Trợ lực của đồng bào Ninh Thuận

Vốn là tỉnh nghèo nhất khu vực miền Trung, song, với việc chủ động thực hiện các chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, trong đó có chính sách về tín dụng ưu đãi… Ninh Thuận đã có bước chuyển mình tích cực, góp mặt vào nhóm các địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo bền vững ấn tượng của cả nước.

Vốn ủy thác tăng hơn 110 tỷ đồng

30 năm trước, Ninh Thuận được mệnh danh là "vùng trũng", "rốn nghèo", với tỷ lệ hộ nghèo lên tới 36%. Khi ấy, Ninh Thuận phải đối diện với vô vàn thách thức như cơ sở hạ tầng kỹ thuật lạc hậu, điều kiện địa lý khí hậu lại khô hạn triền miên, vì vậy cuộc sống người dân rất thiếu thốn, gian khổ. Nhưng đến nay, toàn tỉnh đã thoát khỏi "vùng trũng", góp mặt vào nhóm các địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo bền vững ấn tượng của cả nước.

Nguồn vốn chính sách đã thực sự giúp người nghèo đổi đời. Ảnh: NHCSXH
Nguồn vốn chính sách đã thực sự giúp người nghèo đổi đời. Ảnh: NHCSXH

Thành quả trên thể hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đúng đắn của lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giảm nghèo bền vững, nhất là đối với việc triển khai sâu rộng Chỉ thị số 40-CT/TW (Chỉ thị số 40) của Ban Bí thư "Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội". Trong đó, nổi bật là sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực của cả hệ thống chính trị trong huy động nguồn lực, tạo sinh kế cho người dân phát triển sản xuất kinh doanh, giảm nghèo, cải thiện cuộc sống.

Thực tế, những năm qua, việc triển khai thực hiện các chủ trương, nghị định, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có nhiều chuyển biến. Đó là cấp ủy, chính quyền các cấp đã thống nhất quan điểm về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của tín dụng chính sách; từ đó thường xuyên quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt cho hoạt động tín dụng chính sách. Hàng năm, căn cứ tình hình ngân sách của địa phương, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính tham mưu, ưu tiên bổ sung nguồn vốn chuyển sang cho Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn; đồng thời, tăng cường chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền vận động tổ chức, cá nhân tham gia gửi tiền tiết kiệm tại NHCSXH.

Giám đốc NHCSXH tỉnh Ninh Thuận Lê Minh Lộc cho biết, đến 30.4.2024, nguồn vốn ngân sách của địa phương ủy thác qua NHCSXH đạt 130,3 tỷ đồng, tăng 110,5 tỷ đồng kể từ khi thực hiện Chỉ thị số 40 để cho vay tới các đối tượng chính sách đặc thù ở những vùng dân tộc miền núi và những xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Đây là sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương và có ý nghĩa thiết thực khi tập trung các nguồn lực tài chính về một đầu mối, góp phần nâng nguồn vốn hoạt động của NHCSHX tỉnh Ninh Thuận đến 30.4.2024 lên 3.711,5 tỷ đồng, tăng 2.477 tỷ đồng so với 10 năm trước.

Kịp thời đưa vốn đến với dân

Huy động, tập trung nguồn vốn đã khó nhưng để chuyển tải kịp thời, an toàn gần 4.000 tỷ đồng vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng lại là chuyện khó hơn. Điều này không thể thiếu đến sự tận tụy trách nhiệm của mỗi cán bộ NHCSXH Ninh Thuận.

Một trong những cách làm hay của NHCSXH là đã lôi cuốn được cả hệ thống chính trị vào cuộc. NHCSXH Ninh Thuận cũng vậy, đơn vị đã thực hiện phương thức ủy thác thông qua 4 tổ chức chính trị xã hội là nông dân, phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh. Hệ thống 271 hội đoàn thể các cấp tỉnh, huyện, xã và mạng lưới 1.638 Tổ tiết kiệm, vay vốn tại thôn xóm trên toàn địa bàn Ninh Thuận đã trở thành cầu nối giữa ngân hàng - khách hàng, giúp người nghèo dễ dàng với nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước.

Gia đình ông Katơr Điêu, dân tộc Ray Lay ở thôn Bậc Rây 2, xã Phước Bình, huyện Bác Ái nhờ đồng vốn chính sách đã đổi đời. 10 năm qua, ông đã được vay vốn của NHCSXH tới 3 lần với tổng số tiền vay 80 triệu đồng để nuôi bò sinh sản, cải tạo đất đồi thành vườn trồng cây bưởi, cây sầu riêng. Hiện tại, cơ ngơi của gia đình ông đã có đàn bò 10 con, vườn cây ăn quả 2ha, mỗi năm thu nhập tới cả 100 triệu đồng. Cuộc sống thực sự sang trang ngoạn mục!

Tại huyện Ninh Phước, nhiều hộ đồng bào Chăm ở các xã Phước Thái, Phước Thuận, thị trấn Phước Dân đã sử dụng vốn vay chính sách đầu tư xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn, mô hình trồng táo, nho kết hợp với nuôi dê, cừu vỗ béo mà thoát cảnh nghèo túng, trả nợ, nộp lãi cho ngân hàng đầy đủ, đúng kỳ hạn, xây hẳn nhà kiên cố khang trang.

Hiệu quả từ nguồn vốn tín dụng chính sách đã khơi dậy sức mạnh nội lực được huy động từ nguồn lao động tại chỗ và thực sự trở thành công cụ hữu hiệu, góp phần giúp địa phương đạt nhiều kết quả ấn tượng trong phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới. Với 73 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo, hơn 53.600 lao động được vay vốn hỗ trợ giải quyết việc làm, 43.600 học sinh, sinh viên được vay vốn học tập, hơn 116.880 công trình nước sạch và nhà vệ sinh được xây dựng, 8.234 hộ nghèo vay vốn làm nhà ở… đã nói lên bức tranh sôi động trong vay vốn giảm nghèo của người dân Ninh Thuận. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh ngày càng giảm bền vững qua các giai đoạn, hiện còn 4,21%, bình quân mỗi năm giảm 4,8%, vượt kế hoạch đề ra góp phần xây dựng 31/47 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Cuộc hành trình của tín dụng chính sách ở miền quê "nắng như rang, gió như phang" vẫn tiếp diễn bền bỉ, hối hả. Và NHCSXH tỉnh Ninh Thuận luôn dốc sức, đồng lòng tập trung huy động các nguồn lực, chuyển tải kịp thời mọi nguồn vốn chính sách đến đúng địa chỉ, đối tượng thụ hưởng; thực hiện tốt hơn nữa Chỉ thị số 40 và Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư, phục vụ đắc lực kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn mới.

Địa phương

Tuổi trẻ Công an Đắk Nông chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
Đời sống

Tuổi trẻ Công an Đắk Nông chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Với tinh thần "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên", tuổi trẻ Công an tỉnh Đắk Nông đã không quản ngại nắng, mưa tích cực phối hợp chính quyền địa phương hỗ trợ ngày công, đồng hành cùng người dân xây dựng, sửa chữa, cải tạo nhà, góp phần chung tay cùng cả nước thực hiện hiệu quả chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Phú Yên tinh gọn tổ chức, bộ máy hướng đến phục vụ Nhân dân hiệu quả hơn
Hoạt động chính quyền

Phú Yên tinh gọn tổ chức, bộ máy hướng đến phục vụ Nhân dân hiệu quả hơn

Thực hiện Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tỉnh Phú Yên đang khẩn trương triển khai phương án sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã. Theo dự kiến, toàn tỉnh sẽ giảm từ 106 đơn vị hành chính cấp xã hiện có xuống còn 34, tương đương giảm gần 68%.

Du lịch Quảng Ninh định vị thương hiệu độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa
Trên đường phát triển

Du lịch Quảng Ninh định vị thương hiệu độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa

Để tăng tốc, bứt phá, đóng góp quan trọng vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế 14% của tỉnh trong năm 2025, ngành du lịch Quảng Ninh sẽ tập trung phát triển: "Sản phẩm đặc sắc - Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục thuận tiện và đơn giản - Giá cả cạnh tranh - Môi trường vệ sinh sạch và đẹp - Điểm đến an toàn, văn minh thân thiện".

Chuẩn bị khánh thành cụm công trình đầu mối tại dự án hồ Krông Pách Thượng
Địa phương

Chuẩn bị khánh thành cụm công trình đầu mối tại dự án hồ Krông Pách Thượng

Ngày 17.4, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức cuộc họp để nghe các đơn vị, địa phương báo cáo công tác chuẩn bị tổ chức kết nối trực tuyến lễ khánh thành cụm công trình đầu mối dự án hồ chứa nước Krông Pách Thượng giai đoạn 1, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

EVNSPC – 50 năm thắp sáng miền Nam: Tri ân lịch sử - Tự hào tiếp bước
Địa phương

EVNSPC – 50 năm thắp sáng miền Nam: Tri ân lịch sử - Tự hào tiếp bước

Tròn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Tổng công ty Điện lực miền Nam không chỉ thắp sáng hàng triệu mái nhà mà còn lan tỏa tinh thần phụng sự vì cộng đồng. Kỷ niệm nửa thế kỷ bằng hành động thiết thực, EVNSPC đưa hàng chục công trình điện về đích đúng dịp 30.4 và xây tặng 815 căn nhà cho hộ nghèo – tiếp nối truyền thống “đi trước mở đường”, tri ân lịch sử và vững bước tương lai.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
Địa phương

Quyết liệt phòng, chống thứ "giặc ở trong lòng”

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ giặc ở trong lòng”. Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã và đang triển khai quyết liệt, hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Nhiều vụ việc được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh cho thấy Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa luôn quyết tâm, quyết liệt phòng, chống thứ “giặc ở trong lòng” theo lời của Bác.

Quang cảnh buổi phát động
Trên đường phát triển

Vĩnh Long phát động Chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người khuyết tật

Ngày 16.4, tại Hội trường Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long, chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người khuyết tật chính thức được phát động. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, nhằm hiện thực hóa tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, đặc biệt đối với nhóm yếu thế trong xã hội.

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 thu hút hàng nghìn du khách đến với thành phố cà phê
Địa phương

TP. Buôn Ma Thuột: Tăng tốc bứt phá sau quý I

Quý I.2025 khép lại với nhiều gam màu tươi sáng trong bức tranh phát triển kinh tế - xã hội của TP. Buôn Ma Thuột. Từ ổn định thị trường, đẩy mạnh sản xuất, đến bảo đảm an sinh xã hội và giữ vững an ninh trật tự, thành phố đang thể hiện quyết tâm rõ rệt trong việc hiện thực hóa các mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững.