Điểm chuẩn Trường Đại học Hà Nội năm 2024: Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc có điểm cao nhất

Ngày 17.8, Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Hà Nội đã công bố điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024. 

Theo đó, xét theo thang điểm 40, ngành có điểm chuẩn đầu vào cao nhất là Ngôn ngữ Trung Quốc với 35,8 điểm, điểm ngoại ngữ nhân hệ số 2. Mức điểm này tăng 0,05 so với năm 2023.

Đứng thứ hai là ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Hàn Quốc với 35,43 và 34,59 điểm. Bốn ngành lấy trên 34 điểm gồm Ngôn ngữ Trung Quốc tiên tiến; Ngôn ngữ Đức; Ngôn ngữ Nhật và Ngôn ngữ Hàn Quốc.

Xét theo thang điểm 30 (không nhân hệ số) là ngành Truyền thông đa phương tiện có điểm chuẩn cao nhất với 25,65 điểm. Ngành Công nghệ thông tin tiên tiến có điểm chuẩn đầu vào thấp nhất với 16,7 điểm. 

Cụ thể, điểm chuẩn các ngành của Trường Đại học Hà Nội năm 2024 như sau:

đhhn.png -0

Năm 2024, Trường Đại học Hà Nội tuyển 3.025 sinh viên, tăng gần 200 chỉ tiêu so với năm ngoái. Trường áp dụng ba phương thức xét tuyển, gồm xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; xét tuyển kết hợp và xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trường Đại học Hà Nội áp dụng mức học phí với nhóm dạy chuyên ngành bằng ngôn ngữ là 720.000 đồng/tín chỉ với các học phần thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương, 820.000 - 1.740.000 tùy ngành với các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành, bổ trợ, dự án tốt nghiệp, thực tập và khóa luận tốt nghiệp.

Tuyển sinh

Gần 2.000 học sinh tham dự Chương trình đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025
Giáo dục

Gần 2.000 học sinh tham dự Chương trình đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025

Sáng 5.4, tại Trường THPT Hà Đông (quận Hà Đông, TP Hà Nội), chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức đã diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia của gần 2.000 học sinh đến từ các trường THPT Hà Đông, THPT Ngô Thì Nhậm, THPT Văn Lang cùng đông đảo phụ huynh và thầy cô giáo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước
Giáo dục

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước

Ngày 2.4, Viện Đào tạo số và Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố phổ điểm thi Đánh giá năng lực (HSA) tháng Ba, năm 2025. Theo đó, đến hết tháng Ba năm 2025, kỳ thi đã tổ chức được 2 đợt thi liên tiếp, phục vụ 30.793 thí sinh dự thi, đạt tỉ lệ 99,4% đăng ký của hai đợt thi này.