Thúc đẩy quảng bá thương hiệu nông sản Tây Nguyên trên nền tảng số

Thời gian qua, các tổ chức, cá nhân tại Tây Nguyên đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào khâu quảng bá,phân phối và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, nhất là sản phẩm nông nghiệp.

Việc xây dựng thương hiệu trên nền tảng công nghệ số đã và đang hỗ trợ hiệu quả trong việc đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng nhanh chóng hơn.

Trước đây, việc quảng bá sản phẩm của chị Trương Thị Thu Uyên, Công ty TNHH yến sào Kon Tum, Kon Tum chủ yếu marketing trực tiếp nên số lượng khách hàng tiếp cận chưa nhiều, vì thế chị Uyên đã quyết định đến “Khóa tập huấn hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh các kiến thức cơ bản về kỹ năng xúc tiến thương mại trên môi trường số và kỹ năng kinh doanh, xây dựng hình ảnh trên nền tảng số” do Bộ Công Thương tổ chức cho các tỉnh Tây Nguyên. Nhờ đó chị Uyên đã tiếp thu thêm kiến thức quảng bá sản phẩm, đặc biệt là kĩ năng livestream bán hàng.

Thúc đẩy quảng bá thương hiệu nông sản Tây Nguyên trên nền tảng số -0
Toàn cảnh Khóa tập huấn hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh các kiến thức cơ bản về kỹ năng xúc tiến thương mại trên môi trường số và kỹ năng kinh doanh, xây dựng hình ảnh trên nền tảng số

"Sản phẩm chất lượng đã có, muốn tiếp cận được nhiều người thì cần có những kĩ năng và áp dụng xu hướng chuyển đổi số 4.0 hiện nay", chị Trương Thị Thu Uyên chia sẻ.

Ngoài tăng lượng tương tác với khách hàng, việc quảng bá trên nền tảng số còn giúp giảm chi phí bán hàng, bổ sung giá trị gia tăng cho sản phẩm là nâng cao nhận thức về thương hiệu sản phẩm và gắn thương hiệu với giá trị của sản phẩm.

Thúc đẩy quảng bá thương hiệu nông sản Tây Nguyên trên nền tảng số -0
Bộ Công Thương tổ chức "Khóa tập huấn hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh các kiến thức cơ bản về kỹ năng xúc tiến thương mại trên môi trường số và kỹ năng kinh doanh, xây dựng hình ảnh trên nền tảng số" tại Tây Nguyên

Giám đốc Nông trại bền vững iForest Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Dũng chia sẻ: "Đây là cơ hội tốt trong việc chuyển dịch cơ cấu khi mà bán hàng qua các kênh thương mại điện tử để cho doanh nghiệp đưa sản phẩm tiếp cận đến nhiều khách hàng. Tuy nhiên chất lượng sản phẩm phải đặt lên hàng đầu, bên cạnh đó là quy trình sản xuất, yếu tố đặc trưng vùng miền. Ví dụ, Tây Nguyên có cà phê là sản phẩm thế mạnh... Tất cả những yếu tố này giúp đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng."

Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể ở khu vực Tây Nguyên chiếm số lượng rất lớn, các sản phẩm nông sản cũng vô cùng đa dạng, nhưng việc xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm trên nền tảng số còn hạn chế do còn gặp khó trong việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại. 

Thúc đẩy quảng bá thương hiệu nông sản Tây Nguyên trên nền tảng số -0
Đại diện TikTok Việt Nam Nguyễn Lâm Thanh chia sẻ về hoạt động phối hợp với khu vực Tây Nguyên về quảng bá thương hiệu nông sản

Theo Đại diện TikTok Việt Nam Nguyễn Lâm Thanh chia sẻ, nền tảng Tiktok sẽ phối hợp với các tỉnh Tây Nguyên để hỗ trợ về mặt chuyên gia, giúp các doanh nghiệp đưa hàng hoá của mình lên các nền tảng thương mại điện tử. Từ đó hỗ trợ công tác bán hàng và quảng bá sản phẩm, giúp nâng cao kỹ năng số và công tác xúc tiến thương mại của địa phương.

Thông qua việc áp dụng kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số, các doanh nghiệp sẽ cải thiện cách thức khai thác các công cụ và xây dựng được kịch bản thúc đẩy doanh thu, gia tăng hiệu quả bán hàng. Từ đó, tạo dựng lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm, nâng tầm giá trị thương hiệu của Việt Nam, giúp gia tăng cơ hội kết nối giao thương thành công, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp nông thôn.

Tây Nguyên là vùng có vị trí chiến lược, có điều kiện thuận lợi về khí hậu, đất đai cho phát triển nông nghiệp quy mô lớn. Tuy nhiên, do vị trí địa lý khu vực này nằm cách xa các trung tâm kinh tế lớn, cảng biển lớn, chủ yếu kết nối bằng các tuyến đường bộ với thời gian dài, chưa có mạng lưới đường cao tốc và đường sắt. Vì vậy, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào khâu quảng bá, phân phối và tiêu thụ sản phẩm nông sản đóng vai trò hết sức quan trọng.

Địa phương

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.