Hà Tĩnh triển khai Nghị quyết số 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Xây dựng nông thôn mới thực chất, sáng tạo

Hà Tĩnh là một trong những tỉnh điển hình, đi đầu trong Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, trong đó, tiêu chí 20 là cách làm sáng tạo của Hà Tĩnh trong xây dựng NTM, được Trung ương đánh giá cao và được phổ biến, nhân rộng ra cả nước nhằm xây dựng những miền quê trù phú - thanh bình, thực sự đáng sống, tạo sự hài lòng cao trong mỗi người dân.

Nhất quán trong chỉ đạo, đồng lòng trong triển khai

Gần 13 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ nhờ sự chung sức đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh Hà Tĩnh đã có 181/181 xã đạt chuẩn NTM, 60 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 15 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, 73,9% thôn đạt chuẩn Khu cư dân NTM kiểu mẫu... Thành quả của Hà Tĩnh là minh chứng thể hiện rõ nhất việc “ý Đảng hợp lòng dân” và “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt” trong triển khai nghị quyết của Đảng.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh cùng đoàn lãnh đạo một số sở, ngành kiểm tra mô hình trồng lan hồ điệp ứng dụng công nghệ cao ở xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà Ảnh: Báo Hà Tĩnh
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh cùng đoàn lãnh đạo một số sở, ngành kiểm tra mô hình trồng lan hồ điệp ứng dụng công nghệ cao ở xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà. Ảnh: Báo Hà Tĩnh

Không “ngủ quên trên chiến thắng”, với tinh thần xây dựng NTM có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, Hà Tĩnh đã sẵn sàng “bệ phóng” cho việc cụ thể hóa Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16.6.2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trước đó, căn cứ vào chủ trương của trung ương và tình hình thực tế của địa phương, Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện chương trình.

Cụ thể, ngày 8.3.2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành các Quyết định 318/QĐ-TTg, 319/QĐ-TTg, 320/QĐ-TTg và 321/QĐ-TTg quy định các bộ tiêu chí xã, huyện, tỉnh NTM giai đoạn 2021 - 2025. Để đáp ứng các tiêu chí mới của Trung ương, UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng đã ban hành các Quyết định 36/2022/QĐ-UBND, 37/2022/QĐ-UBND, 38/2022/QĐ-UBND về bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 áp dung trên địa bàn để tổ chức thực hiện. Song song với đó, tại hội nghị đánh giá giữa kỳ thực hiện Đề án thí điểm xây dựng tỉnh đạt chuẩn NTM vào tháng 4.2023, Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã yêu cầu các địa phương tổ chức rà soát, xây dựng kế hoạch nâng cấp và tổ chức thực hiện đảm bảo đạt chuẩn theo bộ tiêu chí mới trong năm 2023.

Nhờ chỉ đạo sát sao, kịp thời, phù hợp với bối cảnh địa phương, trong năm 2023, Hà Tĩnh đã có thêm 4 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, 10 xã nâng cao, 8 xã kiểu mẫu. Chương trình OCOP có 128 sản phẩm được đánh giá, công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao (88 sản phẩm công nhận mới và 40 sản phẩm công nhận lai); trong đó, 5 sản phẩm đủ điều kiện đề xuất tỉnh đánh giá, công nhận nâng hạng lên 4 sao. Đây là năm Hà Tĩnh có số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu cao nhất từ trước đến nay.

Trên cơ sở các kết quả đạt được, năm 2024, Hà Tĩnh đặt ra các mục tiêu duy trì 100% xã đạt chuẩn NTM, có thêm 20 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 5 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; phấn đấu 100% huyện, thành phố, thị xã đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; các huyện Thạch Hà, Đức Thọ, Can Lộc, Nghi Xuân phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM nâng cao; phấn đấu 100% phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh; có tối thiểu 50 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có ít nhất 5 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao trở lên; cơ bản hoàn thành các yêu cầu về tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Phát huy vai trò chủ thể của người dân

Ông Ngô Đình Long - Phó Chánh Văn phòng NTM tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “Xác định chủ thể trong xây dựng NTM chính là người dân, lấy nông nghiệp, nông thôn làm nền tảng để triển khai hiệu quả Nghị quyết. Hiện nay, Hà Tĩnh đã có 100% số xã đạt chuẩn NTM, 9/13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, có 1202/1626 thôn đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu (73,9%). Các huyện, thành phố đã triển khai xây dựng 15 mô hình khu dân cư NTM thông minh tại 15 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu, phấn đấu đến năm 2025 có tối thiểu 20 mô hình thôn thông minh và 4 mô hình xã NTM thông minh”.

Một trong những mục tiêu lớn nhất của chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới là nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn. Để chương trình xây dựng NTM đi vào chực chất, có chiều sâu và bền vững, mục tiêu thu nhập cho người dân đã từng bước trở thành động lực, giải pháp trong suốt quá trình thực hiện. Theo đó, tỉnh Hà Tĩnh đã không ngừng đẩy mạnh phong trào tập trung, tích tụ ruộng đất theo Nghị quyết 06-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ, hình thành những mô hình hợp tác liên doanh, liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp bền vững.

Kết quả, đến nay diện tích đất phá bỏ bờ vùng, bờ thửa, dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất tại Hà Tĩnh đã đạt gần 10.700 ha. Nhờ động lực từ tư liệu sản xuất, nhiều mô hình canh tác mang lại hiệu quả kinh tế cao đã được hình thành, tạo nên làn sóng khởi nghiệp sáng táo trong lĩnh vực nông nghiệp như: mô hình chuyển đổi số trên sản phẩm rau, củ quả trong nhà lưới tại xã Bình An, huyện Lộc Hà; mô hình, dự án phát triển sản xuất ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị tại thành phố Hà Tĩnh; mô hình nuôi cua trong hộp nhựa, nuôi “chung cư ong” tại xã Cương Gián; mô hình nuôi lươn không bùn ở xã Xuân Hội, Xuân Lĩnh...

Những đổi mới trong sản xuất nông nghiệp vừa phù hợp với chủ trương xây dựng nền nông nghiệp nâng cao giá trị, nông nghiệp xanh, nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu vừa góp phần đẩy mạnh sự hồi phục các sản phẩm nông nghiệp truyền thống, làm đa dạng hơn danh sách sản phẩm OCOP địa phương. Cụ thể, để khích lệ và tạo động lực cho Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), các địa phương tại Hà Tĩnh đã kịp thời ban hành, thực hiện đồng bộ các chính sách, giải pháp góp phần khôi phục, phát triển các sản phẩm nông, lâm, thủy sản truyền thống; du nhập, nhân cấy, tạo thêm những sản phẩm mới và nhiều sản phẩm mang đặc trưng văn hóa của địa phương.

Nhờ hỗ trợ từ chương trình OCOP, nhiều cơ sở đã đầu tư máy móc, trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, doanh số bán hàng của các sản phẩm đều tăng, bình quân tăng 40% so với trước khi tham gia chương trình, điển hình như các thương hiệu: Nước mắm Luận Nghiệp, mật ong Cường Nga, Rượu nhung hươu Hiền Ngọc, nem chua Ý Bình, nước mắm Phú Khương...  Ước tính, các cơ sở OCOP đã tạo việc làm cho hơn 2.000 lao động trực tiếp với mức lương từ 4 - 6 triệu đồng/tháng và tạo việc làm cho hàng nghìn lao động gián tiếp tại các địa phương.

Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác xây dựng NTM năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải đã yêu cầu các cấp ngành trong tỉnh cần xác định mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm trong xây dưng NTM của năm 2024; cần sự quyết tâm, nỗ lực vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phát huy cao vai trò chủ thể, chủ động, tích cực của người dân - yếu tố quan trọng của việc huy động nguồn lực xã hội. Đồng thời, đề nghị các địa phương tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu NTM giai đoạn 2021-2025. Đặc biệt, phải bảo đảm thực chất, hiệu quả và bền vững, ngày càng đi vào chiều sâu, không chạy theo thành tích, phong trào.

Cùng với đó, trên cơ sở nhận diện được những hạn chế, vướng mắc trong thời gian qua, Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh xây dựng kế hoạch, tiếp tục hướng đến mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người dân, nâng cao chỉ số hạnh phúc và sự hài lòng của người dân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Địa phương

Quảng Ninh: "Kỷ luật và đồng tâm" tạo đột phá ngay từ những tháng đầu năm
Trên đường phát triển

Quảng Ninh: "Kỷ luật và đồng tâm" tạo đột phá ngay từ những tháng đầu năm

Năm 2025 được xác định là năm có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 67 để đánh giá toàn diện tình hình phát triển kinh tế - xã hội quý I và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm cho quý II. Với tinh thần "Kỷ luật và Đồng tâm", toàn hệ thống chính trị tỉnh đang nỗ lực cao nhất để tạo ra những đột phá, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đã đề ra.

Hà Nội: Dự kiến phương án sắp xếp đơn vị hành chính và đặt, đổi tên xã, phường
Địa phương

Hà Nội: Dự kiến phương án sắp xếp đơn vị hành chính và đặt, đổi tên xã, phường

Chiều 3.4, tại hội nghị giao ban quý I.2025 giữa Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội với các quận, huyện, thị xã, Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh đã báo cáo Dự thảo Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố xin ý kiến các đại biểu.

Ứng trực 24/24h bảo đảm điện dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30.4-1.5
Địa phương

Ứng trực 24/24h bảo đảm điện dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30.4-1.5

Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) cho biết, các đơn vị điện lực trên địa bàn 21 tỉnh, thành phố phía Nam sẽ không thực hiện các công tác ngừng, giảm cung cấp điện trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (từ 0h ngày 5.4 đến 24h ngày 7.4) và kỳ nghỉ Lễ 30.4-1.5 (từ 0h ngày 30.4 đến 24h ngày 4.5), trừ trường hợp xử lý sự cố.

Toàn cảnh Hội nghị lần thứ 67, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh Khóa XV
Địa phương

Sắp xếp đơn vị hành chính, lựa chọn cán bộ cho cơ sở

Bên cạnh nhiệm vụ bứt phá kinh tế, Hội nghị lần thứ 67, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh Khóa XV đã nhấn mạnh yêu cầu tập trung hoàn thiện Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã và chuẩn bị chu đáo các điều kiện để bàn giao, kết thúc hoạt động của chính quyền địa phương cấp huyện. Chủ trì hội nghị quan trọng này, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vũ Đại Thắng yêu cầu phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho cán bộ dám nghĩ dám làm, tập trung tối đa nguồn lực thực hiện thắng lợi các mục tiêu chính trị trọng tâm của địa phương.

Lãnh đạo tỉnh tặng hoa cho các lãnh đạo sở xin nghỉ hưu trước tuổi để sắp xếp bộ máy
Địa phương

Xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực

Cà Mau đang quyết tâm xây dựng một bộ máy chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực và hiệu quả. Điều này bao gồm việc sắp xếp lại các cơ quan, đơn vị hành chính để giảm bớt sự cồng kềnh và chồng chéo, đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Mục tiêu là tạo ra một hệ thống chính trị tinh gọn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân và thúc đẩy sự phát triển của tỉnh.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng cường cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng kiểm kê tài sản công

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm khắc phục sai sót và đảm bảo tính chính xác trong công tác kiểm kê tài sản công. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện nhiệm vụ này đúng tiến độ, trong khi Sở Tài chính tỉnh cung cấp các hướng dẫn cụ thể để nâng cao chất lượng kiểm kê, bảo đảm quản lý tài sản công minh bạch và hiệu quả.

Hành động không ngừng nghỉ và những con số biết nói
Hoạt động chính quyền

Hành động không ngừng nghỉ và những con số biết nói

Trong quý đầu tiên của năm 2025, thành phố Hải Phòng tiếp tục khẳng định vị thế là đầu tàu kinh tế phía Bắc với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, tiếp tục là điểm sáng, trong top đầu của cả nước, bộ máy hành chính được tinh gọn mạnh mẽ, các nhiệm vụ trọng tâm được triển khai bài bản, quyết liệt. Không chỉ là những con số biết nói, mà còn là tinh thần hành động không ngừng nghỉ hướng tới một thành phố hiện đại, xanh, số và giàu bản sắc, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng phát biểu tại phiên họp- B. HỢP
Địa phương

Không chỉ là những con số biết nói

Trong quý đầu tiên của năm 2025, thành phố Hải Phòng tiếp tục khẳng định vị thế là đầu tàu kinh tế phía Bắc với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, tiếp tục là điểm sáng, trong top đầu của cả nước, bộ máy hành chính được tinh gọn mạnh mẽ, các nhiệm vụ trọng tâm được triển khai bài bản, quyết liệt. Không chỉ là những con số biết nói, mà còn là tinh thần hành động không ngừng nghỉ hướng tới một thành phố hiện đại, xanh, số và giàu bản sắc, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

 Đảm bảo an ninh, an toàn cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng
An ninh cơ sở

Đảm bảo an ninh, an toàn cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối chuỗi hoạt động Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng (3.4.1975 - 3.4.2025), Ban Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp chặt chẽ với công an địa phương triển khai đồng bộ các phương án, kế hoạch đã được duyệt.

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Hà Nội: Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng
Địa phương

Hà Nội: Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, nguy cơ cháy rừng gia tăng, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1176/UBND-NNMT về việc thực hiện Công điện số 25/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm triển khai các biện pháp cấp bách bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn.