Theo đó, UBND Thành phố giao Cơ quan thường trực phòng, chống thiên tai (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thuộc Ban Chỉ huy Phòng Thủ dân sự - Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố cập nhật vị trí nêu trên vào danh mục các vị trí sạt lở bờ sông, kênh, rạch đặc biệt nguy hiểm trên địa bàn TP, báo cáo UBND Thành phố công bố theo quy định trước ngày 20.8.
Bên cạnh đó, UBND Thành phố cũng đã chấp thuận chủ trương xây dựng kiên cố tuyến kè kênh Thanh Đa - Đoạn 1.1 với chiều dài 478m, phạm vi giải tỏa mặt bằng của dự án là 10m tính từ đỉnh kè vào phía bờ, với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 90 tỷ đồng (xây dựng kè kiên cố, hệ thống thoát nước và khuôn viên cây xanh; không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng) thay thế công trình kè mềm hiện hữu.
Đồng thời giao Sở Giao thông Vận tải chỉ đạo Trung tâm Quản lý Đường thủy lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án, trình cấp thẩm quyền chấp thuận làm cơ sở triển khai thực hiện trong tháng 8.2023.
UBND Thành phố cũng giao quận Bình Thạnh khẩn trương tổ chức thực hiện việc di dời, tháo dỡ 15 hộ dân nằm trong phạm vi nguy cơ sạt lở nguy hiểm nhằm đảm bảo tính mạng và tài sản người dân và hạ tải tác động lên công trình; hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định tại Nghị định 78/2021/NĐ-CP.
Đồng thời tiếp tục rào chắn khu vực sụt lún không cho người dân đi lại để đảm bảo an toàn; thực hiện việc thống kê quy mô, diện tích đất, kết cấu công trình, vật kiến trúc... làm cơ sở thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi được UBND TP chấp thuận chủ trương giao UBND quận Bình Thạnh làm chủ đầu tư dự án giải phóng mặt bằng.
Giao UBND quận Bình Thạnh báo cáo đề xuất chủ trương thực hiện dự án bồi thường, hỗ trợ tái định cư (giải phóng mặt bằng) phục vụ dự án xây dựng kè kiên cố (thay thế công trình kè mềm hiện hữu), với mô giải phóng mặt bằng chiều dài dọc tuyến 478m, bề rộng từ đỉnh kè đến hẻm gần với tuyến kè nhất, phải đảm bảo bề rộng tối thiểu 10m.