Hậu Giang

Tập trung sản xuất hàng hóa chất lượng cao

Tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu đến năm 2025 xây dựng ngành nông nghiệp với quy mô sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng cao; xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường; phát triển nông nghiệp bền vững gắn với ứng phó biến đổi khí hậu.

Nông nghiệp chưa tiếp cận sâu vào thị trường

Hậu Giang là tỉnh có nhiều vùng chuyên canh nông nghiệp, song lại chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn, hạn hán, biến đổi khí hậu. Tình trạng xâm nhập mặn thường xảy ra ở vùng giáp ranh của Hậu Giang với hai tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang, đó là huyện Long Mỹ (các xã Lương Nghĩa, Lương Tâm, Xả Phiên, Vĩnh Viễn và Vĩnh Viễn A) và thành phố Vị Thanh (xã Hỏa Tiến và Tân Tiến).

Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Hậu Giang dự kiến phân bổ hơn 600 tỷ đồng để phát triển nông nghiệp bền vững gắn với ứng phó biến đổi khí hậu. Ảnh: ITN
Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Hậu Giang dự kiến phân bổ hơn 600 tỷ đồng để phát triển nông nghiệp bền vững gắn với ứng phó biến đổi khí hậu. Nguồn: ITN

Trên địa bàn tỉnh, hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp vẫn chưa tiếp cận sâu vào thị trường; hiệu quả hoạt động của đa số hợp tác xã nông nghiệp hiện nay còn thấp, quy mô hợp tác xã nhỏ, hợp tác xã chủ yếu hoạt động đơn ngành, chưa phát triển đa mục tiêu. Điều này dẫn đến nông sản của tỉnh được sản xuất thông qua liên kết sản xuất và tiêu thụ còn thấp; tỷ lệ sản phẩm được chứng nhận chất lượng, an toàn chưa cao. Đặc biệt, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển một số ngành hàng có lợi thế cạnh tranh của tỉnh chưa được đầu tư và phát huy đúng mức; hoạt động nghiên cứu và chuyển giao, ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến, hiện đại vào sản xuất chưa nhiều, hiệu quả chưa cao, sự tham gia của doanh nghiệp còn hạn chế.

Tập trung sản xuất hàng hóa chất lượng cao

Đề án phát triển nông nghiệp bền vững gắn với ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 xác định, Hậu Giang đổi mới về tư duy, chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp thuần túy sang tư duy làm kinh tế nông nghiệp dựa trên cơ sở tiếp cận thị trường, sản xuất hàng hóa lớn theo chuỗi giá trị, chú trọng chất lượng, mẫu mã, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Theo đó, tỉnh lấy hợp tác xã và doanh nghiệp làm trung tâm của sự phát triển, tập trung phát triển kinh tế hợp tác, chủ động, tích cực thích ứng và tận dụng tối đa cơ hội từ biến đổi khí hậu, sử dụng hiệu quả, hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Tỉnh cũng xác định huy động nguồn lực tổng thể từ ngân sách nhà nước, đồng thời thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn để phát triển hình thức liên kết theo chuỗi giá trị nông, lâm, thủy sản.

Mục tiêu đến năm 2025 của tỉnh là xây dựng ngành nông nghiệp phát triển bền vững với quy mô sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng cao, thông qua các mô hình hợp tác xã nông nghiệp từng bước hình thành chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ, sơ chế và chế biến, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp; xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại theo hướng chủ động, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm an toàn trước thiên tai.

Cụ thể đến năm 2025, Hậu Giang xây dựng 15 mô hình hợp tác xã và 3 liên hiệp hợp tác xã được đầu tư đồng bộ về kết cầu hạ tầng và phát triển toàn diện, hoạt động hiệu quả. Cùng với đó, tỉnh xây dựng 1 mô hình cung ứng dịch vụ cơ giới hóa trong nông nghiệp và 3 trung tâm thu gom, phân loại, sơ chế, đóng gói và phân phối hàng nông sản.

Ngoài ra, tỉnh còn xây dựng thí điểm mô hình kinh tế tuần hoàn hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, tối đa hóa việc tái tạo và tận dụng phế phẩm trong nông nghiệp để tạo thêm sản phẩm mới. Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh phấn đấu tốc độ tăng GRDP nông nghiệp đạt trên 3%/năm.

Trong việc xây dựng chuỗi giá trị, Hậu Giang xác định xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao hướng đến sản xuất hàng hóa quy mô lớn với chất lượng sản phẩm đồng nhất, tạo nền tảng cho việc xây dựng chuỗi giá trị. Trong số đó, tỉnh tập trung xây dựng các vùng sản xuất an toàn dịch bệnh, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Đồng thời, tỉnh kêu gọi doanh nghiệp đầu tư xây dụng nhà máy chế biến gạo xuất khẩu và doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi để giải quyết nguồn gạo cấp thấp dư thừa và phụ phẩm của lúa gạo.

Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Hậu Giang dự kiến phân bổ hơn 600 tỷ đồng để phát triển nông nghiệp bền vững gắn với ứng phó biến đổi khí hậu. Trong đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ là hơn 133 tỷ đồng, gồm vốn lồng ghép thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dụng nông thôn mới; chương trình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, nguồn kinh phí cấp bù giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi và ngân sách địa phương là gần 250 tỷ đồng gồm vốn đầu tư và phát triển; vốn của quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã; vốn sự nghiệp.

Địa phương

Phấn đấu đưa 48km cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột vào sử dụng trước 30.8.2025
Trên đường phát triển

Phấn đấu đưa 48km cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột vào sử dụng trước 30.8.2025

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk về tình hình kinh tế - xã hội 7 tháng đầu năm 2024 và kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, phương hướng nhiệm vụ thời gian tới; khảo sát tuyến cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; chủ trì Lễ phát động đợt thi đua cao điểm 500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc tại điểm cầu Buôn Ma Thuột.

Công bố Khánh Hòa hoàn thành mục tiêu đón 9 triệu khách trong năm 2024
Trên đường phát triển

Các chỉ tiêu du lịch “về đích” trước 3 tháng

Với việc về đích sớm 3 tháng các chỉ tiêu du lịch năm 2024, theo Hiệp hội Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa, ngành du lịch tỉnh phấn đấu đạt từ 10 - 11 triệu lượt khách trong năm nay. Để đạt được mục tiêu này, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sẽ triển khai nhiều sản phẩm kích cầu du lịch như: ưu đãi cho du khách về dịch vụ lưu trú, giá vé tham quan, sử dụng các dịch vụ ăn uống; tổ chức các tour du lịch mới...

Toàn cảnh hội nghị
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất quyết tâm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ năm 2024

Ngày 17.10, Ban Thường vụ huyện ủy Thạch Thất tổ chức Hội nghị giao ban đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, công tác xây dựng Đảng 9 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2024; quán triệt Nghị quyết số 264-NQ/HU ngày 10.9.2024 của Ban Thường vụ huyện ủy.

BHXH huyện Xuân Lộc, Đồng Nai: Đối thoại với các doanh nghiệp về thực hiện chính sách BHXH
Địa phương

BHXH huyện Xuân Lộc, Đồng Nai: Đối thoại với các doanh nghiệp về thực hiện chính sách BHXH

Bảo hiểm xã hội huyện Xuân Lộc vừa tổ chức Hội nghị đối thoại, phổ biến pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và triển khai thực hiện đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện theo dữ liệu thuế và dữ liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư năm 2023.

Đắk Nông cho phép xây dựng công trình trên đất nông nghiệp để phục vụ sản xuất
Địa phương

Đắk Nông cho phép xây dựng công trình trên đất nông nghiệp để phục vụ sản xuất

Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Lê Trọng Yên vừa ký ban hành Quyết định số 29/2024/QĐ-UBND quy định diện tích đất nông nghiệp được sử dụng để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông theo quy định tại khoản 3, Điều 178, Luật Đất đai.

Hà Nội thí điểm Trung tâm Phục vụ hành chính công "phi địa giới hành chính"
An ninh cơ sở

Hà Nội thí điểm Trung tâm Phục vụ hành chính công "phi địa giới hành chính"

Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội bảo đảm tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính "phi địa giới hành chính"; tiếp cận dịch vụ trong bán kính dưới 30 phút di chuyển hoặc vòng bán kính không quá 5km, hỗ trợ thủ tục hành chính 24/7 trên môi trường điện tử, thời gian giao dịch trực tiếp không quá 15 phút/1 hồ sơ.