Điện ảnh sáng tạo, đối thoại và cất cánh

Với chủ đề "Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh", Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 hướng đến tạo nên một sự kiện điện ảnh tầm cỡ, mang bản sắc Việt, nơi mà nghệ thuật và văn hóa được tôn vinh, phát triển.

Đề cao giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật, nhân văn

Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 7 (HANIFF VII) mong muốn vinh danh những tài năng mới của điện ảnh, giới thiệu những tác phẩm đặc sắc của các nền điện ảnh trên thế giới; đồng thời kết nối, giao lưu hợp tác để cùng phát triển, tạo cơ hội mở rộng thị trường điện ảnh Việt Nam, hội nhập thị trường điện ảnh quốc tế. Điều này được nhấn mạnh trong họp báo sáng 5.11.

Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 diễn ra từ ngày 7 - 11.11, với chủ đề “Điện ảnh: Sáng tạo - cất cánh”
Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 diễn ra từ ngày 7 - 11.11, với chủ đề “Điện ảnh: Sáng tạo - cất cánh”

Với tiêu chí là sự kiện văn hóa nghệ thuật tôn vinh các tác phẩm điện ảnh có giá trị nghệ thuật cao, giàu tính nhân văn, có dấu ấn sáng tạo nổi bật, độc đáo của quốc tế và Việt Nam, HANIFF VII đã lựa chọn giới thiệu 117 phim dài và phim ngắn của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Đức, Bỉ, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Ấn Độ, Chile, Hungary, Philippines, Thái Lan, Ai Cập, Indonesia... Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông - Trưởng Ban Chỉ đạo Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024, nhận định, các phim đa màu sắc, cách thể hiện độc đáo, sáng tạo, hứa hẹn tạo nên một kỳ Liên hoan phim sôi động, giàu bản sắc.

“Đơn cử với chương trình Phim Việt Nam đương đại, Ban tổ chức đã lựa chọn những bộ phim đa dạng thể loại và được đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí để giới thiệu tới khán giả bức tranh toàn cảnh về sự phát triển của điện ảnh Việt Nam 2 năm vừa qua. Nghệ thuật là sự cảm nhận, là xúc cảm bộ phim mang lại cho người xem cùng ý tưởng, triết lý đọng lại sau khi xem phim. Với Liên hoan phim quốc tế Hà Nội năm 2024, giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật, đạo đức là tiêu chí hàng đầu để lựa chọn phim”, Thứ trưởng Tạ Quang Đông nói.

Theo dõi, đồng hành với nhiều sự kiện điện ảnh tại Việt Nam, Viện trưởng Viện Goethe tại Hà Nội Oliver Brandt đặt nhiều kỳ vọng khi điện ảnh Đức trở thành tiêu điểm của HANIFF VII. “Liên hoan phim là cách rất tốt để thúc đẩy sáng tạo, đa dạng và đối thoại. Đức rất vinh dự khi được giới thiệu nền điện ảnh đặc sắc của mình tại Liên hoan phim quốc tế Hà Nội; qua đó quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa Đức đến nhân dân Việt Nam, tăng cường giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia, đóng góp vào bầu không khí điện ảnh sôi động của HANIFF VII”.

Như các kỳ trước, Chợ dự án HANIFF VII là nơi hỗ trợ các nhà sản xuất, đạo diễn và biên kịch khu vực châu Á - Thái Bình Dương giới thiệu dự án làm phim của mình với các nhà đầu tư, chuyên gia điện ảnh trong nước và nước ngoài. Theo Cục trưởng Cục Điện ảnh, Trưởng Ban tổ chức HANIFF VII Vi Kiến Thành, năm nay nhận được số đăng ký kỷ lục, gần 70 dự án đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt năm nay Chợ dự án không chỉ mời các phim tác giả mà còn cả các dự án hướng tới khán giả và mang tính thương mại để cổ vũ cho sự phát triển mạnh mẽ của dòng phim khán giả ở châu Á thời gian gần đây.

Làm nổi bật sắc màu Hà Nội

Theo Ban tổ chức, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII sẽ chính thức được khai mạc tối 7.11 và bế mạc tối 11.11 tại Nhà hát Hồ Gươm. Kịch bản lễ khai mạc và bế mạc, trao giải thưởng lấy cảm hứng từ nghệ thuật văn hóa dân gian truyền thống đan xen những công trình kiến trúc hiện đại mang tính biểu tượng của Hà Nội. Sân khấu lễ khai mạc sử dụng nhiều hình ảnh phố phường Hà Nội từ tác phẩm của Bùi Xuân Phái, tranh Hàng Trống. Bên cạnh đó là các liên khúc về Hà Nội. Đặc biệt, lần đầu tiên có ca khúc được đặt hàng sáng tác riêng nhằm góp phần tạo dấu ấn khác biệt cho Liên hoan phim năm nay.

Tiết mục khai mạc thảm đỏ với chủ đề "Dấu ấn bản sắc" thể hiện nét đặc trưng và tôn vinh di sản của Hà Nội - thành phố nghìn năm tuổi. Một điểm đáng chú ý là thảm đỏ HANIFF 2024 không chỉ có phần tham gia giao lưu với các nghệ sĩ mà Ban tổ chức còn thực hiện điểm nhấn thông qua kỹ thuật quay one-shot (sử dụng một máy quay để ghi lại toàn bộ diễn biến) và chụp hình glambot (chụp hình chậm) nhằm tạo ra những thước phim chuyển động giống như trong một tác phẩm nghệ thuật điện ảnh.

“Làm nổi bật sắc màu Hà Nội” là điều Ban tổ chức Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 hướng tới nhân kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô. Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Lê Thị Ánh Mai cho biết, Hà Nội đã sẵn sàng tiếp đón các đại biểu, nghệ sĩ. Các rạp chiếu phim có chất lượng tốt nhất (Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, BHD Star Cineplex, CGV Mipec Tower) và địa điểm chiếu phim ngoài trời tại các quận, huyện đã được chọn lựa kỹ lưỡng để phục vụ khán giả.

Đặc biệt, Hà Nội cũng tổ chức Gala dinner tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhằm đem đến cho nghệ sĩ, người làm điện ảnh… cơ hội trải nghiệm không gian nghệ thuật đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Những địa chỉ đỏ của hệ thống di sản Hà Nội như Di tích Hỏa Lò, Tháp nước phố Hàng Đậu và Nhà hát Lớn Hà Nội cũng sẽ góp phần lan tỏa hình ảnh Hà Nội trong suốt những ngày diễn ra Liên hoan phim.

Theo Thứ trưởng Tạ Quang Đông, hướng tiếp cận của Liên hoan phim quốc tế Hà Nội là tạo không khí tươi trẻ, tràn đầy sức sống cho một sự kiện điện ảnh tầm cỡ, mang bản sắc Việt, nơi mà nghệ thuật và văn hóa được tôn vinh, phát triển. “Có thể cảm nhận tinh thần ấy từ hình ảnh giới thiệu Liên hoan phim, từ sân khấu của lễ khai mạc, bế mạc và trao giải, từ bầu không khí của Hà Nội trong những ngày Liên hoan phim… Từ đó, để HANIFF không chỉ là nơi đề cao các tác phẩm điện ảnh sáng tạo, giàu giá trị nhân văn, phát hiện và vinh danh những tài năng mới của điện ảnh, mà còn góp phần quan trọng quảng bá hình ảnh Hà Nội, Việt Nam”.

Văn hóa

Toàn cảnh gặp mặt báo chí sáng 2.12. Ảnh: Phú Sơn
Văn hóa - Thể thao

Trao 35 giải cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 15

Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 15 (năm 2023 - 2024) với chủ đề “Dấu ấn bộ đội thời bình” do Báo Quân đội nhân dân, Vụ Báo chí - Xuất bản/Ban Tuyên giáo Trung ương, NXB Quân đội nhân dân và Ngân hàng TMCP Bắc Á phối hợp tổ chức sẽ trao giải thưởng cho 35 tác phẩm xuất sắc.

Phối cảnh sân khấu Lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã
Văn hóa - Thể thao

60 năm Bản hùng ca chiến thắng Bình Giã

Vào 19h ngày 2.12, tại Tượng đài Chiến thắng Bình Giã, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật "60 năm Bản hùng ca chiến thắng Bình Giã". Sự kiện nằm trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (2.12.1964 - 2.12.2024). 

Cần tạo điều kiện cho người trẻ có trình độ, có thực tiễn, đam mê sáng tạo
Văn hóa - Thể thao

Nuôi dưỡng "những viên ngọc trong đá"

Theo nhà nghiên cứu, lý luận âm nhạc NGUYỄN QUANG LONG, nếu như nghệ nhân lớn tuổi giàu kinh nghiệm được ví như “báu vật sống” thì những người trẻ giống viên ngọc còn ẩn mình trong đá. Để tỏa sáng, họ cần thời gian, sự kiên trì và sáng tạo.

“Phiên chợ vùng cao - Chào năm mới 2025” tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng cao. Nguồn: LVH
Văn hóa

Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025

Từ ngày 1.12.2024 - 1.1.2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025”, giới thiệu nét văn hóa đầu xuân với các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán các dân tộc.

Văn hóa ẩm thực Hà Nội - Di sản và tương lai
Văn hóa - Thể thao

Văn hóa ẩm thực Hà Nội - Di sản và tương lai

Ẩm thực Hà Nội xưa và nay đã có nhiều thay đổi. Sự giao thoa văn hóa, biến chuyển xã hội đã mang đến những hương vị mới. Vừa giữ gìn bản sắc, vừa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hiện đại là câu hỏi được đặt ra khi đẩy mạnh khai thác giá trị ẩm thực trong công nghiệp văn hóa.

Toàn cảnh hội thảo. Nguồn: CLB Nhà báo Thành Nam
Văn hóa

Hội thảo khoa học về Huyền Trân công chúa

Với mục đích làm sáng tỏ cuộc đời và những đóng góp của Huyền Trân công chúa với đất nước, với Phật giáo Việt Nam, hội thảo khoa học "Huyền Trân Công chúa: Cuộc đời và giai thoại" đã được tổ chức ngày 30.11 tại TP. Nam Định.

Vun đắp giá trị gia đình Việt Nam thời kỳ mới
Văn hóa

Vun đắp giá trị gia đình Việt Nam thời kỳ mới

Thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam trải qua nhiều thay đổi về mọi mặt, từ kinh tế, văn hóa, đến lối sống... Việc xây dựng, vun đắp và duy trì các giá trị gia đình trở nên vô cùng quan trọng, không chỉ với cá nhân mà còn là nền tảng của sự phát triển đất nước bền vững.

Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Bảo Lâm, Cao Bằng đọc sách tại sân trường. Ảnh: Trần Hiệp
Văn hóa - Thể thao

Văn hóa đọc ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả

Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) KIỀU THÚY NGA cho biết, với mục tiêu xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc trong mọi tầng lớp nhân dân, các hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng được tổ chức ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả.