Điểm chuẩn ngành Sư phạm Lịch sử cao nhất Trường Đại học Sài Gòn với 28,25 điểm

Ngành Sư phạm Lịch sử có mức điểm chuẩn cao nhất Trường Đại học Sài Gòn năm 2024 với 28,25 điểm. 

Ngày 19.8, Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Sài Gòn công bố điểm chuẩn trúng tuyển cho các ngành học ở phương thức sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 và phương thức xét điểm kỳ thi đánh giá đầu vào trên máy tính.

Năm 2024, nhóm ngành Sư phạm của Trường Đại học Sài Gòn có mức điểm chuẩn tăng cao. Xếp thứ 1 là ngành Sư phạm Lịch sử với 28,25 điểm. Theo sau lần lượt là ngành Sư phạm Ngữ Văn và Sư phạm Toán, với 28,11 và 27,75 điểm.

Các ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường có mức điểm chuẩn thấp với 21,37, tổ hợp A00 (Toán, Vật lý, Hóa học). Ngành này lấy 22,37 điểm với tổ hợp B00 (Toán, Hóa học, Sinh học).

Phổ điểm các ngành còn lại dao động từ 22-25 điểm.

Điểm chuẩn Trường Đại học Sài Gòn như sau:

tt.jpeg -0
ttt.jpeg -0
tttt.jpeg -0
tt3.jpeg -0
tt4.jpeg -0
tt5.jpeg -0
tt6.jpeg -0

Nhà trường cũng công bố điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển từ kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính. Mức điểm cao nhất thuộc về ngành Ngôn ngữ Anh (Thương mại và Du lịch; Chất lượng cao) và Kỹ thuật phần mềm.

mt.png -0

Năm 2024, Trường Đại học Sài Gòn tuyển khoảng 5.000 chỉ tiêu, trong đó dành tới 70% xét tuyển từ kỳ thi tốt nghiệp THPT. Trường áp dụng các phương thức xét tuyển: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD-ĐT;  Xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đối với các ngành không thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên (tối đa 15% chỉ tiêu theo ngành); Xét tuyển sử dụng kết quả kì thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính năm 2024 (Kì thi V-SAT); Xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024.

Tuyển sinh

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước
Giáo dục

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước

Ngày 2.4, Viện Đào tạo số và Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố phổ điểm thi Đánh giá năng lực (HSA) tháng Ba, năm 2025. Theo đó, đến hết tháng Ba năm 2025, kỳ thi đã tổ chức được 2 đợt thi liên tiếp, phục vụ 30.793 thí sinh dự thi, đạt tỉ lệ 99,4% đăng ký của hai đợt thi này.

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương chia sẻ "chiến lược" xét tuyển thông minh, tối ưu hóa cơ hội trúng tuyển
Giáo dục

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương chia sẻ "chiến lược" xét tuyển thông minh, tối ưu hóa cơ hội trúng tuyển

Theo PGS.TS Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương, những thay đổi trong quy chế tuyển sinh đều hướng tới việc tối ưu hóa quyền lợi và mở rộng cơ hội lựa chọn cho thí sinh. Điều cốt yếu là các em cần nắm vững và vận dụng hiệu quả những quyền lợi này. Khi đã xác định rõ mục tiêu về ngành và trường, việc xây dựng một chiến lược sắp xếp nguyện vọng hợp lý trở nên vô cùng quan trọng.