Tạo điểm nhấn riêng biệt cho du lịch Tam Đảo

Liên tiếp trong 2 năm 2022 và 2023, thị trấn Tam Đảo (huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc) được Tổ chức World Travel Awards (Tổ chức Giải thưởng Du lịch Thế giới) vinh danh là điểm đến hàng đầu thế giới. Đây là minh chứng cho nỗ lực của các cấp chính quyền địa phương trong chiến lược phát triển, khơi dậy tiềm năng du lịch. Song để ngành công nghiệp không khói ở Tam Đảo thực sự cất cánh, cần có ý tưởng đột phá, tạo điểm nhấn riêng biệt.

Khởi sắc từng ngày

Nói đến du lịch Tam Đảo là nói đến tài nguyên du lịch gắn với dãy Tam Đảo thuộc tỉnh Vĩnh Phúc; toàn bộ huyện Tam Đảo, kéo dài tới xã Trung Mỹ của huyện Bình Xuyên và xã Ngọc Thanh của thành phố Phúc Yên là một quần thể danh lam thắng cảnh. Nơi đây, đâu đâu cũng non xanh nước biếc, hồ tiếp hồ, núi tiếp núi, cảnh quan, khí hậu thay đổi trong ngày khiến du khách không khỏi bất ngờ; chỉ riêng trên địa bàn huyện có tới 103 di tích văn hóa, lịch sử, 44 lễ hội truyền thống của người bản địa. Sự thân thiện, mến khách của người dân Tam Đảo cũng là nét văn hóa thú vị, nhất là với du khách muốn trải nghiệm thực tế.

Thị trấn Tam Đảo một trong những điểm đến hàng đầu thế giới. Ảnh: Khánh Linh
Thị trấn Tam Đảo một trong những điểm đến hàng đầu thế giới. Ảnh: Khánh Linh

Nhiều năm trở lại đây, hàng loạt chính sách, giải pháp đã được xây dựng, triển khai nhằm phát huy, khai thác những lợi thế đó. Có thể kể đến Đề án “Phát triển du lịch huyện Tam Đảo đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của UBND tỉnh; Nghị quyết số 03 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Tam Đảo về phát triển du lịch năm 2025, định hướng đến năm 2030 với nhiều giải pháp nhằm đưa du lịch - dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Địa phương cũng liên tục mở rộng không gian phát triển du lịch. 

Năm 2023, ngân sách tỉnh, huyện đã đầu tư trên 27 tỷ đồng triển khai các công trình, dự án như: đường nối cầu Đồng Dầu qua suối Đùm, xã Đồng Tĩnh (Tam Dương) với đường Hợp Châu - Đồng Tĩnh đến Khu di tích lịch sử - Danh thắng Tây Thiên; cải tạo, nâng cấp sân khu đền Thỏng, Khu Trung tâm văn hóa lễ hội Tây Thiên. Cùng với đó, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch từng bước được đầu tư nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất, nhân lực và nâng cao chất lượng dịch vụ. Đặc biệt, nhằm kích cầu, thu hút khách sau đại dịch Covid-19, cứ vào dịp cuối tuần, tại khu vực quảng trường trung tâm thị trấn Tam Đảo thường xuyên tổ chức chương trình giao lưu văn nghệ, show ca nhạc với sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng đã giúp thị trấn Tam Đảo trở thành điểm đến hấp dẫn với nhiều du khách trong và ngoài nước. Năm 2023, Tam Đảo đã đón trên 1,4 triệu lượt khách, doanh thu đạt hơn 2.800 tỷ đồng.

Đa dạng, nâng tầm chất lượng các sản phẩm du lịch

Có thể thấy, du lịch Tam Đảo đang trên đà khởi sắc, song nhìn tổng thể, việc khai thác thực sự chưa tương xứng với tiềm năng; đặc biệt, nguồn thu từ du lịch còn xa mới đạt kỳ vọng. Nguyên nhân chủ yếu do hạ tầng du lịch chưa được đồng bộ, môi trường chưa thực sự sạch, phục vụ còn thiếu chuyên nghiệp, ít điểm vui chơi, thiếu trải nghiệm độc đáo là những vấn đề khiến Tam Đảo đang hụt hơi trong cuộc đua thu hút khách du lịch.

Theo Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Xuân Phương: Vườn Quốc gia Tam Đảo có hơn 12.422ha đất lâm nghiệp, chiếm tới 63,44% diện tích của huyện nhưng chưa được khai thác phù hợp để phát triển du lịch. Tháng 6.2021, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã phê duyệt Đề án phát triển du lịch huyện Tam Đảo đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nhằm tổng hợp, đánh giá tổng thể tài nguyên du lịch, nguồn lực, công tác quản lý, đề ra nhiều giải pháp, dự án phát triển du lịch. Trong đó, mục tiêu đến năm 2030, xây dựng Tam Đảo thành thị xã đặc sắc về du lịch thông qua đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng số lượng cơ sở lưu trú, hoàn thiện hạ tầng giao thông, viễn thông, đào tạo nhân lực du lịch.

Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Xuân Phương cho biết thêm: bên cạnh 2 trung tâm du lịch là Khu danh thắng Tây Thiên và Khu du lịch Tam Đảo 1, các xã, thị trấn sẽ trở thành vùng du lịch bổ trợ; giai đoạn 2021 - 2025, huyện sẽ dành 372,7ha đất cho phát triển du lịch, dịch vụ; đến năm 2030, con số này là 675,8ha. Giai đoạn 5 năm tới, sẽ tiếp tục triển khai Dự án Khu du lịch Tam Đảo II - Bến Tắm - Thác 75 cùng hệ thống cáp treo. Giai đoạn 2026 - 2030, sẽ xây dựng sân golf Bản Long và sân golf Tam Quan.

Mới đây, Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được công bố đã xác định Tam Đảo là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, thể thao, văn hóa... của tỉnh và cả nước. Đây chính là nền tảng, tạo cơ hội mới, xung lực mới cho ngành du lịch địa phương này. Cùng với đó, Tam Đảo cũng đang tập trung hoàn thiện Đề án “Xây dựng con người Tam Đảo văn minh, thân thiện đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”. Từ đó, đưa ngành công nghiệp không khói trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Theo đánh giá, Đề án phát triển du lịch Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc đồng bộ, bài bản, song còn thiếu ý tưởng đột phá bởi, nội dung du lịch Tam Đảo cần nhất hiện nay là sản phẩm du lịch độc đáo; vì vậy, để nâng cao mức chi tiêu của du khách, Tam Đảo cần phát triển mạnh du lịch cao cấp, hướng tới phân khúc khách hạng sang; dịch vụ du lịch phải đáp ứng được nhu cầu của những khách hàng khó tính, cách phục vụ chuyên nghiệp, hướng đến xây dựng một Tam Đảo xanh, thân thiện, đáng sống. Thay vì bê tông hóa du lịch thì nên xanh hóa du lịch. Không nhất thiết phủ kín Tam Đảo bằng nhiều khu du lịch mà chỉ cần những điểm nhấn có bản sắc, sức hấp dẫn lớn.

Địa phương

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh
Địa phương

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh

Tinh thần của chiến thắng Bình Giã đã và đang trở thành động lực mạnh mẽ cho Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong mọi lĩnh vực của đời sống. Từ phát triển kinh tế, văn hóa đến bảo đảm quốc phòng, an ninh, các thế hệ lãnh đạo và người dân tỉnh đã không ngừng nỗ lực để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Các thành viên mô hình tự quản về ANTT và PCCC ở tổ dân phố Nội Ninh, phường Ninh Sơn (thị xã Việt Yên) trao đổi kinh nghiệm phòng, chống tội phạm - ẢNH T.M
Địa phương

Dựa vào thế trận lòng dân phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, tệ nạn

Theo Đại tá Đỗ Đức Trịnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, Mô hình liên kết dân cư cần đặt dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp toàn diện của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; tăng cường ứng dụng tiện ích của mạng xã hội, kết nối, trao đổi thông tin kịp thời giữa các thành viên với lực lượng công an và người dân. Từ đó, dựa vào thế trận lòng dân để phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trong tình hình mới

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trên đường phát triển

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…