Thái Bình: Sẵn sàng các phương án xử lý sự cố do bão số 3 gây ra

Từ rạng sáng nay, 7.9, trên địa bàn tỉnh có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Đến thời điểm 11 giờ, sức gió tại trạm Ba Lạt đã bắt đầu mạnh lên cấp 9, giật cấp 11; cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.

Thái Bình chủ động ứng phó với cơn bão số 3 -0
Cơ quan chức năng đang khắc phục sự cố cây đổ do bão số 3

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh, đến sáng 7.9, toàn bộ số lao động tại các chòi canh coi ngao, ao đầm nuôi trồng thủy, hải sản ở trong và ngoài đê đã được di dời vào nơi an toàn.

Cùng với đó, các đồn biên phòng đóng trên địa bàn huyện Tiền Hải đã liên lạc được 100% phương tiện tàu, thuyền về nơi tránh trú bão an toàn. Trong đó, có 483 phương tiện với 1.121 lao động đã vào neo đậu tại các bến trong tỉnh; 18 phương tiện với 32 lao động neo đậu tại các bến ngoài tỉnh.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện có 102 nhà yếu với 241 người; số dân sống ngoài đê quốc gia là 234 hộ với 651 khẩu. Tất cả các hộ đang chằng chống nhà cửa, cam kết di dời vào nơi tránh trú trước khi bão đổ bộ vào đất liền. UBND huyện giao các ngành, xã sẵn sàng phương tiện, địa điểm và bảo đảm nhu cầu thiết yếu tại nơi tránh trú để phục vụ người dân.

Tại huyện Thái Thụy, đến sáng 7.9, theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện, Thái Thụy đã hoàn thành công tác di dời 169 lao động ở các chòi coi ngao; hơn 1.000 người dân sinh sống ngoài đê; hơn 2.000 người dân trong đê sống ở ngôi nhà yếu đến nơi an toàn. Tất cả tàu, thuyền của huyện đã về nơi neo đậu, tránh trú. Huyện đã lập các tuyến chốt tại tuyến tả sông Trà Lý, tuyến cửa biển, tuyến sông Hữu Hóa để tập trung thực hiện công tác di dời, sơ tán người dân bảo đảm tuyệt đối an toàn tính mạng Nhân dân theo phương châm “4 tại chỗ”…

Thái Bình chủ động ứng phó với cơn bão số 3 -0
Cây đổ do bão đang được cơ quan chức năng tiến hành khắc phục 

Với cường độ rất mạnh, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân không nên ra khỏi nhà trong thời gian bão đổ bộ.

Hiện, các lực lượng phòng, chống thiên tai của các địa phương, đơn vị đang ứng trực 100% quân số, sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xảy ra.

Người dân cũng chủ động các phương án gia cố, chằng chống nhà cửa. Tại 37 trọng điểm xung yếu đê, kè và cống của tỉnh; trong đó, có 8 trọng điểm trên các tuyến đê cửa sông và đê biển, các phương án bảo vệ đã được lập, phê duyệt và giao cho các địa phương chủ động chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ”, sẵn sàng triển khai xử lý khi có lệnh yêu cầu hoặc khi có sự cố xảy ra.

Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão số 3 gây ra, đến 18 giờ ngày 6.9, tại thành phố Thái Bình đã hoàn thành việc di dời trên 300 hộ dân tại khu tập thể dầu khí, phường Trần Lãm, khu nhà ở tập thể Nhà máy Đay, phường Quang Trung, khu tập thể Đại học Y - Dược Thái Bình, phường Đề Thám, khu vực ngoài đê Nhất Thanh, phường Kỳ Bá… đến nơi an toàn.

Công ty Cổ phần Môi trường công trình và Đô thị Thái Bình, lực lượng công an, quân đội và các địa phương cũng đã huy động cán bộ, đoàn viên, hội viên tham gia tỉa cây xanh, cây có nguy cơ gãy đổ trước cửa nhà ở và khu dân cư.

Việc khơi thông rãnh, cống thoát nước, cửa thu nước mặt, các mang cống khu vực nội thành; khơi thông dòng chảy kênh mương nội đồng, điều tiết nước trên mặt ruộng cũng được khẩn trương triển khai bảo đảm việc tiêu thoát nước, chống ngập úng.

Các địa phương đã huy động 100% thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ứng trực, tuần tra trong đêm ngày 6.9.

Lãnh đạo UBND thành phố Thái Bình yêu cầu, các phòng ban, ngành và các xã phường nêu cao tinh thần trách nhiệm, khẩn trương triển khai nhiệm vụ; theo sát diễn biến của bão; tuyệt đối không chủ quan, lơ là; chủ động chuẩn bị các phương án, tăng cường các biện pháp, kỹ năng ứng phó cho người dân; chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện, nhân lực nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do bão lũ gây ra. Ngay sau bão tan, sẵn sàng các phương án xử lý các tình huống, khắc phục nhanh nhất hậu quả của thiên tai, sớm ổn định cuộc sống cho Nhân dân.

Địa phương

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.