Quảng Ninh sẵn sàng điều kiện đón vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu thu hút ít nhất 3 tỷ USD nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các khu công nghiệp, khu kinh tế (KCN, KKT), tạo động lực tăng trưởng cho nền kinh tế. Từ mục tiêu này, ngay từ những tháng đầu năm, UBND tỉnh đã chỉ đạo, giao các sở, ban, ngành, địa phương tập trung cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh; tháo gỡ khó khăn, đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp.

Khởi sắc ngay từ đầu năm

Tỉnh Quảng Ninh đã có một năm 2023 bứt phá mạnh mẽ trong thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách, với tổng vốn thu hút đạt gần 5 tỷ USD. Riêng thu hút FDI đạt trên 3,1 tỷ USD (tăng 42,3% so với cùng kỳ năm 2022) và trở thành địa phương dẫn đầu cả nước. Thống kê trên địa bàn hiện có gần 200 doanh nghiệp FDI đến từ 20 quốc gia, vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư gần 14 tỷ USD. Đáng chú ý, các dự án FDI đầu tư đều tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao, thân thiện với môi trường, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Từ những lợi thế của địa phương như tỉnh đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030; 6 năm liên tiếp (từ 2017 - 2022) giữ vị trí Quán quân PCI và 10 năm liền (từ năm 2013 - 2022) nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất cả nước; sở hữu hạ tầng giao thông đồng bộ, đa dạng nhất miền Bắc… Quảng Ninh đã thực hiện những giải pháp cầu thị, đúng thời điểm, tạo được niềm tin đối với nhà đầu tư, đón được làn sóng mới, cơ hội mới. Ngay trong gần 2 tháng đầu của năm 2024, tỉnh đã đón 8 dự án có vốn FDI đầu tư vào các KCN, KKT trên địa bàn với tổng số vốn gần 478 triệu USD.

Lãnh đạo Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh trao giấy chứng nhận đầu tư cho đại diện Công ty Gokin Solar. Ảnh: Minh Toàn
Lãnh đạo Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh trao giấy chứng nhận đầu tư cho đại diện Công ty Gokin Solar. Ảnh: Minh Toàn

Mới đây nhất, ngày 21.2, Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho hai dự án FDI với tổng mức đầu tư trên 330 triệu USD. Cả hai dự án được trao chứng nhận đầu tư dịp đầu xuân mới Giáp Thìn 2024 đều thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến - chế tạo, công nghệ cao góp phần đưa lĩnh vực này có những bước phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Cụ thể, dự án tấm silic đơn tinh thể và thanh silic đơn tinh thể quang điện Gokin Solar Hải Hà Việt Nam tại Khu công nghiệp Texhong Hải Hà (huyện Hải Hà) của chủ đầu tư là Công ty Gokin Solar tới từ Hong Kong (Trung Quốc) với tổng mức đầu tư 274,8 triệu USD, công suất thiết kế gần 1,4 tỷ sản phẩm/năm. Dự án thứ hai là dự án sản xuất vòng bi, thiết bị chuyển động tuyến tính tại Khu công nghiệp Sông Khoai (thị xã Quảng Yên) của Công ty TNHH IKO Thompson Việt Nam, công suất thiết kế 930 tấn sản phẩm/năm, tổng mức đầu tư 57 triệu USD. 

Từ những giải pháp cầu thị, sự chuẩn bị chu đáo, bài bản, chiến lược, phù hợp bối cảnh tình hình khu vực và quốc tế từ những ngày đầu, tháng đầu của năm, niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài đối với Quảng Ninh đang tiếp tục tăng mạnh. Riêng trong quý I này, tỉnh đặt mục tiêu thu hút 1 tỷ USD vốn FDI. Với dự kiến sẽ tiếp tục đón thêm 7 nhà đầu tư đến từ Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) trong hơn một tháng nữa thì kế hoạch tỉnh đặt ra trong quý đầu của năm là hoàn toàn khả thi.

Mục tiêu trở thành "thủ phủ" mới của dòng vốn ngoại

Với quan điểm sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngoài ngân sách cho phát triển, FDI là động lực quan trọng, thúc đẩy ngành công nghiệp tăng tốc trong giai đoạn mới và nhận định về biến động của môi trường đầu tư quốc tế, nhất là sự chuyển dịch mạnh mẽ dòng vốn đầu tư nước ngoài thời điểm hiện nay, Nghị quyết số 20-NQ/TU (ngày 27.11.2023) của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh "Về phương hướng nhiệm vụ năm 2024” đã xác định thu hút đầu tư nói chung, FDI nói riêng là động lực chính để bảo đảm tăng trưởng; trong năm nay, tỉnh đặt mục tiêu tiếp tục bứt phá và lọt top đầu thu hút FDI cả nước.  

Chia sẻ về mục tiêu trở thành một “thủ phủ” mới của dòng vốn đầu tư nước ngoài trong những ngày đầu năm vừa qua, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy cho biết, quan điểm của tỉnh là ưu tiên tập trung thu hút đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm, thu hút các tập đoàn đa quốc gia, đa ngành, có vai trò dẫn dắt vào những ngành, nghề, lĩnh vực mà địa phương có lợi thế cạnh tranh vượt trội, tiềm năng khác biệt; thúc đẩy hợp tác phát triển phù hợp với bối cảnh thế giới và khu vực; tái định vị dòng vốn đầu tư, ưu tiên việc kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu; thu hút đầu tư xanh, công nghệ cao, công nghệ phụ trợ... Để thực hiện được định hướng đó, tỉnh tiếp tục tập trung chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất về chính sách, hạ tầng cứng, hạ tầng mềm, nguồn nhân lực... để đón dòng vốn FDI “chảy” vào Quảng Ninh.

Theo Trưởng Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Phạm Xuân Đài, trên cơ sở các nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, kế hoạch của UBND tỉnh, Ban Quản lý đã bám sát chỉ đạo triển khai cụ thể các nội dung. Từ đó, ban hành kế hoạch, chương trình theo chuyên đề liên quan; thành lập tổ công tác đặc biệt hỗ trợ các doanh nghiệp; tổ chức làm việc cụ thể với từng chủ đầu tư hạ tầng KCN để rà soát, đánh giá khả năng đáp ứng; xác định, phân bổ chỉ tiêu thu hút đầu tư trong từng tháng, quý; đẩy mạnh công tác phối hợp với các sở, ngành và các địa phương để chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết, nhất là mặt bằng, hạ tầng, nguồn nhân lực. Cùng với đó là đổi mới, đa dạng hóa các hình thức xúc tiến đầu tư; thực hiện phương châm đồng hành cùng doanh nghiệp; tập trung công tác cải cách hành chính… nhằm nắm bắt thời cơ, đón đầu làn sóng dịch chuyển vốn FDI. 

Địa phương

Lâm Đồng phấn đấu phê duyệt 2 dự án cao tốc trong tháng 10.2024
Địa phương

Lâm Đồng phấn đấu phê duyệt 2 dự án cao tốc trong tháng 10.2024

Đó là nhiệm vụ Ban chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải giao cho tỉnh Lâm Đồng tại phiên họp thứ 14 về các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì, diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến nối đầu cầu Chính phủ với các địa phương.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Điều chỉnh bảng giá đất mới không ảnh hưởng đến nghĩa vụ tài chính của người dân
Trên đường phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Điều chỉnh bảng giá đất mới không ảnh hưởng đến nghĩa vụ tài chính của người dân

Sở Tài nguyên và Môi trường Bà Rịa - Vũng Tàu khẳng định rằng, mặc dù Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND có điều chỉnh tăng giá đất, nhưng về cơ bản, nghĩa vụ tài chính của người dân không thay đổi nhiều. Khi so sánh giá đất giữa các quyết định, mức thuế và tiền sử dụng đất phải nộp của người dân vẫn giữ nguyên.

Tính riêng lĩnh vực trồng trọt, tỉnh Đồng Nai đã có 45 mô hình ứng dụng công nghệ cao
Địa phương

Nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) tỉnh Đồng Nai Nguyễn Văn Thắng nhìn nhận, phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu của tỉnh. Thông qua đó, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng đồng thời thúc đẩy kết cấu hạ tầng, nhận diện thương hiệu, đầu tư sản xuất giống cây trồng, vật nuôi...

Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng kiểm tra công tác bố trí các điểm di dời cho người dân trên địa bàn
Địa phương

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân phục hồi sản xuất sau bão lũ

Bão số 3 đã qua đi nhưng những hậu quả để lại cho người dân quận Tây Hồ (Hà Nội) còn rất nặng nề với mức thiệt hại ước tính gần 90 tỷ đồng. Nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho người dân canh tác tại khu vực ngoài bãi, quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch, bố trí khoảng 85 tỷ đồng cho vay, hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách quận.

Tỉnh Đồng Nai đặt mục tiêu đến năm 2025, sẽ có thêm 7 mã số vùng trồng chuối với diện tích hơn 1,5 ngàn ha.
Địa phương

Xây dựng mã số vùng trồng: “Hộ chiếu” đưa nông sản Đồng Nai xuất ngoại

Về dài hạn, mã số vùng trồng sẽ là nền tảng cho việc triển khai truy xuất nguồn gốc và là giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản bằng các nền tảng số, tích hợp giá trị, tạo sự thuận lợi cho nông dân, người tiêu dùng. Đồng thời giúp gia tăng giá trị nông sản của địa phương, qua đó góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại.

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân vượt qua bão lũ
Hoạt động chính quyền

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân vượt qua bão lũ

Bão số 3 đã qua đi, nhưng những hậu quả mà nó để lại cho người dân quận Tây Hồ (Hà Nội) còn rất nặng nề với mức thiệt hại ước tính gần 90 tỷ đồng. Nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho người dân canh tác tại khu vực ngoài bãi, quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch, bố trí khoảng 85 tỷ đồng để cho vay, hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội quận.

Đoàn ĐBQH Thành phố Hải phòng tặng 60 suất quà cho các hộ dân bị ảnh hưởng bão Yagi
Địa phương

Đoàn ĐBQH Thành phố Hải phòng tặng 60 suất quà cho các hộ dân bị ảnh hưởng bão Yagi

Để chung tay cùng cả nước ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi), giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, Đoàn ĐBQH thành phố Hải phòng đã tặng 60 suất quà trị giá 60 triệu đồng cho các hộ dân bị ảnh hưởng do bão tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố.

Quận Long Biên (Hà Nội): Chưa xử lý dứt điểm công trình xây dựng sai phép lấn chỉ giới tuyến đường nghìn tỷ
Địa phương

Quận Long Biên (Hà Nội): Chưa xử lý dứt điểm công trình xây dựng sai phép lấn chỉ giới tuyến đường nghìn tỷ

Mới đây, UBND quận Long Biên (Hà Nội) vừa thụ lý giải quyết tố cáo của công dân đối với ông Vũ Ngọc Hiệp – Chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm vì không thực hiện Kết luận số 02/KL-CTUBND ngày 29.5.2024 của Chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm kết luận nội dung tố cáo đối với ông Nguyễn Văn Minh.

Một góc NTM kiểu mẫu ở xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội
Địa phương

Yên Mỹ - miền quê đáng sống

Được công nhận xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu năm 2023, xã Yên Mỹ (huyện Thanh Trì) đang sở hữu diện mạo của một miền quê đáng sống với cảnh quan tươi đẹp, hiện đại, khang trang. Xã đang tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM kiểu mẫu đã đạt được. Trong đó, đối với các ngành nghề kinh tế, lấy kinh tế thương mại, du lịch, dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo nhiều việc làm, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp chuyên canh hàng hóa kết hợp khai thác dịch vụ du lịch phát triển.