Tháng Tư trên quê hương cách mạng Tuyên Quang

Tháng Tư về, hòa chung niềm vui của toàn dân tộc, ngày non sông nối liền một dải, Bắc - Nam sum họp một nhà, trên khắp các nẻo đường của vùng đất cách mạng Tuyên Quang đều tưng bừng, rực rỡ cờ hoa… Với người dân xứ Tuyên, ngày 30.4 không chỉ là một trong những mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, biểu tượng sáng ngời của Chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam mà còn là động lực để toàn tỉnh ra sức nỗ lực phấn đấu thi đua lao động, sản xuất, xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh.

Tròn sứ mệnh lịch sử

Tuyên Quang - vùng đất đặc biệt của cả nước đã được lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta ghi nhận là nơi "địa đầu quan yếu" của Tổ quốc. Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, nơi đây là “Thủ đô Khu giải phóng” - trung tâm lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954), Tuyên Quang lại tiếp tục được lịch sử lựa chọn là “Thủ đô kháng chiến”, lãnh đạo cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi cuối cùng…

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định và Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Chẩu Văn Lâm thăm hỏi sức khỏe Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Nhớn (phường An Tường, TP. Tuyên Quang). Ảnh: NGỌC HƯNG
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định và Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Chẩu Văn Lâm thăm hỏi sức khỏe Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Nhớn (phường An Tường, TP. Tuyên Quang). Ảnh: Ngọc Hưng

Lật giở lại trang lịch sử, sau khi Việt Nam làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Hiệp định Geneve được ký kết. Cuộc chiến tranh kết thúc. Quân Pháp rút về nước, miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng. Thế nhưng, đế quốc Mỹ với mưu đồ xâm lược từ lâu đã lợi dụng cơ hội, gạt Pháp ra, nhảy vào tổ chức, chỉ huy ngụy quyền, ngụy quân tay sai, viện trợ kinh tế quân sự, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, chia cắt nước ta lâu dài. Cả dân tộc ta lại bước vào chiến đấu chống đế quốc xâm lược mới, đó chính là đế quốc Mỹ…

Từ đây, song song với nhiệm vụ làm tốt công tác quốc phòng, an ninh, bảo vệ thành quả của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Tuyên Quang cũng góp phần củng cố miền Bắc chi viện đắc lực cho miền Nam để “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, “Bắc Nam sum họp”. Chỉ tính từ năm 1965 - 1968 liên tục vừa sản xuất vừa chiến đấu, quân, dân Tuyên Quang bắn rơi 16 máy bay, bắt sống giặc lái, góp phần vào cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc, làm thất bại âm mưu của đế quốc Mỹ.

Từ năm 1969 - 1972, tỉnh đã xây dựng 4 tiểu đoàn bộ đội địa phương tăng cường cho các đơn vị chủ lực và chiến trường miền Nam. Riêng năm 1972, trước sự leo thang đánh phá lần thứ 2 của đế quốc Mỹ bằng không quân, lực lượng vũ trang của tỉnh đã độc lập chiến đấu trên 20 trận, các lực lượng đã hiệp đồng tác chiến bắn rơi 5 máy bay Mỹ, bắt sống giặc lái Mỹ. Giai đoạn 1973 - 1975, trước yêu cầu ngày càng cao của cách mạng, tỉnh đã tuyển quân được 1.944 người, tăng cường 160 cán bộ cho Bộ Quốc phòng và chiến trường B, 87 cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân và 10 y, bác sĩ đến vùng giải phóng. Nhiều con em Tuyên Quang đã lập công xuất sắc, được Chính phủ, Quân đội phong tặng danh hiệu cao quý…

Có thể nói, trong những năm chiến đấu anh dũng đầy hy sinh, gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân các dân tộc Tuyên Quang đã tiếp tục hoàn thành sứ mệnh lịch sử giao phó, vừa xây dựng, bảo vệ quê hương, vừa tích cực chi viện cho tiền tuyến, với tinh thần “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, con em các dân tộc trong tỉnh đã xung phong lên đường nhập ngũ, chiến đấu dũng cảm ở chiến trường và lập công xuất sắc. Nhân dân các dân tộc Tuyên Quang cùng nhân dân cả nước, đã viết nên trang sử hào hùng Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước…

Ngọn lửa cổ vũ tinh thần đổi mới

Đã 49 năm kể từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước hoàn toàn thống nhất. Hòa vào dòng chảy của thời đại, người dân xứ Tuyên lại nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng đẹp giàu. Đối với người thương binh hạng 2/4 Bùi Đức Xuân (xã Kháng Nhật, huyện Sơn Dương), tháng 4 luôn thật nhiều cảm xúc lắng đọng. Đã gần 5 thập kỷ trôi qua, những ký ức về sự khốc liệt của chiến trường miền Nam vẫn nguyên vẹn trong ông. Chiến tranh đã lấy đi của ông nhiều thứ, trong đó đôi mắt và đôi bàn tay không còn lành lặn như xưa. Dù vậy, ông vẫn luôn nói mình là người may mắn, bởi có rất nhiều đồng đội của ông đã mãi mãi nằm lại nơi chiến trường miền Nam trước khi được nhìn lá cờ đỏ sao vàng tung bay hòa cùng bài ca khải hoàn: “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng/ Lời Bác nay đã thành chiến thắng huy hoàng…”.

49 năm đã đi qua kể từ chiến thắng mùa Xuân năm 1975, chưa bao giờ ông thôi nguôi ngoai, khắc khoải về những ký ức “thời mưa bom - bão đạn”, tất cả ký ức đó được ông xếp ngay ngắn trong tim để trở về quê hương tiếp tục phát huy tinh thần “thép” của người lính Cụ Hồ trong phát triển kinh tế gia đình, tích cực tham gia công tác xã hội ở địa phương và không quên kể về quá khứ hào hùng cho con, cháu nghe. Nhìn những rừng keo bạt ngàn xanh tươi nơi nào cũng có dấu chân ông ngày ngày chăm sóc, ông đưa bàn tay không còn lành lặn cười hiền nói với chúng tôi "bàn tay ta làm nên tất cả" và người thương binh có thể "tàn, nhưng không được phế".

Còn đối với ông Trần Đoàn Kết (xã Chân Sơn, huyện Yên Sơn), chất độc da cam đã theo ông từ chiến trường Thừa Thiên Huế khi ông là người lính thông tin vào những năm 70 của thế kỷ trước. Cũng như ông Xuân, ông Kết luôn nói mình may mắn được sống và trở về quê hương. Ông là một trong những hộ đầu tiên trồng thanh long ruột đỏ ở xã Chân Sơn. Đến nay, mô hình trồng thanh long ruột đỏ đã được nhân rộng và trở thành giống cây mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân xã Chân Sơn.

Chiến tranh đã qua đi, những người lính Cụ Hồ vẫn đang tiếp tục chiến đấu trên một chiến trường mới, đó là cuộc chiến làm kinh tế để đẩy lùi đói nghèo, vươn lên làm giàu. Còn với mảnh đất xứ Tuyên, truyền thống quê hương cách mạng luôn là ngọn lửa tiếp thêm động lực để Tuyên Quang viết tiếp những trang lịch sử mới. Vùng đất anh hùng đã, đang huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế nhanh, toàn diện, bền vững, bước đầu tạo nên bước đột phá về tốc độ, chất lượng tăng trưởng…

Năm 2023 đã khép lại với hàng loạt tin vui với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc toàn tỉnh. Dù đối diện với không ít khó khăn, thách thức song bằng quyết tâm cao độ, tỉnh đã đạt và vượt 18/20 chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Trong đó, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 7,46% so với năm 2022 (xếp thứ  2/14 tỉnh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; đứng thứ nhất trong 11 tỉnh miền núi phía Bắc và 18/63 tỉnh, thành phố trong cả nước)...

Đặc biệt, đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Nội kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai được khánh thành. Tỉnh cũng khởi công xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang; hoàn thành và khởi công nhiều công trình lớn như: đường trục phát triển từ thành phố Tuyên Quang đi trung tâm huyện lỵ Yên Sơn; đường trục phát triển từ thành phố Tuyên Quang đi suối khoáng Mỹ Lâm… Cùng với tuyến giao thông huyết mạch, quan trọng được nối liền thì ở các địa phương vùng sâu, vùng xa những cây cầu, những tuyến đường mới cũng được xây dựng khang trang. 

Theo Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Chẩu Văn Lâm, những kết quả đó là kết tinh của tinh thần dám nghĩ, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn thử thách và quyết liệt hành động vì lợi ích chung; sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự đoàn kết, nỗ lực không ngừng của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc toàn tỉnh. “Đặc biệt, tinh thần chiến thắng 30.4 và truyền thống quê hương cách mạng tiếp tục là ngọn lửa cổ vũ để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc toàn tỉnh Tuyên Quang quyết tâm phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra trong năm 2024. Qua đó, tạo tiền đề vững chắc để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII; sớm hiện thực hóa khát vọng đưa Tuyên Quang trở thành “tỉnh phát triển khá, toàn diện, bền vững trong khu vực miền núi phía Bắc”.

Địa phương

Thái Nguyên: Vững bước trên hành trình xây dựng nông thôn mới
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Vững bước trên hành trình xây dựng nông thôn mới

Với tư duy đổi mới, cách làm sáng tạo, sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và chung sức, đồng lòng của người dân, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã thay đổi cơ bản diện mạo khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở những kết quả đạt được, địa phương đang hướng tới mục tiêu có 95% số xã, ít nhất 6 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ và đạt chuẩn NTM.

Quảng Ninh: Công ty TNHH Hải Dương Xanh thường xuyên “trúng thầu sát giá”, đa số các gói thầu nằm trên địa bàn huyện Vân Đồn
Hoạt động chính quyền

Quảng Ninh: Công ty TNHH Hải Dương Xanh thường xuyên “trúng thầu sát giá”, đa số các gói thầu nằm trên địa bàn huyện Vân Đồn

Từ năm 2018 đến nay, Công ty TNHH Hải Dương Xanh là nhà thầu “quen mặt” thường xuyên trúng rất nhiều các gói thầu do Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) làm chủ đầu tư. Đặc biệt, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

Lực lượng chức năng khám xét nơi ở của đối tượng Nguyễn Văn Bình
Pháp luật

Bắc Giang: Tăng cường đấu tranh, triệt phá tội phạm trên không gian mạng

Trước diễn biến phức tạp, phương thức, thủ đoạn tinh vi của tội phạm trên không gian mạng, công tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm này được Công an tỉnh Bắc Giang chú trọng. Điển hình là vụ triệt phá đường dây đánh bạc liên tỉnh trên không gian mạng hay triệt phá đường dây cho vay lãi nặng trên không gian mạng với quy mô lớn.

Hàng loạt gói thầu do Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bình Phước ký duyệt tiết kiệm ngân sách “nhỏ giọt”
Địa phương

Hàng loạt gói thầu do Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bình Phước ký duyệt tiết kiệm ngân sách “nhỏ giọt”

Phần lớn các gói thầu do Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Phước ký duyệt trong giai đoạn từ năm 2021 đến tháng 9.2024 có tỷ lệ tiết kiệm rất thấp, nhiều gói tiết kiệm dưới 0,1%; có gói thầu trị giá hơn 10 tỷ đồng nhưng chỉ tiết kiệm ngân sách 5 triệu đồng.

Một góc nông thôn mới huyện Đông Anh
Địa phương

Đông Anh vươn mình hướng tới đô thị

Huyện Đông Anh được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) từ năm 2016, là một trong những địa phương tốp đầu trong xây dựng NTM của Hà Nội; phát huy kết quả đạt được, những năm qua huyện tập trung xây dựng huyện NTM nâng cao, kiểu mẫu gắn với đầu tư xây dựng huyện thành quận. Đông Anh phấn đấu đến năm 2025, 100% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 50% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; hiện, Đông Anh đang được xem xét để công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao.

Bài 3: Giúp người nghèo đổi đời
Địa phương

Bài 3: Giúp người nghèo đổi đời

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX xác định: “Đặc biệt quan tâm chương trình xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào các dân tộc thiểu số gắn với Đề án phát triển tổng thể theo Nghị quyết số 88/2019/QH14”. Trong những năm qua, xuất khẩu lao động (XKLĐ) không chỉ là kênh hiệu quả giúp giảm nghèo mà còn góp phần thiết thực vào xây dựng NTM ở nhiều xã vùng cao của tỉnh.

Mục tiêu đến năm 2025, Đồng Tháp giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá đối với nam giới từ 15 tuổi trở lên đạt dưới 39%. Ảnh: ITN
Sức khỏe

Đồng Tháp đặt mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá giai đoạn 2025-2030

Tại Kế hoạch thực hiện “Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, địa phương này đặt mục tiêu tiêu đến năm 2025, giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá đối với nam giới từ 15 tuổi trở lên đạt dưới 39%; nữ giới từ 15 tuổi trở lên duy trì dưới 1,4%. 

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Long An
Trên đường phát triển

Long An giảm nghèo nhờ phát triển thị trường lao động

Nhờ huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, các chính sách, dự án giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đến với người nghèo tỉnh Long An một cách nhanh chóng, hiệu quả. Tính đến nay, Long An đứng thứ hai trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long về mức độ giảm nghèo, đặc biệt tỷ lệ lao động qua đào tạo của địa phương ngày một tăng, cho thấy tính bền vững của những chương trình mà địa phương quyết tâm thực hiện.

TP. Cần Thơ: Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp ĐBSCL có nhiều tín hiệu tốt
Địa phương

TP. Cần Thơ: Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp ĐBSCL có nhiều tín hiệu tốt

Sau gần một năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long triển khai Đề án phát triển bền vững chuyên canh 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đến nay đề án có nhiều tín hiệu tốt.

Quốc Oai phát huy giá trị làng nghề
Trên đường phát triển

Quốc Oai phát huy giá trị làng nghề

Sau gần 5 năm triển khai Chương trình OCOP, đến nay, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội đã có 176 sản phẩm OCOP đạt chất lượng từ 3 - 4 sao. Các sản phẩm đặc sắc, tiêu biểu làng nghề của huyện góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, làng nghề...

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh
Địa phương

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh

Tinh thần của chiến thắng Bình Giã đã và đang trở thành động lực mạnh mẽ cho Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong mọi lĩnh vực của đời sống. Từ phát triển kinh tế, văn hóa đến bảo đảm quốc phòng, an ninh, các thế hệ lãnh đạo và người dân tỉnh đã không ngừng nỗ lực để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Các thành viên mô hình tự quản về ANTT và PCCC ở tổ dân phố Nội Ninh, phường Ninh Sơn (thị xã Việt Yên) trao đổi kinh nghiệm phòng, chống tội phạm - ẢNH T.M
Địa phương

Dựa vào thế trận lòng dân phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, tệ nạn

Theo Đại tá Đỗ Đức Trịnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, Mô hình liên kết dân cư cần đặt dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp toàn diện của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; tăng cường ứng dụng tiện ích của mạng xã hội, kết nối, trao đổi thông tin kịp thời giữa các thành viên với lực lượng công an và người dân. Từ đó, dựa vào thế trận lòng dân để phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trong tình hình mới

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trên đường phát triển

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước