê Công Lương, Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng ban Khoa học công nghệ và Môi trường VUSTA thông tin.

Nghề truyền thống mang lại thu nhập cho nhiều lao động dân tộc thiểu số tại Lào Cai
Đời sống

Lào Cai: Quyết tâm hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững

Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai, đã và đang tác động trực tiếp đến việc hoàn thành 29 chỉ tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 của địa phương như chỉ tiêu giảm nghèo, hệ thống giao thông nông thôn…

Eximbank tài trợ 5 tỷ đồng chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát tại TP. Hồ Chí Minh
Xã hội

Eximbank tài trợ 5 tỷ đồng chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát tại TP. Hồ Chí Minh

Vừa qua, Eximbank đã ủng hộ 5 tỷ đồng cho chương trình "Ngành ngân hàng Thành phố chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh". Khoản tài trợ này sẽ được sử dụng để xây dựng và sửa chữa 75 căn nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo và những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ có nơi ở an toàn và ổn định.

Cảnh báo mạo danh yêu cầu thông tin cá nhân để cập nhật thẻ BHYT
Đời sống

Cảnh báo mạo danh yêu cầu thông tin cá nhân để cập nhật thẻ BHYT

Thời gian gần đây, BHXH TP. Hà Nội nhận được thông tin phản ánh về việc một số đối tượng mạo danh cơ quan BHXH TP. Hà Nội gửi giấy mời đến học sinh và phụ huynh yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân như: căn cước công dân, thẻ BHYT để thay đổi, bổ sung thông tin thẻ BHYT trên ứng dụng VssID - BHXH số. BHXH TP. Hà Nội khẳng định không yêu cầu phụ huynh, học sinh, sinh viên, người dân cập nhật thông tin thẻ BHYT trên ứng dụng VssID.