Ngành Y tế Lào Cai:

Tăng cường chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân

Những năm qua, hệ thống y tế cơ sở trên địa bàn tỉnh Lào Cai đóng vai trò rất quan trọng trong việc theo dõi, chăm sóc sức khoẻ góp phần giảm gánh nặng bệnh tật, tử vong và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Trong thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã tổ chức thực hiện đồng bộ các chương trình y tế - dân số và các đề án, chương trình về nâng cao sức khỏe và tầm vóc người Việt Nam. Triển khai tích cực các chương trình hỗ trợ dinh dưỡng và chăm sóc đối với bà mẹ và trẻ em ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, địa bàn đặc biệt khó khăn.

Áp dụng công nghệ hiện đại

Đối với y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh gồm có Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) và Trung tâm Y tế (Trung tâm Y tế hai chức năng đối với huyện Si Ma Cai). Các bệnh viện đa khoa huyện trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh phổ biến cho nhân dân. Nhiều kỹ thuật mới, chuyên sâu cũng đã được triển khai ở tuyến huyện như mổ nội soi, phẫu thuật sọ não, khám chữa bệnh từ xa (telehealth) được hầu hết bệnh viện tuyến huyện thực hiện kết nối với các bệnh viện trung ương, góp phần tăng cơ hội tiếp cận của người dân với các dịch vụ kỹ thuật cao ngay tại cơ sở.

Lào Cai nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Ảnh: ITN
Lào Cai nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Nguồn: ITN

Theo thống kê của ngành y tế tỉnh, trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện có 8/9 Bệnh viện Đa khoa huyện đạt hạng 2. Tỷ lệ chuyển tuyến nội trú ngày càng giảm (năm 2019: 3,0%, năm 2020: 3,3% năm 2021: 2,7%; năm 2022: 2,3%).

Bên cạnh đó, ngành y tế tỉnh cũng tích cực công tác đào tạo nâng cao năng lực cán bộ, duy trì thực hiện tốt Đề án 1816 về luân phiên cán bộ cho tuyến dưới. Triển khai thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh y học cổ truyền (YHCT) kết hợp y học hiện đại các BVĐK huyện, thành phố đều có khoa YHCT (10-15 giường bệnh). Phối hợp thực hiện tốt công tác giám sát, phát hiện dịch bệnh; thực hiện quản lý, chỉ đạo chuyên môn các phòng khám đa khoa khu vực (PKĐKKV), giúp đỡ, hướng dẫn các trạm y tế trong công tác khám chữa bệnh.

Đối với trung tâm y tế tuyến huyện chịu trách nhiệm triển khai, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về y tế dự phòng, phòng chống bệnh truyền nhiễm, kiểm soát bệnh không lây nhiễm, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, quản lý và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, sức khỏe học đường, phòng chống bệnh nghề nghiệp, vệ sinh môi trường, nước sạch và truyền thông giáo dục sức khỏe, thường xuyên giám sát, hỗ trợ, kiểm tra trực tiếp tuyến xã.

Trạm y tế xã cơ bản thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, truyền thông, giáo dục sức khỏe. Hiện, 147/152 trạm y tế xã có cán bộ YHCT và định hướng YHCT (96,7%). Số lần khám bệnh YHCT bình quân đạt từ 16 - 20% số lần khám bệnh chung. 100% các trạm y tế đã quản lý sức khỏe cho nhân dân bằng sổ sức khỏe điện tử; 96% trạm y tế quản lý, cấp thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp; 82% trạm y tế quản lý và cấp thuốc tâm thần cộng đồng (động kinh, tâm thần phân liệt); 100% trạm y tế thực hiện chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi. 89% trạm y tế đã đủ điều kiện khám chữa bệnh Bảo hiểm Y tế.

Tỷ lệ khám chữa bệnh tuyến xã đạt khoảng 62,4% tổng số lượt khám chữa bệnh toàn tỉnh. Một số trạm y tế cung cấp được dịch vụ siêu âm, điện tim (khoảng 10% số trạm). Tuy nhiên chất lượng khám chữa bệnh tại tuyến xã vẫn còn ở mức hạn chế, tỷ lệ cung ứng các dịch vụ y tế theo phân tuyến hầu hết mới đạt khoảng 50% - 60% so với quy định của Bộ Y tế; có 148/152 xã duy trì đạt Bộ Tiêu chí quốc gia y tế.

Tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Theo báo cáo của UBND tỉnh Lào Cai, công táctruyền thông giáo dục sức khỏe (GDSK), giám sát phòng chống dịch bệnh góp phần nâng caonhận thức của người dân, ổn định tình hình dịch bệnh ngày càng ổn định. Các mục tiêu chương trình y tế được triển khai thường xuyên, hiệu quả; tỷ lệ mắc, chết các dịch bệnh nguy hiểm, đặc biệt là tỷ lệ chết mẹ, chết trẻ em giảm qua các năm, khống chế tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng dưới 0,21%, duy trì thanh toán bệnh phong.

Tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ hằng năm đạt trên 96%; Tỷ lệ dân số được quản lý bằng hồ sơ sức khỏe điện tử năm 2022 đạt 76%; Tỷ lệ trạm y tế xã, phường, thị trấn triển khai dự phòng, quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm đạt 70%.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành y tế Lào Cai vẫn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế như: chất lượng dịch vụ tuyến huyện, xã còn những hạn chế nhất định, hầu hết các bệnh viện chưa thực hiện được hết các dịch vụ theo quy định của Bộ Y tế. Công tác xây dựng xã đạt bộ tiêu chí quốc gia y tế tuy đạt chỉ tiêu, nhưng chất lượng thấp.

Hạn mức chi của quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) cho tuyến cơ sở còn thấp; nhân lực, trình độ của nhân viên trạm y tế còn hạn chế; danh mục thuốc, kỹ thuật ít... Quản lý bệnh mạn tính tại cộng đồng đang gặp nhiều khó khăn do năng lực chuyên môn của nhân viên y tế chưa tạo được sự tin tưởng của người dân. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí được trích theo quy định hiện hành khó đáp ứng được việc quản lý các bệnh mạn tính tại cơ sở. Mặc dù tỷ lệ đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu ở các trạm y tế khá cao nhưng quyền lợi còn hạn chế, chi phí trung bình cho một đơn thuốc thấp đã gây khó khăn cho việc thu hút bệnh nhân tại tuyến y tế cơ sở.

Thời gian tới ngành y tế tỉnh Lào Cai tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm giải quyết những tồn tại, hạn chế tiếp tục cải thiện đời sống sức khỏe cho người dân, nâng cao năng lực khám chữa bệnh, cũng như kiện toàn và phát triển hệ thống khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng từ tỉnh đến cơ sở; Thực hiện, chăm sóc toàn diện người bệnh và nâng cao sự hài lòng của người bệnh ở các tuyến.

Phát triển các kỹ thuật y khoa chuyên sâu; phát huy lợi thế y học cổ truyền, kết hợp chặt chẽ y học cổ truyền với y học hiện đại. Sớm ban hành Danh mục kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh, xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật; đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế; thực hiện lập hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử đến từng người dân, tiến tới mọi người dân đều được theo dõi, quản lý sức khỏe, khám và chăm sóc sức khỏe theo định kỳ.

Địa phương

Lãnh đạo tỉnh Nam Định trao quyết định cho nhà đầu tư. Ảnh: Trung Hà
Hoạt động chính quyền

Công bố khu công nghiệp hỗ trợ đầu tiên tại Nam Định

UBND tỉnh Nam Định vừa công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Trung Thành tại tỉnh; trao chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty Cổ phần đầu tư phát triển hạ tầng Nam Định - doanh nghiệp dự án do Công ty Cổ phần bất động sản Capella (Capella Land) lập để thực hiện dự án.

Khánh Hòa dẫn đầu tăng trưởng mức độ quan tâm, khởi động chu kỳ mới của thị trường
Địa phương

Khánh Hòa dẫn đầu tăng trưởng mức độ quan tâm, khởi động chu kỳ mới của thị trường

Trong 9 tháng đầu năm 2024, mức độ quan tâm đối với bất động sản tại các tỉnh ven biển đã tăng trưởng tích cực so với năm 2023 trên tất cả các thị trường, trong đó Khánh Hòa dẫn đầu với mức tăng đáng kể. Đây là kết quả từ dữ liệu big data của batdongsan.com.vn, được công bố trong buổi báo cáo giữa tháng 10 vừa qua.

Long An tăng cường thu hút đầu tư những dự án chuyển đổi xanh, công nghệ cao
Địa phương

Long An: Tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư tại châu Âu

Thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư năm 2024, tỉnh Long An tổ chức Đoàn công tác do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Được làm Trưởng đoàn tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư tại Pháp, Bỉ, Đức từ ngày 11 – 21.11.2024 theo lời mời của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Khắc Toàn phát biểu tại lễ kỷ niệm. Ảnh: THẾ ANH
Địa phương

Phát huy tinh thần “Đồng khởi” xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh

Ghi nhớ chiến công sáng ngời, vẻ vang của phong trào Đồng khởi giải phóng một phần nông thôn, đồng bằng tỉnh Khánh Hòa, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Diên Khánh cần tiếp tục phát huy hơn nữa tinh thần “đồng khởi”, truyền thống quê hương anh hùng, quyết tâm chính trị cao, ra sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.

Sầu riêng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất cây ăn trái mang thương hiệu của Huyện Krông Pắc
Địa phương

Sầu riêng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất cây ăn trái mang thương hiệu của Huyện Krông Pắc

Chiều 8.11, UBND huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024, triển khai kế hoạch nhiệm vụ năm 2025; gặp mặt các cơ quan báo chí và cá nhân, doanh nghiệp có đóng góp trong sản xuất, tiêu thụ sầu riêng huyện Krông Pắc.

Tôm nuôi dưới tán rừng được thị trường thế giới đánh giá cao
Trên đường phát triển

Cà Mau phát triển bền vững nuôi tôm rừng sinh thái

Tôm rừng Cà Mau được nuôi theo phương pháp sinh thái, không sử dụng hóa chất và kháng sinh, tạo ra sản phẩm sạch và an toàn. Mô hình này giúp bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn, góp phần ngăn chặn xói lở và bảo vệ đa dạng sinh học, với chi phí sản xuất và quy trình kiểm soát nghiêm ngặt nên tôm rừng sinh thái được thị trường châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản và nhiều nước đánh giá cao, mang lại giá trị kinh tế rất lớn không chỉ với kinh tế Cà Mau, mà còn với thị trường thế giới.

Nguy cơ mất an toàn từ xe đạp điện
Xã hội

Nguy cơ mất an toàn từ xe đạp điện

Chưa đầy 2 tháng, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk xảy ra 11 vụ tai nạn giao thông liên quan đến học sinh, làm 8 người chết. Việc tham gia giao thông bằng xe đạp điện đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, đặc biệt là các em học sinh chưa thực sự hiểu rõ về Luật Giao thông đường bộ.

Đồng hành cùng nhà đầu tư, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Đồng hành cùng nhà đầu tư, doanh nghiệp

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 10 khu công nghiệp (KCN) được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, với tổng diện tích đất quy hoạch hơn 2.464ha. Trong đó, 8 KCN hiện đã đi vào hoạt động và thu hút các dự án đầu tư thứ cấp.

Kỳ vọng bước chuyển mạnh trong phát triển các ngành dịch vụ
Trên đường phát triển

Kỳ vọng bước chuyển mạnh trong phát triển các ngành dịch vụ

Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Bắc Giang vừa ban hành Nghị quyết về phát triển một số ngành dịch vụ trọng tâm, giai đoạn 2024 - 2030. Nghị quyết này được kỳ vọng tạo bước chuyển mạnh đưa dịch vụ thành ngành kinh tế mũi nhọn, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) của tỉnh.

Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển Trần Hoàng Lạc
Trên đường phát triển

Cà Mau: Huyện Ngọc Hiển xây dựng nông thôn mới với quyết tâm cao nhất

Là một trong những huyện khó khăn của tỉnh Cà Mau, Ngọc Hiển bắt tay xây dựng nông thôn mới từ xuất phát điểm thấp, song với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trong huyện, đến nay diện mạo nông thôn mới của huyện đã bừng sáng, vị thế ngày càng được nâng cao. Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển Trần Hoàng Lạc đã chia sẻ với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân về những khó khăn cũng như quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện trong quá trình xây dựng nông thôn mới thời gian qua.

Đắk Lắk: Triển lãm 150 tác phẩm tranh cổ động tuyên truyền về xây dựng môi trường văn hóa
Xã hội

Đắk Lắk: Triển lãm 150 tác phẩm tranh cổ động tuyên truyền về xây dựng môi trường văn hóa

Sáng 7.11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk, Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp Sở VHTTDL tỉnh tổ chức triển lãm tranh cổ động tuyên truyền về xây dựng môi trường văn hóa và chào mừng kỷ niệm 120 năm ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024).

TP. Cần Thơ có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển thành đô thị xanh
Trên đường phát triển

Cần Thơ - Đô thị sinh thái, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước

Là thành phố trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ nổi bật với cảnh quan sông nước, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển thành đô thị xanh, sinh thái, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước. Để đạt mục tiêu đó, TP. Cần Thơ đã và đang triển khai nhiều chương trình, dự án xây dựng, chỉnh trang đô thị, kết hợp hài hòa giữa kinh tế, môi trường và cộng đồng.

TP. Cần Thơ dự kiến mở rộng diện tích sản xuất lúa chất lượng cao phát thải thấp lên khoảng 38.000ha
Trên đường phát triển

Xanh hóa các ngành kinh tế

Những năm gần đây, TP. Cần Thơ đã triển khai nhiều chương trình, dự án phát triển các lĩnh vực công, nông nghiệp, du lịch… theo hướng xanh, phát thải thấp, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, hạn chế ô nhiễm môi trường. Những nỗ lực đó giúp thành phố hội nhập vào xu hướng chung của thế giới hiện nay là phát triển kinh tế xanh, bền vững.

Nông dân Cần Thơ áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất
Trên đường phát triển

Giữ vững danh hiệu "Thành phố xanh, bền vững môi trường"

Thời gian qua, TP. Cần Thơ đã huy động nhiều nguồn lực để thực hiện các chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với mục tiêu phát triển xanh, bền vững về môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, quyết tâm giữ vững danh hiệu "Thành phố ASEAN bền vững môi trường; Thành phố Xanh quốc gia".

Diện mạo các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa ngày càng khang trang nhờ các chính sách dân tộc được thực hiện hiệu quả
Địa phương

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng tạo động lực phát triển vùng dân tộc thiểu số

Thực hiện Chương trình 1719 giai đoạn 2021 - 2023, tỉnh Thanh Hóa được Trung ương giao trên 1.154 tỷ đồng vốn ngân sách. Tính đến hết năm 2023, tỉnh đã phân bổ được trên 1.097 tỷ đồng (đạt 95.05%) kế hoạch vốn và đã giải ngân được trên 748 tỷ đồng. Để tạo động lực thúc đẩy kinh tế vùng DTTS và miền núi phát triển nhanh, mạnh hơn, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống, sản xuất của người dân. 

Hòa Bình: Nhiều giải pháp quảng bá, kích cầu du lịch
Địa phương

Hòa Bình: Nhiều giải pháp quảng bá, kích cầu du lịch

Nhờ khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh nguồn tài nguyên phong phú và nền văn hóa độc đáo, ngành du lịch tỉnh Hòa Bình có bước chuyển mình ấn tượng thời gian qua. Nhằm tiếp tục quảng bá hình ảnh, góp phần kích cầu phát triển du lịch hơn nữa, tỉnh đã chuẩn bị chu đáo cho việc tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh năm 2024.