Thành phố Cần Thơ đẩy mạnh chuyển đổi số

Thực thi công vụ vì người dân, doanh nghiệp

Với tinh thần kiến tạo, phục vụ, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo hiệu quả trong quản lý, điều hành, thời gian qua, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ, TB và XH) TP. Cần Thơ đã thực thi nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả cải cách hành chính (CCHC), phục vụ người dân, doanh nghiệp. Nhờ đó, Sở đã vươn lên trở thành đơn vị đứng đầu TP. Cần Thơ trong công tác CCHC.

Cải tiến công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức

Để nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành công tác CCHC, Sở LĐ, TB và XH TP. Cần Thơ đã ban hành Kế hoạch về công tác kiểm soát thủ tục hành chính; triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; Kế hoạch công tác thông tin, tuyên truyền CCHC; Kế hoạch kiểm tra công tác CCHC… Sáng thứ Hai hàng tuần, lãnh đạo Sở tổ chức họp bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến với trưởng các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở và tất cả các công chức, viên chức thực hiện công tác CCHC với nội dung chủ yếu là rà soát kết quả thực hiện nhiệm vụ CCHC tuần trước và đề ra nhiệm vụ cụ thể trong tuần. Nhờ đó, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh sai sót trong quá trình triển khai thực hiện tại các đơn vị trực thuộc.

Trong công tác tổ chức, từ năm 2019 đến nay, Sở đã sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn bộ máy của 4/5 đơn vị trực thuộc, qua đó giảm 5 phòng chuyên môn, giảm 5 chức danh trưởng phòng và 5 chức danh phó trưởng phòng. Bộ máy được tinh gọn đã tạo điều kiện để công tác chỉ đạo, điều hành, thực hiện nhiệm vụ và thông tin, báo cáo của Sở ngày càng chặt chẽ, kịp thời, góp phần nâng cao hiệu quả công tác CCHC.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội là đơn vị đứng đầu TP. Cần Thơ trong công tác cải cách hành chính
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội là đơn vị đứng đầu TP. Cần Thơ trong công tác cải cách hành chính. Nguồn: ITN

Cùng với đó, xác định công tác theo dõi, đánh giá Chỉ số CCHC là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác CCHC, Sở đẩy mạnh tuyên truyền về CCHC đến người dân, doanh nghiệp về CCHC với trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính (TTHC), lợi ích của việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến; tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp góp ý, hoàn thiện TTHC, đồng thời, qua đó giám sát công chức, viên chức trong quá trình thực hiện TTHC. Để đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp, Sở tổ chức lấy ý kiến của các cá nhân, tập thể đến thực hiện TTHC tại các đơn vị trực thuộc Sở ngay sau khi trả kết quả giải quyết TTHC.

Trong công tác thông tin, tuyên truyền CCHC, Sở tiến hành thực hiện với nhiều hình thức đa dạng như: gửi tin, bài thông tin về chuyển đổi số trong công tác văn thư, lưu trữ; về đánh giá năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý, điều hành của công chức, viên chức thuộc Sở; kết quả giải quyết TTHC; tuyên truyền các dịch vụ công trực tuyến; nơi tiếp nhận và trả kết quả TTHC... trên Bản tin CCHC của TP. Cần Thơ, Cổng thông tin điện tử của Sở và các đơn vị trực thuộc.

Tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

Đầu tháng 6.2024, Sở LĐ, TB và XH TP. Cần Thơ tổ chức “Hội nghị tập huấn khai thác, tái sử dụng kết quả giải quyết TTHC từ kho dữ liệu cá nhân”, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi thực hiện TTHC. Theo đó, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở tại các đơn vị trực thuộc không phải cung cấp nhiều lần, nhiều loại văn bản, giấy tờ; có thể gửi hồ sơ, giao dịch qua dịch vụ công trực tuyến vào bất kỳ thời gian nào, ở bất cứ đâu nếu có kết nối internet, giúp giảm thời gian đi lại và tiết kiệm nhiều chi phí khác. Qua hơn 2 tháng triển khai thực hiện, theo nhận định của nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, chất lượng công tác CCHC tiếp tục được nâng cao, hầu hết các TTHC được giải quyết sớm, đúng thời gian quy định.

Theo đánh giá của Hội đồng thẩm định Chỉ số CCHC TP. Cần Thơ về kết quả Chỉ số CCHC cấp sở và cấp huyện năm 2023 được công bố vào cuối tháng 2.2024, Sở LĐ, TB và XH TP. Cần Thơ xếp loại rất tốt, là đơn vị dẫn đầu bảng xếp hạng chỉ số CCHC năm 2023 cấp sở.

Trong cuộc thi “Đánh giá năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động quản lý, điều hành của cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý” năm 2024, Sở LĐ, TB và XH TP. Cần Thơ đã đoạt giải Nhất và được Chủ tịch UBND thành phố tặng Bằng khen. Đến nay, Sở đã thực hiện 22/31 nhiệm vụ CCHC, đạt tỷ lệ 71% kế hoạch năm.

Để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ CCHC đã đề ra trong năm 2024, Giám đốc Sở LĐ, TB và XH TP. Cần Thơ Trần Thị Xuân Mai cho biết: xác định CCHC là động lực phát triển của ngành và phải xuất phát từ lợi ích của người dân, doanh nghiệp, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo để đánh giá chất lượng và hiệu quả phục vụ... thời gian tới, Sở sẽ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến, nâng cao nhận thức của người dân, cán bộ, công chức, viên chức về chuyển đổi số gắn với CCHC; tập trung số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC; tăng tỷ lệ hồ sơ thanh toán trực tuyến và tiến tới chấm dứt tình trạng hồ sơ trễ hẹn. Lãnh đạo Sở cũng sẽ tăng cường kiểm tra công vụ; quán triệt trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về đạo đức công vụ, chống quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu; thực thi công vụ với tinh thần chính quyền kiến tạo, phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Địa phương

Quảng Ninh: Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương động viên đoàn viên thanh niên khắc phục hậu quả bão số 3
Địa phương

Quảng Ninh: Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương động viên đoàn viên thanh niên khắc phục hậu quả bão số 3

Chiều 11.9, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh Đặng Xuân Phương đã tới thăm, tặng quà động viên lực lượng đoàn viên, thanh niên tham gia giúp đỡ Nhân dân trên địa bàn TP Hạ Long khắc phục hậu quả sau bão và nắm tình hình triển khai phong trào thi đua “Học và làm theo Bác”, “Thanh Xuân dâng Đảng”.

Phó Trưởng Công an quận Bắc Từ Liêm, Thượng tá Đỗ Anh Quyến trực tiếp đến vận động 2 cụ già neo đơn đến nơi tránh trú an toàn
An ninh cơ sở

Hà Nội: Cán bộ chiến sỹ Công an quận Bắc Từ Liêm cùng Nhân dân chống mưa lũ

Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội có 4 phường nằm ngoài đê sông Hồng và 5 phường ngoài đê sông Nhuệ. Để đảm bảo an toàn cho người dân khỏi bị ảnh hưởng lũ, Công an quận Bắc Từ Liêm đã di dời 963 hộ với 4.621 nhân khẩu ra khỏi nơi có nguy cơ mất an toàn đến các nhà văn hóa, trường học..

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Di dời hơn 600 nhân khẩu khỏi vùng ngập lụt
Địa phương

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Di dời hơn 600 nhân khẩu khỏi vùng ngập lụt

Để chủ động ứng phó với lũ trên sông Hồng, chính quyền, các lực lượng chức năng quận Tây Hồ đã chủ động rà soát, hỗ trợ di chuyển 632 người dân và tài sản tại các “điểm nóng” đến nơi an toàn. Đồng thời, khẩn trương thực hiện các biện pháp nhằm ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do bão lũ gây ra.

Bí thư Tỉnh uỷ Dương Văn An chỉ đạo địa phương khẩn trương hỗ trợ, di dời các hộ dân đến nơi an toàn
Trên đường phát triển

Vĩnh Phúc: Khẩn trương di dời, hỗ trợ hàng nghìn hộ dân bị mắc kẹt do nước lũ dâng cao

Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, mực nước sông Lô và sông Phó Đáy tiếp tục dâng cao khiến hơn 2.200 hộ dân của xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch bị cô lập. Trước thực trạng này, sáng 11.9, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Dương Văn An đã có mặt tại xã Sơn Đông trực tiếp kiểm tra tình hình ngập úng, chỉ đạo địa phương khẩn trương hỗ trợ, di dời các hộ dân đến nơi an toàn.