Điểm danh 4 gương mặt tranh tài chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm 2023

Ngày 8.10 tới đây, vòng chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia sẽ diễn ra. 4 nam sinh so tài tại trận chung kết là Nguyễn Việt Thành (THPT Sóc Sơn, Hà Nội), Nguyễn Minh Triết (THPT chuyên Quốc học, Thừa Thiên Huế), Lê Xuân Mạnh (THPT Hàm Rồng, Thanh Hóa) và Nguyễn Trọng Thành (THPT chuyên Trần Phú, Hải Phòng).

Điểm danh 4 gương mặt góp mặt trong chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia -0
Chân dung 4 thí sinh góp mặt trong chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm 2023

Nguyễn Việt Thành, THPT Sóc Sơn, Hà Nội

Nguyễn Việt Thành, học sinh lớp 12A1, THPT Sóc Sơn, Hà Nội có chiến thắng “áp đảo” trong trận quý I, là thí sinh đầu tiên giành tấm vé vào chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia với 325 điểm. Việt Thành cho biết ngoài may mắn, đây là thành quả sau một năm rèn luyện với gần 300 trận đấu tập của mình.

Việt Thành được đánh giá có kiến thức toàn diện, phong độ thi đấu điềm đạm. Nam sinh khá tự tin với những câu hỏi về lịch sử, xã hội và lĩnh vực hiểu biết chung. Trong 2 năm học 2021-2022 và 2022-2023, Việt Thành liên tục đạt giải Nhất cuộc thi Olympic cụm Sóc Sơn - Mê Linh. Năm 2022, em đạt giải Nhì cuộc thi Tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam mùa 4 cấp Thành phố” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức. 

Ngoài ra, Việt Thành còn cùng đội tuyển Trường THPT Sóc Sơn tham gia và đạt Hạng 4 toàn quốc Cuộc thi “Vietnam Robotics Challenge 2023” dành cho học sinh THPT do trường Đại học FPT tổ chức. Với thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện, năm học 2021-2022, Việt Thành nhận danh hiệu Học sinh tiêu biểu Thủ đô và Danh hiệu “Học sinh 3 tốt” cấp Trung ương.

Điểm danh 4 gương mặt góp mặt trong chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia -0
Nguyễn Việt Thành, học sinh lớp 12A1, THPT Sóc Sơn, Hà Nội - nhất quý I

Được biết, 2023 là năm thứ hai Trường THPT Sóc Sơn có thí sinh vào chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia. Trước đó, Hà Việt Hoàng từng theo học tại trường THPT Sóc Sơn, cũng đã tiến vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2017.

Nguyễn Minh Triết, THPT chuyên Quốc học Huế, Thừa Thiên Huế

Nguyễn Minh Triết,  lớp 12 Lý, Trường THPT chuyên Quốc học, Thừa Thiên Huế, đã giành chiến thắng thuyết phục trong trận quý II, chương trình Đường lên đỉnh Olympia với 290 điểm. Với kết quả này, Trường THPT chuyên Quốc Học Huế là trường có nhiều thí sinh nhất được vào trận chung kết năm của Đường lên đỉnh Olympia với 6 lần, kể từ khi chương trình lần đầu tiên tổ chức năm 2000. 

Minh Triết được đánh giá là thí sinh bản lĩnh, luôn biết cách làm chủ thế trận, có phong độ thi đấu ổn định, sở hữu vốn kiến thức chắc chắn.

Điểm danh 4 gương mặt góp mặt trong chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia -0
Nguyễn Minh Triết,  lớp 12 Lý, Trường THPT chuyên Quốc học, Thừa Thiên Huế - nhất quý II

Yêu thích chương trình Đường lên đỉnh Olympia từ bé, Minh Triết luôn nuôi ước mơ được có mặt trong sân chơi này. Để trở thành đại diện của Trường THPT chuyên Quốc học Huế tham dự Đường lên đỉnh Olympia, Minh Triết đã vượt qua nhiều vòng thi, là quán quân của cuộc thi Nguyệt Quế Đỏ cấp trường, mô phỏng giống các trận đấu Olympia chính thức.

Trước đó, Minh Triết từng đạt Huy chương Bạc đồng đội giải cờ vua trẻ toàn quốc, Huy chương Đồng giải Toán qua mạng quốc gia.

Lê Xuân Mạnh, THPT Hàm Rồng, Thanh Hoá

Giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh cam go tại trận thi quý III Đường lên đỉnh Olympia với số điểm 160, Lê Xuân Mạnh, lớp 12A1, THPT Hàm Rồng, Thanh Hoá trở thành 1 trong 4 thí sinh góp mặt tại trận chung kết năm. Với kết quả này, Thanh Hóa đã có học sinh tiếp theo tiến vào trận chung kết Olympia sau gần 13 năm chờ đợi, còn đây là lần đầu Trường THPT Hàm Rồng có học sinh đạt được thành tích này.

Trước đó, trong trận thi tuần, Xuân Mạnh giành được 345 điểm - điểm số cao thứ 2 trong tất cả thí sinh dự thi năm 2023. Xuân Mạnh cũng là một trong 10 thí sinh năm nay giành được điểm tuyệt đối ở phần thi giải ô chữ Vượt chướng ngại vật. Nam sinh luôn thể hiện sự nhanh nhạy, chắc chắn, tự tin ở các câu hỏi về Văn học, Lịch sử và hiểu biết chung.

Điểm danh 4 gương mặt góp mặt trong chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia -0
Lê Xuân Mạnh, lớp 12A1, THPT Hàm Rồng, Thanh Hoá - nhất quý III

Lê Xuân Mạnh là học sinh giỏi nhiều năm liền, từng đạt nhiều thành tích cao trong các sân chơi trí tuệ do nhà trường tổ chức. Em là Thủ khoa khối B trong kỳ thi chọn khối của Trường THPT Hàm Rồng, Giải Nhì môn Hoá và môn Sinh trong cuộc thi Học sinh giỏi của trường.

Không chỉ chăm chỉ học tập, Xuân Mạnh còn năng nổ tham gia các hoạt động, phong trào. Mạnh đang là cố vấn Câu lạc bộ Sử tại Trường THPT Hàm Rồng.

Đây cũng chính là lý do Ban Giám hiệu Trường THPT Hàm Rồng lựa chọn Xuân Mạnh tham dự cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 23.

Nguyễn Trọng Thành, Trường THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng

Chiến thắng "áp đảo" tại cuộc thi quý IV với 330 điểm, Nguyễn Trọng Thành, lớp 12 Anh 1, Trường THPT chuyên Trần Phú chính thức mang điểm cầu truyền hình thứ 4 của Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 23 về TP. Hải Phòng. Trọng Thành cũng là thí sinh vào vòng chung kết năm với điểm số cao nhất.

2023 là năm thứ hai liên tiếp, Trường THPT Chuyên Trần Phú có thí sinh bước vào vòng chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia.

Qua các trận đấu, Trọng Thành luôn chứng tỏ được sự thông minh, bản lĩnh và sự điềm tĩnh trong phong cách thi đấu. Phong độ thi đấu ổn định và sự bứt phá đặc biệt ở các vòng Về đích khiến Trọng Thành được đánh giá là đối thủ mạnh, khó lường trong trận chung kết năm.

Điểm danh 4 gương mặt góp mặt trong chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia -0
Nguyễn Trọng Thành, lớp 12 Anh 1, Trường THPT chuyên Trần Phú, Hải Phòng - nhất quý IV

Là học sinh chuyên Anh, Trọng Thành thấy mình có thế mạnh ngôn ngữ, kiến thức lịch sử, xã hội. Thành thường giành điểm các câu hỏi thuộc lĩnh vực này, có lần trở thành bước ngoặt, góp phần đưa em tới trận chung kết.

Thành có một đam mê rất lớn với sân chơi Olympia. Em được truyền cảm hứng từ chiến thắng của đàn chị Phạm Thị Ngọc Oanh (Trường THPT Tiên Lãng) trong trận chung kết năm 2011. Đây là động lực lớn để em đăng ký dự thi Olympia.

Tại trường phổ thông, ngoài thành tích tốt ở môn chuyên, Thành cũng học tốt các môn khác khi đạt điểm trung bình môn Lý và môn Sử 9.9; điểm trung bình chung các môn đạt 9.5.

Giáo dục

91.000 tỷ đồng và hơn 30% bài thi khảo sát lớp 12 dưới trung bình... là con số nổi bật giáo dục tuần qua
Giáo dục

91.000 tỷ đồng và hơn 30% bài thi khảo sát lớp 12 dưới trung bình... là con số nổi bật giáo dục tuần qua

Tuần qua, giáo dục ghi nhận nhiều sự kiện đáng chú ý như hơn 30% bài thi khảo sát lớp 12 của học sinh Hà Nội dưới điểm trung bình, Bộ GD-ĐT đề xuất chi 91.000 tỷ đồng huy động trẻ từ 3-5 tuổi đến trường, chuyển giao cấp xã quản lý trường THCS, tiểu học và mầm non...

Thủ khoa ĐH Thủy lợi được công ty công nghệ "chiêu mộ"chính thức từ năm thứ 3 đại học
Giáo dục

Thủ khoa ĐH Thủy lợi được công ty công nghệ "chiêu mộ"chính thức từ năm thứ 3 đại học

Với điểm trung bình học tập 3,85/4, Nguyễn Phi Phong (Diễn Châu, Nghệ An), sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm - Khoa Công nghệ thông tin đã trở thành Thủ khoa tốt nghiệp loại Xuất sắc của Trường Đại học Thủy lợi - nằm trong top 1% sinh viên có điểm số cao nhất toàn khóa. Đặc biệt, Phong vào làm cho công ty công nghệ chuyên về AI từ năm thứ 3 đại học. 

" Bình dân học vụ số" để làm chủ công nghệ, góp phần xây dựng một xã hội số văn minh. Trong ảnh: Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng " Bình dân học vụ số"
Đời sống

Sẵn sàng vận hành nền tảng "Bình dân học vụ số"

Tiếp nối tinh thần của phong trào “Bình dân học vụ” năm 1945, "Bình dân học vụ số" vừa được Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số phát động không chỉ là một phong trào mang ý nghĩa xóa mù công nghệ đơn thuần, mà còn là cuộc cách mạng toàn dân, toàn diện, mở ra cánh cửa tri thức số cho mọi tầng lớp Nhân dân.

TP. Hồ Chí Minh: Khẩn trương điều tra vụ 29 học sinh nghi ngờ ngộ độc sau bữa trưa tại trường
Sức khỏe

TP. Hồ Chí Minh: Khẩn trương điều tra vụ 29 học sinh nghi ngờ ngộ độc sau bữa trưa tại trường

Sau khi nhận được báo cáo ban đầu từ Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường tiểu học Võ Thị Sáu (quận 7, TP. Hồ Chí Minh) diễn ra ngày 9.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn yêu cầu khẩn trương điều tra, truy xuất nguồn gốc vụ việc.

Công nghệ bán dẫn là "xương sống" của nền kinh tế số: Sinh viên sẽ được đào tạo như thế nào?
Giáo dục

Công nghệ bán dẫn là "xương sống" của nền kinh tế số: Sinh viên sẽ được đào tạo như thế nào?

Công nghệ bán dẫn là "xương sống" của nền kinh tế số, đóng vai trò cốt lõi trong sản xuất vi mạch, chip điện tử, cảm biến và các thiết bị công nghệ cao. Năm 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giao Trường Đại học Khoa học Tự nhiên mở chương trình đào tạo cử nhân công nghệ bán dẫn, tuyển sinh khóa đầu tiên năm 2025 với 140 chỉ tiêu. Vậy chương trình này đào tạo như thế nào?, sinh viên sẽ học ra sao?

Đại học Quốc gia Hà Nội làm gì để triển khai tốt công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo?
Giáo dục

Đại học Quốc gia Hà Nội làm gì để triển khai tốt công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo?

Đại học Quốc gia Hà Nội đang đa dạng hoá các nguồn vốn để đầu tư cơ sở vật chất và tăng cường năng lực cho Công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo, hướng đến hình thành các sản phẩm khoa học công nghệ có tính ứng dụng thực tiễn cao, có tiềm năng chuyển giao.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực tổ chức hội nghị triển khai chương trình đào tạo trình độ đại học

Sáng 10.4, Trường Đại học Điện lực đã tổ chức Hội nghị triển khai chương trình đào tạo trình độ đại học năm 2025 dưới sự chủ trì của PGS.TS Đinh Văn Châu, Hiệu trưởng Nhà trường. Tham dự hội nghị có Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, PGS.TS Vũ Đình Ngọ; Phó Hiệu trưởng PGS.TS Nguyễn Lê Cường, TS. Dương Trung Kiên.