Thành phố Cần Thơ

Quận Bình Thủy đẩy mạnh chuyển đổi số

Là địa phương tiên phong của TP. Cần Thơ trong công tác chuyển đổi số, một trong những mục tiêu mà quận Bình Thủy đề ra là giúp cho nhiều người dân ngày càng thấu hiểu vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của chuyển đổi số và tự giác tham gia vào quá trình này. Từ đó, tạo bước ngoặt quan trọng để hướng đến xây dựng xã hội số, kinh tế số, chính quyền số.

Từ Chương trình số 02 đến Kế hoạch số 20

Cuối tháng 5.2023, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ bắt đầu triển khai Chương trình số 02/CTr-UBND của UBND quận về việc truyền thông hướng dẫn cài đặt ứng dụng Can Tho Smart (Chương trình truyền thông số 02). Chương trình nhằm đẩy mạnh tuyên truyền các ứng dụng thành phố phát triển, hướng dẫn tạo tài khoản và nộp hồ sơ trực tuyến qua cổng dịch vụ công, trong giao dịch hành chính, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đến người dân, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn quận.

Sau hơn 1 năm thực hiện, cùng với việc truyền tải hàng trăm tin, bài về ý nghĩa, tầm quan trọng của chuyển đổi số trên hệ thống truyền thanh cơ sở, các phường trên địa bàn quận còn lồng ghép thông tin về chương trình trong các cuộc sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt của các tổ chức chính trị - xã hội, qua mạng xã hội Zalo, Facebook… Quận còn kết nối với 3 doanh nghiệp viễn thông là VNPT, Mobifone và Viettel truyền thông, hướng dẫn người dân cài đặt, sử dụng ứng dụng Can Tho Smart để thanh toán không dùng tiền mặt; cài đặt định danh điện tử VNeID, tạo tài khoản giao dịch Cổng dịch vụ công Quốc gia, dịch vụ công TP. Cần Thơ để tiết kiệm thời gian, chi phí trong quá trình giao dịch hành chính.

Áp dụng chuyển đổi số giúp việc thực hiện các TTHC nhanh chóng, thuận lợi hơn
Áp dụng chuyển đổi số giúp việc thực hiện các TTHC nhanh chóng, thuận lợi hơn 

Để triển khai thực hiện tốt Chương trình truyền thông số 02, nhiều phường đã huy động Tổ công nghệ số cộng đồng phường, khu vực, tổ dân phố, lực lượng Đoàn Thanh niên, các Hội: Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh... cùng vào cuộc. Sau 3 tháng triển khai chương trình, gần 90% số hộ dân trong quận đã được truyền thông cài đặt ứng dụng Can Tho Smart; gần 3.000 người được hỗ trợ cài đặt ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt. Song song đó, quận thiết lập mới 98 điểm chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt, nâng tổng số điểm chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt toàn quận lên 602 điểm.

Trong nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số, cuối tháng 3.2024, UBND quận Bình Thủy tiếp tục triển khai Kế hoạch số 20/KH-UBND về truyền thông ứng dụng nền tảng Công dân số Cần Thơ và chữ ký số cá nhân công cộng trên địa bàn quận (Kế hoạch truyền thông số 20). Kế hoạch này nhằm đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức về sự tiện lợi của ứng Can Tho Smart trên điện thoại thông minh và chữ ký số cá nhân công cộng trong quá trình giao dịch hành chính, thương mại điện tử, các giao dịch cần xác thực thông tin của chủ thể.

Một trong những mục tiêu được đề ra trong Kế hoạch truyền thông số 20 là 100% cán bộ, công chức, viên chức sử dụng chữ ký số cá nhân công cộng trong giao dịch hành chính tại cổng dịch vụ công trực tuyến; phát động trong đoàn viên, hội viên các cấp tham gia sử dụng chữ ký số cá nhân công cộng được triển khai trên các nhóm Zalo của Tổ công nghệ số cộng đồng để kịp thời nắm bắt thông tin và hỗ trợ cho người dân trong sử dụng dịch vụ số. Đến cuối tháng 6.2024, quận đã hỗ trợ đăng ký sử dụng chữ ký số cá nhân từ xa cho hơn 300 cán bộ là đoàn viên Đoàn Thanh niên, hội viên các Hội Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh và Tổ công nghệ số cộng đồng ở các khu vực, các phường trên địa bàn.

Hướng đến chuyển đổi số toàn diện

Để nâng cao hiệu quả công tác CCHC, trong thời gian qua, quận Bình Thủy đã chú trọng gắn kết công tác này với các chương trình, kế hoạch Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh. Riêng 6 tháng đầu năm 2024, quận đã thực hiện số hóa kết quả giải quyết TTHC 9.038 hồ sơ ở 31 loại kết quả giải quyết TTHC được TP. Cần Thơ cấu hình trên hệ thống kho dữ liệu số hóa. Ngoài ra, hiện có 99,35% số văn bản ở các đơn vị cấp quận, 99% ở các đơn vị cấp phường được trao đổi dưới dạng điện tử; tỷ lệ hồ sơ giải quyết bằng hình thức trực tuyến thuộc thẩm quyền của UBND quận đạt 89,99% ở 40 thủ tục.

Trong lĩnh vực kinh tế, đã có 100% doanh nghiệp trên địa bàn quận thực hiện hóa đơn điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt với tất cả các giao dịch trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các chợ như An Thới, Bình Thủy, Trà An, Sang Trắng đã triển khai thực hiện các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và được thanh toán thông qua các phương thức thanh toán điện tử trên các thiết bị di động. Trong lĩnh vực y tế, 8/8 trạm y tế phường trên địa bàn quận đã xây dựng và ứng dụng các phần mềm trong công tác quản lý khám chữa bệnh với đầy đủ các chức năng theo quy định của Bộ Y tế. Trung tâm Y tế quận đang hoàn thiện việc xây dựng hồ sơ sức khỏe điện tử, với tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 90%; đã triển khai thanh toán điện tử không dùng tiền mặt và khám, chữa bệnh trên cơ sở tích hợp căn cước công dân gắn chip, tạo nhiều thuận lợi cho người dân khi có nhu cầu khám, chữa bệnh.

Phó Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin quận Bình Thủy Hồ Thị Thẩm Thúy Hằng cho biết: từ nay đến cuối năm 2024, quận sẽ đẩy mạnh số hóa hồ sơ kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực; tăng cường hướng dẫn, tuyên truyền về sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Bên cạnh đó, tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ các ngành, các địa phương thực hiện đúng các công trình, phần việc trong kế hoạch chuyển đổi số năm 2024; lựa chọn phương án triển khai Trung tâm điều hành thông minh của quận và hoàn thiện hồ sơ đầu tư, trang bị hệ thống truyền thanh thông minh. Đồng thời, áp dụng biên lai điện tử trong thu phí, lệ phí khi giải quyết thủ tục hành chính trên hệ thống giải quyết TTHC của thành phố, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

Địa phương

Huyện Thạch Thất: Nhiều hoạt động thiết thực khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất: Nhiều hoạt động thiết thực khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, mưa lớn kéo dài đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hàng trăm hộ dân tại huyện Thạch Thất, Hà Nội. Cơn bão đã đi qua để lại nhiều thiệt hại nặng nề, nhưng với truyền thống đoàn kết, tinh thần "tương thân, tương ái", chính quyền cùng Nhân dân trong huyện đã cùng nhau khắc phục hậu quả thiên tai. Đồng thời, chung tay ủng hộ giúp đỡ đồng bào các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ.

Hải Phòng: Ngừng sử dụng 41 chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D
Địa phương

Hải Phòng: Ngừng sử dụng 41 chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D

Để phục vụ bố trí tạm cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi cơn Bão số 3, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng đã chủ trì kiểm tra thực địa, họp nghe báo cáo về quỹ nhà trống chưa sử dụng tại các chung cư thuộc tài sản công trên địa bàn thành phố. Qua đó, thống nhất chủ trương ngừng sử dụng 41 chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D (khoảng hơn 2.600 hộ dân) trên địa bàn.

Phú Bình vững vàng trong gian khó
Trên đường phát triển

Phú Bình vững vàng trong gian khó

Những ngày qua, hoàn lưu của siêu bão Yagi đã khiến 9 xã trên địa bàn huyện Phú Bình, Thái Nguyên với gần 3.000 hộ dân, khoảng 3.000ha lúa và hoa màu bị ngập lụt. Nhiều tài sản của các cơ quan, đơn vị và hộ gia đình bị thiệt hại. Tuy nhiên, với quyết tâm, đồng lòng của chính quyền và Nhân dân đã giúp huyện Phú Bình trong khắc phục hậu quả mưa lũ và từng bước ổn định phát triển kinh tế - xã hội. 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang cùng đoàn công tác kiểm tra điểm sạt lở trên sông Mã đoạn qua huyện Quan Hóa
Địa phương

Thanh Hóa chủ động, linh hoạt ứng phó bão lũ

Những ngày đầu tháng 9, bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây giông lốc mạnh kèm mưa lớn kéo dài trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là các huyện miền núi. Nhiều ngôi nhà bị tốc mái, hư hỏng nặng; hàng trăm hộ dân bị cô lập trong nước lũ; nhiều tuyến đường bị sạt lở, sụt lún nghiêm trọng;… Khó khăn chồng chất khó khăn, nhưng các biện pháp ứng phó với mưa lũ đã được địa phương triển khai kịp thời...

Hội phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm hỗ trợ người dân phải di dời đến nơi tránh trú an toàn
Trên đường phát triển

Hội phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm hỗ trợ người dân phải di dời đến nơi tránh trú an toàn

Với tốc độ nước dâng nhanh, sự nguy hiểm rình rập người dân, thực hiện chỉ đạo của Quận ủy, UBND quận Bắc Từ Liêm, từ chiều và tối và xuyên đêm 10.9, hàng trăm cán bộ cảnh sát Công an quận; Công an các phường cùng lực lượng dân quân tự vệ, quân sự phường đã và đang đồng hành, hỗ trợ di dời người dân cùng tài sản đến nơi tránh trú an toàn, đồng thời có phương án hỗ trợ khắc phục, gia cố các điểm đê xung yếu trong điều kiện mưa lũ vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.

Nam Định: Bất động sản công nghiệp còn nhiều dư địa
Địa phương

Nam Định: Bất động sản công nghiệp còn nhiều dư địa

Với bối cảnh dòng vốn FDI tại Việt Nam duy trì tăng trưởng tốt nhờ lợi thế các chính sách ưu đãi thuế cùng với việc nhiều doanh nghiệp quốc tế đang dịch chuyển dần ra miền Bắc nhằm tìm kiếm các địa điểm mới cho sản xuất và chuỗi logistics, Nam Định trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư do còn nhiều dư địa dài hạn cho bất động sản công nghiệp với tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ.

Quảng Ninh: Sẽ có chính sách riêng, bao trùm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ảnh hưởng do bão
Địa phương

Quảng Ninh: Sẽ có chính sách riêng, bao trùm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ảnh hưởng do bão

Tỉnh Quảng Ninh sẽ có chính sách riêng, bao trùm để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi bão. Trong đó, tập trung vào các lĩnh vực nuôi trồng thủy, hải sản; nông, lâm nghiệp; các hộ kinh doanh dịch vụ, du lịch thương mại; các hộ liên quan đến sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, bảo đảm các quy định hiện hành.

Nghệ An tiếp tục đẩy mạnh chương trình đưa thực tập sinh Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản
Địa phương

Nghệ An tiếp tục đẩy mạnh chương trình đưa thực tập sinh Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản

Mới đây, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An đã có buổi làm việc với Văn phòng đại diện tổ chức IM Japan tại Việt Nam và Trung tâm Lao động ngoài nước về việc phối hợp triển khai chương trình đưa thực tập sinh Việt Nam đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản trên địa bàn Tỉnh.

Làm sạch dữ liệu và triển khai phát triển thanh toán không dùng tiền mặt
Địa phương

Làm sạch dữ liệu và triển khai phát triển thanh toán không dùng tiền mặt

Bảo hiểm xã hội huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai vừa phối hợp Công an huyện tổ chức Lễ ký kết kế hoạch phối hợp về “làm sạch” dữ liệu và triển khai phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong công tác chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội trên nền cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Thái Nguyên: Xử phạt người thông tin sai sự thật trên mạng xã hội về thiên tai
Hoạt động chính quyền

Thái Nguyên: Xử phạt người thông tin sai sự thật trên mạng xã hội về thiên tai

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thái Nguyên khuyến cáo người dân cảnh giác, nhận diện và không đăng tải, chia sẻ thông tin sai sự thật. Các trường hợp đưa thông tin sai sự thật, làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống thiên tai, gây hoang mang dư luận xã hội sẽ bị xử phạt theo quy định.

Văn phòng UBND tỉnh Khánh Hòa ủng hộ 114,5 triệu đồng khắc phục hậu quả Bão số 3
Địa phương

Văn phòng UBND tỉnh Khánh Hòa ủng hộ 114,5 triệu đồng khắc phục hậu quả Bão số 3

Thực hiện lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, lãnh đạo tỉnh, UBMTTQ Việt Nam tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức phát động, ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành miền Bắc khắc phục hậu quả cơn Bão số 3. Qua đó, tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Văn phòng UBND tỉnh đã ủng hộ để chung tay chia sẻ, cứu trợ đồng bào các địa phương miền Bắc với tổng số tiền hơn 114,5 triệu đồng (bao gồm quyên góp tại chỗ và quyên góp 1 ngày lương).