TP. Nam Định quan tâm chăm lo đối tượng chính sách người có công

Với đạo lý truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", những năm qua, TP. Nam Định luôn thực hiện tốt các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước; đồng thời, huy động các nguồn lực nhằm chăm lo, cải thiện chất lượng đời sống cho các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với Cách mạng.

Theo thống kê, TP. Nam Định có gần 6.800 đối tượng chính sách người có công, trong đó 5 cán bộ lão thành cách mạng, 5 cán bộ tiền khởi nghĩa, 5 Anh hùng Lực lượng vũ trang (LLVT), 3.167 thân nhân và người thờ cúng liệt sĩ, 2.556 thương binh, bệnh binh, 1.115 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và hàng trăm đối tượng người có công khác. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có trên 2.000 người hoạt động kháng chiến được tặng thưởng huân, huy chương.

Những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể từ thành phố đến phường, xã luôn quan tâm chăm lo thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước và thường xuyên thăm hỏi động viên về vật chất và tinh thần cho các đối tượng theo quy định.

TP. Nam Định quan tâm chăm lo đối tượng chính sách người có công -0
Lãnh đạo tỉnh Nam Định thăm hỏi gia đình chính sách, người có công trên địa bàn. Ảnh: ITN

Hiện nay, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội TP. Nam Định đang thực hiện chế độ chi trả tiền trợ cấp hàng tháng cho 4.737 đối tượng, với tổng số tiền trên 10,9 tỷ đồng/tháng. Đồng thời, chủ động phối hợp với các ngành chức năng rà soát, tiến hành cấp đổi thẻ BHYT cho đối tượng người có công, thân nhân người có công, bảo đảm chính xác, kịp thời; thực hiện chế độ điều dưỡng, chi trả tiền dụng cụ chỉnh hình cho thương binh theo quy định của Nhà nước; lập hồ sơ ưu đãi về giáo dục, đào tạo nghề cho con em gia đình chính sách…

Công tác rà soát, xét duyệt, thẩm định hồ sơ người có công được đặc biệt chú trọng, cán bộ lao động, thương binh và xã hội phường, xã hướng dẫn lập thủ tục, hồ sơ cụ thể, đúng quy định.

Hàng năm, thành phố xác nhận cho trên 100 đối tượng người có công; di chuyển và giới thiệu đi tỉnh ngoài hàng trăm đối tượng; tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng liên hệ thực hiện chính sách; thực hiện cấp thẻ BHYT cho hàng nghìn lượt đối tượng theo Quyết định 290/2005/QĐ-TTg, Quyết định 142/2008/QĐ-TTg, Quyết định 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đối với quân nhân tham gia kháng chiến.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, thành phố đã giải quyết 89 hồ sơ hưởng trợ cấp đối với người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi từ trần; 1 hồ sơ chế độ đối với người tham gia hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc; 59 hồ sơ chế độ thờ cúng liệt sĩ; giải quyết chế độ ưu đãi cho 4 học sinh, sinh viên là con người có công; 7 hồ sơ hưởng chế độ người nhiễm chất độc hóa học…

Công tác tu sửa, chăm sóc phần mộ, nghĩa trang liệt sĩ thường xuyên được các cấp uỷ, chính quyền quan tâm. Đặc biệt, trong các dịp kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27.7), các cấp ủy đảng, chính quyền từ thành phố đến cơ sở đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ; tri ân những người có công với cách mạng như: mít tinh kỷ niệm, tổ chức lễ cầu siêu, lễ viếng, thắp nến tri ân tại nghĩa trang liệt sĩ; tổ chức các đoàn đi thăm, tặng quà và động viên các gia đình liệt sĩ, thương binh tiêu biểu trên địa bàn.

Cùng với thực hiện chế độ chính sách đối với người có công, TP. Nam Định đẩy mạnh các hoạt động "Đền ơn đáp nghĩa", huy động cộng đồng tham gia chăm lo đời sống vật chất, tinh thần người có công với cách mạng vào các dịp lễ, Tết. Với sự tham gia của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân như đóng góp xây dựng quỹ "Đền ơn đáp nghĩa"; xây nhà tình nghĩa; tu sửa, nâng cấp các công trình ghi công liệt sĩ tại các địa phương.

Hàng năm, Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" các cấp của thành phố huy động được trên 1 tỷ đồng; trong đó, năm 2023, TP. Nam Định huy động được 1,2 tỷ đồng, các phường, xã huy động được 126 triệu đồng.

Từ nguồn quỹ, nhiều gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở. Riêng từ đầu năm 2024 đến nay, Quỹ của thành phố hỗ trợ xây 1 nhà tình nghĩa với mức hỗ trợ 80 triệu đồng; hỗ trợ sửa nhà cho 2 gia đình chính sách, mỗi nhà 40 triệu đồng.

Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" tỉnh hỗ trợ xây 10 nhà tình nghĩa, mỗi nhà 50 triệu đồng. Các gia đình chính sách còn được địa phương tạo điều kiện thuận lợi trong học nghề, tìm việc làm, lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

Hướng tới kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27.7.1947 - 27.7.2024), TP. Nam Định tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về lòng biết ơn và niềm tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhằm khơi dậy truyền thống, đạo lý tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn".

Nhân dịp này, cùng với việc chuyển quà của Chủ tịch nước, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh tới các đối tượng người có công kịp thời; Thành ủy, UBND TP. Nam Định sẽ tặng quà 5.981 người có công, gia đình chính sách, tổng kinh phí gần 1,2 tỷ đồng. Thành phố tiếp tục đẩy mạnh và phát động sâu rộng phong trào "Đền ơn, đáp nghĩa" với những hoạt động thiết thực, hiệu quả; thu hút đông đảo các tầng lớp Nhân dân, các tổ chức, đoàn thể tích cực tham gia, nhằm thể hiện lòng tri ân các Anh hùng Liệt sĩ, các thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng.

Địa phương

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra
Địa phương

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Vừa qua, tại cuộc họp về công tác thống kê và giải pháp khắc phục thiệt hại sau Bão số 3, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã ghi nhận công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ của cả hệ thống chính trị và người dân. Đồng thời, thống nhất đánh giá việc khắc phục hậu quả do Bão số 3 gây ra là tình huống cấp bách, khẩn cấp cần tập trung khắc phục.

Mỹ Đức bảo an toàn cao nhất cho Nhân dân sau mưa lũ
Địa phương

Mỹ Đức bảo an toàn cao nhất cho Nhân dân sau mưa lũ

Theo báo cáo của huyện Mỹ Đức, tính đến 6h ngày 16.9, mực nước trên sông Đáy tại An Mỹ đạt báo động II; sông Bùi tại Phúc Lâm đạt báo động III, mực nước các hồ chứa trên địa bàn huyện đang ở mức cao; riêng hồ Quan Sơn vượt ngưỡng tràn…

Người dân bị thu hồi đất kêu khổ, chủ đầu tư than khó vì thiếu "đất sạch" làm dự án
Địa phương

Người dân bị thu hồi đất kêu khổ, chủ đầu tư than khó vì thiếu "đất sạch" làm dự án

Nhiều hộ dân có đất bị thu hồi tại Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Bà Kèo đã làm đơn gửi cơ quan chức năng đề nghị thanh tra lại tính pháp lý của dự án. Trong khi đó, doanh nghiệp thực hiện dự án cũng than khó vì dự án kéo dài 21 năm nhưng đến nay chỉ nhận hơn 6.400m2/43.300m2 đất.

Quảng Ninh: Tiếp nhận các kiến nghị của các hộ nuôi trồng thủy sản, trồng rừng bị thiệt hại do bão số 3
Hoạt động chính quyền

Quảng Ninh: Tiếp nhận các kiến nghị của các hộ nuôi trồng thủy sản, trồng rừng bị thiệt hại do bão số 3

Vừa qua, tại huyện Vân Đồn, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy, cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan và Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Ninh đã gặp mặt, động viên, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các cơ sở, hộ gia đình nuôi trồng thủy sản (NTTS), trồng rừng bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 trên địa bàn huyện.

Ninh Thuận đẩy mạnh dự án thuỷ lợi tái tạo nguồn nước, cải thiện môi trường, tạo sinh kế bền vững, lâu dài cho người dân
Địa phương

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh

Nghị quyết của HĐND tỉnh Ninh Thuận về Chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, thường xuyên, liên tục, cần tập trung chỉ đạo, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, hệ thống quan trắc, các công trình, dự án… thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ thiên tai bảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm.

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão
Địa phương

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão

Bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh và gây thiệt hại rất nặng nề đến diện tích nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, nhà cửa, trụ sở, các công trình điện, cây xanh... trên địa bàn. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão đang được cấp ủy, chính quyền, nhân dân trên địa bàn thị xã tập trung dồn lực, tranh thủ từng phút từng giờ để sớm đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 diễn tập chiến thuật vòng tổng hợp, bắn đạn thật trên biển
An ninh cơ sở

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 diễn tập chiến thuật vòng tổng hợp, bắn đạn thật trên biển

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 đã tổ chức thành công đợt diễn tập chiến thuật vòng tổng hợp, bắn đạn thật trên biển nhằm nâng cao năng lực chiến đấu của đơn vị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh và trật tự biển đảo trong tình hình mới.

Hỗ trợ người dân ổn định đời sống sau cơn bão tại 'rốn lũ' Chương Mỹ, Hà Nội
Địa phương

Hỗ trợ người dân ổn định đời sống sau cơn bão tại 'rốn lũ' Chương Mỹ, Hà Nội

Theo Báo cáo nhanh về ảnh hưởng cơn bão số 3 trên địa bàn huyện Chương Mỹ (từ 15h30 ngày 14.9 đến 6h30 ngày 15.9), mực nước sông Bùi có xu hướng giảm nhẹ từ 7,75m chiều qua, sáng nay còn 7,66m, trên mức báo động 3. Sông Đáy giảm từ 6,81m xuống còn 6,69m, trên mức báo động 2. Mực nước các hồ: Đồng Sương, Văn Sơn, Miễu cũng giảm nhẹ từ 1 đến 2m. Tuy nhiên mực nước này đều đang vượt ngưỡng tràn.

Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn điện mùa mưa bão, ngập úng
Trên đường phát triển

Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn điện mùa mưa bão, ngập úng

Với mục tiêu bảo đảm cấp điện an toàn trong mùa mưa bão, ngập úng năm 2024, Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã triển khai đến tất cả các đơn vị trực thuộc tăng cường đầu tư sửa chữa lớn, kiểm tra các thiết bị trên lưới và toàn bộ hành lang các đường dây, vệ sinh an toàn lưới điện trên các trạm biến áp.

Bài 2: Xây dựng phong cách làm việc trọng dân, hiểu dân, có trách nhiệm với dân
Địa phương

Bài 2: Xây dựng phong cách làm việc trọng dân, hiểu dân, có trách nhiệm với dân

Nhấn mạnh: Bất kỳ một Đảng, Nhà nước nào, lòng dân là hết sức quan trọng; Đảng, Nhà nước đó có giữ được lòng dân hay không, khi ấy mới nói tới sự trường tồn. Do đó, mấu chốt của vấn đề là phải giữ được lòng dân, muốn vậy phải phụng sự Nhân dân thật tốt, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị đổi mới phương thức, quản lý, điều hành, xây dựng phong cách làm việc “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân” để chính quyền có đủ năng lực, hiệu quả, phụng sự Nhân dân.