Quy hoạch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: Mở đường cho phát triển nhanh, bền vững

Quy hoạch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được công bố là căn cứ để hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch đầu tư và kiến tạo động lực phát triển cho tỉnh. Đây cũng là tiền đề để Hà Giang thực hiện mục tiêu từng bước trở thành tỉnh phát triển khá của Vùng Trung du và miền núi phía Bắc…

Thể hiện tư duy, tầm nhìn, không gian, động lực, giá trị mới

Quy hoạch tỉnh Hà Giang mở đường phát triển nhanh, bền vững -0
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hà Giang của Thủ tướng Chính phủ cho các lãnh đạo tỉnh Hà Giang. Ảnh: Kim Tiến

Quy hoạch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 hoàn thành và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1339/QĐ-TTg ngày 13.11.2023. Trước đó, bản quy hoạch này được Hà Giang chuẩn bị một cách rất công phu, bài bản, nghiêm túc; được lập theo cách tiếp cận tích hợp, đa ngành theo quy định của Luật Quy hoạch, nhằm cụ thể hóa tầm nhìn, quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã được Bộ Chính trị chỉ đạo tại Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10.2.2022.

Hà Giang là một tỉnh nghèo, còn nhiều khó khăn. Song với bản quy hoạch lần này hứa hẹn sẽ mở ra cho Hà Giang cơ hội mới, xung lực mới mang tính đột phá. Hay nói cách khác, Hà Giang đã “sở hữu” bản quy hoạch có tư duy, tầm nhìn, không gian, động lực và giá trị mới.  

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn khẳng định: Quy hoạch là cái gốc để phát triển trong tương lai dài hạn. Bởi vậy, những nhiệm vụ và mục tiêu của bản quy hoạch hướng đến là phải giải quyết được những khó khăn bấy lâu nay; khơi thông được tiềm năng, thế mạnh. Trong bản quy hoạch tỉnh Hà Giang thể hiện rất rõ mục tiêu hướng tới phát triển xanh, bản sắc, bền vững và toàn diện. Cụ thể, quy hoạch đưa ra 4 trụ cột tăng trưởng là hạ tầng giao thông và hạ tầng số; Du lịch sinh thái và đẳng cấp; Hình thành chuỗi sản phẩm nông nghiệp đặc trưng; Đô thị bản sắc và hiện đại.

Quy hoạch tỉnh Hà Giang mở đường phát triển nhanh, bền vững -0
Quyền Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Dũng kiểm tra công tác đền bù, giải phóng mặt bằng Dự án cao tốc Hà Giang - Tuyên Quang 

Cùng với đó là 3 khâu đột phá.

Thứ nhất là phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, hạ tầng thương mại cửa khẩu, hạ tầng khu, cụm công nghiệp, hạ tầng số. Ưu tiên nguồn lực để xây dựng tuyến cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang kết nối đến cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, quy mô quy hoạch 4 làn xe; Xây dựng tuyến nối đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai với Hà Giang (đến địa phận huyện Bắc Quang), quy mô quy hoạch 4 làn xe.

Thứ hai, phát triển du lịch bản sắc, đẳng cấp; Phát triển nông nghiệp đặc trưng, chất lượng cao sản xuất theo chuỗi giá trị.

Thứ ba, tạo sinh kế, giảm nghèo và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân. Về không gian phát triển, quy hoạch xác định 4 cực phát triển, tăng trưởng đó là thành phố Hà giang và huyện Vị Xuyên - phát triển đô thị, kinh tế biên mậu, dịch vụ; Cao nguyên đá Đồng Văn- phát triển du lịch; huyện Bắc Quang và huyện Quang Bình - phát triển công nghiệp, nông lâm nghiệp; huyện Hoàng Su Phì và huyện Xín Mần - phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch.

Quy hoạch tỉnh Hà Giang mở đường phát triển nhanh, bền vững -0
Tạo sinh kế, giảm nghèo và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân là một trong những khâu đột phá được thể hiện rõ trong Quy hoạch tỉnh Hà Giang

Cùng với đó là 4 trục động lực tăng trưởng cũng được đưa ra, gồm:

Trục động lực kinh tế đô thị (cấp tỉnh) - thương mại, dịch vụ - cửa khẩu quốc tế - du lịch. Theo đó, liên kết phát triển toàn bộ khu vực động lực trung tâm tỉnh; Kết nối Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Thanh Thuỷ với các huyện Vị Xuyên, thành phố Hà Giang và huyện Bắc Quang.

Trục động lực kinh tế biên mậu - du lịch - đô thị (cấp huyện), với nhiệm vụ là liên kết phát triển các khu vực cửa khẩu, lối mở dọc tuyến biên giới; Các đô thị trung tâm tăng trưởng khu vực phía Tây và phía Bắc của tỉnh; Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn và các khu, cụm, điểm du lịch chính của tỉnh.

Trục động lực kinh tế đô thị - dịch vụ - công nghiệp là liên kết phát triển các đô thị trung tâm tăng trưởng khu vực phía Nam với các khu vực khai thác lâm sản, nông nghiệp, khoáng sản, công nghiệp.

Cuối cùng là trục động lực kinh tế du lịch - dịch vụ: Liên kết phát triển các khu, cụm, điểm du lịch và các đô thị trung tâm tăng trưởng khu vực phía Đông tỉnh.

Quy hoạch tỉnh Hà Giang mở đường phát triển nhanh, bền vững -0
Hà Giang hướng tới du lịch bản sắc, đẳng cấp

Triển khai Quy hoạch với quyết tâm cao nhất

Có thể nói, từ bản Quy hoạch tỉnh, Hà Giang đã có một định hướng, “khung sườn” để phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai dài hạn. Song việc triển khai như nào lại là “câu chuyện đáng bàn”.

Quy hoạch tỉnh Hà Giang mở đường phát triển nhanh, bền vững -0
Nghị quyết số 27 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về xóa hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh dần đi vào cuộc sống

Tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (ngày 18.2.2024), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng gợi mở, Hà Giang cần huy động tốt các nguồn lực để thực hiện. Đặc biệt, tỉnh phải tranh thủ tối đa sự hỗ trợ nguồn lực của Trung ương, kết hợp với sự huy động các nguồn lực từ nội sinh; Tăng cường huy động các nguồn lực từ bên ngoài, từ các tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp và người dân thông qua việc quảng bá, xúc tiến và thu hút đầu tư để thực hiện quy hoạch.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh: Trong quá trình triển khai cần chú ý đến việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực, các tài nguyên, nhất là đất đai. Chủ động nghiên cứu, xây dựng hoàn thiện cơ chế chính sách đột phá; Xác định có trọng tâm, trọng điểm và ưu tiên đầu tư các công trình có tính chất chiến lược, các dự án động lực, có tính lan tỏa lớn và có tác động trực tiếp đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch, xác định nội dung trọng tâm, tiến độ và nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án trong quy hoạch. Rà soát, lập, điều chỉnh, triển khai các quy hoạch chi tiết, các quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành theo quy định, bảo đảm thống nhất, đồng bộ với quy hoạch tỉnh.

Quy hoạch tỉnh Hà Giang mở đường phát triển nhanh, bền vững -0
Hà Giang hướng tới nông nghiệp đặc trưng, chất lượng cao sản xuất theo chuỗi giá trị

Cùng với đó, Hà Giang cần tập trung đào tạo phát triển nguồn nhân lực, thu hút nhân tài, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển. Trong đó, cần duy trì, phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của Hà Giang; Phát triển con người, nâng chất lượng cuộc sống của người dân; Chú trọng quản lý tổng hợp, thống nhất các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học; Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Điều quan trọng nữa là tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp tập trung cải cách hành chính; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế; Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển nhanh và bền vững.

Chia sẻ quyết tâm của địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn cho biết: Hà Giang sẽ triển khai quy hoạch với quyết tâm cao nhất. Trong đó, phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất trong hệ thống chính trị, đặc biệt nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu. Đồng thời, triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, tập trung sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh và các nguồn vốn huy động khác để ưu tiên đầu tư, sớm hoàn thành các dự án trọng điểm về kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nhất là đầu tư hoàn chỉnh tuyến đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, các tuyến đường giao thông liên kết vùng, hạ tầng khu kinh tế, khu, cụm công nghiệp, đô thị và kết cấu hạ tầng xã hội. Bên cạnh đó, tiếp tục cải cách mạnh mẽ, thực chất môi trường đầu tư, kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch; Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, để Hà Giang thực sự trở thành điểm đến đầu tư nổi bật, hấp dẫn.

Với khí thế, động lực mang lại từ bản Quy hoạch, cùng sự quan tâm, giúp đỡ của Chính phủ, các bộ, ngành, các tỉnh bạn, cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp; bước sang năm 2024, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc Hà Giang quyết tâm, nỗ lực phấn đấu, hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025 và Kế hoạch phát triển Kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025); tạo bước tiến vững chắc, triển khai thực hiện thành công Quy hoạch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

          Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn

Địa phương

 Đảm bảo an ninh, an toàn cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng
An ninh cơ sở

Đảm bảo an ninh, an toàn cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối chuỗi hoạt động Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng (3.4.1975 - 3.4.2025), Ban Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp chặt chẽ với công an địa phương triển khai đồng bộ các phương án, kế hoạch đã được duyệt.

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Hà Nội: Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng
Địa phương

Hà Nội: Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, nguy cơ cháy rừng gia tăng, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1176/UBND-NNMT về việc thực hiện Công điện số 25/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm triển khai các biện pháp cấp bách bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn.

TP. Hồ Chí Minh: Cần xem xét đền bù thỏa đáng khi thu hồi đất thực hiện dự án mở rộng đường Lã Xuân Oai
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Cần xem xét đền bù thỏa đáng khi thu hồi đất thực hiện dự án mở rộng đường Lã Xuân Oai

Một hộ dân tại phường Trường Thạnh, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh bị thu hồi hơn 301m2 đất để thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng đường Lã Xuân Oai nhưng chỉ được đền bù hơn 1,7 tỷ đồng. Chủ đất cho rằng việc đền bù chưa thoả đáng nên khởi kiện các quyết định hành chính ra toà..

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Hòa Bình giám sát chặt tiến độ thực hiện các dự án
Hoạt động chính quyền

Hòa Bình giám sát chặt tiến độ thực hiện các dự án

Với quyết tâm sẽ khởi công 11 dự án trong năm 2025, tỉnh Hòa Bình đang tích cực tháo gỡ vướng mắc cho các công trình, dự án, nhất là các dự án trọng điểm, dự án chậm tiến độ gây lãng phí. Đồng thời, tăng cường công tác giám sát và đánh giá tiến độ thực hiện các dự án. Những nỗ lực này sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế, giúp Hòa Bình hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt trên 10%.

Lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà thăm, tặng quà người có công
Địa phương

Lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà thăm, tặng quà người có công

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Khánh Hòa (2.4.1975 - 2.4.2025) và 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hoà Lê Hữu Hoàng đã đến thăm, tặng quà cho các gia đình người có công trên địa bàn huyện Cam Lâm.