Thành phố Cần Thơ

Quận Bình Thủy đẩy mạnh chuyển đổi số

Là địa phương tiên phong của TP. Cần Thơ trong công tác chuyển đổi số, một trong những mục tiêu mà quận Bình Thủy đề ra là giúp cho nhiều người dân ngày càng thấu hiểu vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của chuyển đổi số và tự giác tham gia vào quá trình này. Từ đó, tạo bước ngoặt quan trọng để hướng đến xây dựng xã hội số, kinh tế số, chính quyền số.

Từ Chương trình số 02 đến Kế hoạch số 20

Cuối tháng 5.2023, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ bắt đầu triển khai Chương trình số 02/CTr-UBND của UBND quận về việc truyền thông hướng dẫn cài đặt ứng dụng Can Tho Smart (Chương trình truyền thông số 02). Chương trình nhằm đẩy mạnh tuyên truyền các ứng dụng thành phố phát triển, hướng dẫn tạo tài khoản và nộp hồ sơ trực tuyến qua cổng dịch vụ công, trong giao dịch hành chính, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đến người dân, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn quận.

Sau hơn 1 năm thực hiện, cùng với việc truyền tải hàng trăm tin, bài về ý nghĩa, tầm quan trọng của chuyển đổi số trên hệ thống truyền thanh cơ sở, các phường trên địa bàn quận còn lồng ghép thông tin về chương trình trong các cuộc sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt của các tổ chức chính trị - xã hội, qua mạng xã hội Zalo, Facebook… Quận còn kết nối với 3 doanh nghiệp viễn thông là VNPT, Mobifone và Viettel truyền thông, hướng dẫn người dân cài đặt, sử dụng ứng dụng Can Tho Smart để thanh toán không dùng tiền mặt; cài đặt định danh điện tử VNeID, tạo tài khoản giao dịch Cổng dịch vụ công Quốc gia, dịch vụ công TP. Cần Thơ để tiết kiệm thời gian, chi phí trong quá trình giao dịch hành chính.

Áp dụng chuyển đổi số giúp việc thực hiện các TTHC nhanh chóng, thuận lợi hơn
Áp dụng chuyển đổi số giúp việc thực hiện các TTHC nhanh chóng, thuận lợi hơn 

Để triển khai thực hiện tốt Chương trình truyền thông số 02, nhiều phường đã huy động Tổ công nghệ số cộng đồng phường, khu vực, tổ dân phố, lực lượng Đoàn Thanh niên, các Hội: Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh... cùng vào cuộc. Sau 3 tháng triển khai chương trình, gần 90% số hộ dân trong quận đã được truyền thông cài đặt ứng dụng Can Tho Smart; gần 3.000 người được hỗ trợ cài đặt ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt. Song song đó, quận thiết lập mới 98 điểm chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt, nâng tổng số điểm chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt toàn quận lên 602 điểm.

Trong nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số, cuối tháng 3.2024, UBND quận Bình Thủy tiếp tục triển khai Kế hoạch số 20/KH-UBND về truyền thông ứng dụng nền tảng Công dân số Cần Thơ và chữ ký số cá nhân công cộng trên địa bàn quận (Kế hoạch truyền thông số 20). Kế hoạch này nhằm đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức về sự tiện lợi của ứng Can Tho Smart trên điện thoại thông minh và chữ ký số cá nhân công cộng trong quá trình giao dịch hành chính, thương mại điện tử, các giao dịch cần xác thực thông tin của chủ thể.

Một trong những mục tiêu được đề ra trong Kế hoạch truyền thông số 20 là 100% cán bộ, công chức, viên chức sử dụng chữ ký số cá nhân công cộng trong giao dịch hành chính tại cổng dịch vụ công trực tuyến; phát động trong đoàn viên, hội viên các cấp tham gia sử dụng chữ ký số cá nhân công cộng được triển khai trên các nhóm Zalo của Tổ công nghệ số cộng đồng để kịp thời nắm bắt thông tin và hỗ trợ cho người dân trong sử dụng dịch vụ số. Đến cuối tháng 6.2024, quận đã hỗ trợ đăng ký sử dụng chữ ký số cá nhân từ xa cho hơn 300 cán bộ là đoàn viên Đoàn Thanh niên, hội viên các Hội Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh và Tổ công nghệ số cộng đồng ở các khu vực, các phường trên địa bàn.

Hướng đến chuyển đổi số toàn diện

Để nâng cao hiệu quả công tác CCHC, trong thời gian qua, quận Bình Thủy đã chú trọng gắn kết công tác này với các chương trình, kế hoạch Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh. Riêng 6 tháng đầu năm 2024, quận đã thực hiện số hóa kết quả giải quyết TTHC 9.038 hồ sơ ở 31 loại kết quả giải quyết TTHC được TP. Cần Thơ cấu hình trên hệ thống kho dữ liệu số hóa. Ngoài ra, hiện có 99,35% số văn bản ở các đơn vị cấp quận, 99% ở các đơn vị cấp phường được trao đổi dưới dạng điện tử; tỷ lệ hồ sơ giải quyết bằng hình thức trực tuyến thuộc thẩm quyền của UBND quận đạt 89,99% ở 40 thủ tục.

Trong lĩnh vực kinh tế, đã có 100% doanh nghiệp trên địa bàn quận thực hiện hóa đơn điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt với tất cả các giao dịch trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các chợ như An Thới, Bình Thủy, Trà An, Sang Trắng đã triển khai thực hiện các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và được thanh toán thông qua các phương thức thanh toán điện tử trên các thiết bị di động. Trong lĩnh vực y tế, 8/8 trạm y tế phường trên địa bàn quận đã xây dựng và ứng dụng các phần mềm trong công tác quản lý khám chữa bệnh với đầy đủ các chức năng theo quy định của Bộ Y tế. Trung tâm Y tế quận đang hoàn thiện việc xây dựng hồ sơ sức khỏe điện tử, với tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 90%; đã triển khai thanh toán điện tử không dùng tiền mặt và khám, chữa bệnh trên cơ sở tích hợp căn cước công dân gắn chip, tạo nhiều thuận lợi cho người dân khi có nhu cầu khám, chữa bệnh.

Phó Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin quận Bình Thủy Hồ Thị Thẩm Thúy Hằng cho biết: từ nay đến cuối năm 2024, quận sẽ đẩy mạnh số hóa hồ sơ kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực; tăng cường hướng dẫn, tuyên truyền về sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Bên cạnh đó, tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ các ngành, các địa phương thực hiện đúng các công trình, phần việc trong kế hoạch chuyển đổi số năm 2024; lựa chọn phương án triển khai Trung tâm điều hành thông minh của quận và hoàn thiện hồ sơ đầu tư, trang bị hệ thống truyền thanh thông minh. Đồng thời, áp dụng biên lai điện tử trong thu phí, lệ phí khi giải quyết thủ tục hành chính trên hệ thống giải quyết TTHC của thành phố, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

Địa phương

Tết hải đảo - Ấm tình quân dân nơi đầu sóng
Địa phương

Tết hải đảo - Ấm tình quân dân nơi đầu sóng

Với mong muốn mang đến một cái Tết ấm áp, đủ đầy cho quân dân vùng biển đảo xa xôi, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 đã tổ chức chương trình “Tết hải đảo - Thắm tình quân dân, đón Xuân Ất Tỵ năm 2025” tại huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực.

Cán đích trước hẹn
Trên đường phát triển

Cán đích trước hẹn

Mặc dù mục tiêu TP. Hà Nội đặt ra trong năm 2024 sẽ đánh giá, phân hạng khoảng 400 sản phẩm OCOP, nhưng đến hết tháng 12.2024, 30/30 quận, huyện, thị của thành phố đã hoàn thành việc đánh giá 606 sản phẩm, vượt xa mục tiêu đề ra.

Làm tốt công tác chính trị tư tưởng, tạo sự đồng thuận thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy
Địa phương

Làm tốt công tác chính trị tư tưởng, tạo sự đồng thuận thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy

VÕ NGỌC KIÊN - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hòa Bình

Việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả không chỉ là một trong những nội dung quan trọng trong công tác lãnh đạo của Đảng ta, mà còn là một trong những yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết từ thực tiễn sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

129 hộ dân ở Đắk Lắk tự nguyện trả lại đất rừng lấn chiếm
Địa phương

129 hộ dân ở Đắk Lắk tự nguyện trả lại đất rừng lấn chiếm

Sau một thời gian vận động, đến nay có 129 hộ dân đã tự nguyện trả lại hơn 600ha đất lấn chiếm ở tiểu khu 267, 268 thuộc xã Ea Bung, huyện Ea Súp (Đắk Lắk). Đây là kết quả từ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, đã hoàn thành công tác thu hồi đất mà không phải tổ chức cưỡng chế.

Cần mẫn “chắt lọc” những giọt mật ngọt thơm ở làng nghề hơn 50 năm
Địa phương

Cần mẫn “chắt lọc” những giọt mật ngọt thơm ở làng nghề hơn 50 năm

Suốt hơn 50 năm qua, hàng chục hộ dân xã Thọ Điền của tỉnh Hà Tĩnh vẫn cần mẫn ép mía, “chắt lọc” ra những giọt mật ngọt thơm. Ngày nay, sản phẩm mật mía cũng là mặt hàng được nhiều người yêu thích lựa chọn sử dụng vào dịp Tết, mang lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân nơi đây.

5 dấu ấn nổi bật của Công an tỉnh Bình Thuận năm 2024
An ninh cơ sở

5 dấu ấn nổi bật của Công an tỉnh Bình Thuận năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình có nhiều khó khăn, thách thức đặt ra trong công tác bảo đảm ANTT, song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, địa phương; sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp và sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân, Đảng ủy, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Thuận đã triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, sáng tạo và hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ bảo đảm ANTT, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, được cấp ủy, chính quyền các cấp và nhân dân tin tưởng, đánh giá cao. Công an tỉnh Bình Thuận đã vinh dự được Bộ Công an tặng cờ “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2024”.

Bình Dương: TP. Dĩ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
Địa phương

Bình Dương: TP. Dĩ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Năm 2025, TP. Dĩ An được giao hơn 2.110 tỷ đồng vốn đầu tư công, thành phố sẽ ưu tiên bố trí vốn để thực hiện các dự án, công trình trọng điểm. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng dự án được giao vốn nhưng không giải ngân được hoặc giải ngân không hết kế hoạch vốn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

TP. Hồ Chí Minh phát động phong trào Công dân số - Kết nối nhanh với chính quyền
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh phát động phong trào Công dân số - Kết nối nhanh với chính quyền

App Công dân số TP. Hồ Chí Minh là cầu nối giúp người dân dễ dàng kết nối với chính quyền, phản ánh kiến nghị và tra cứu thủ tục hành chính một cách nhanh chóng. Ứng dụng còn cung cấp nhiều tiện ích thiết thực trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục, giao thông, giúp người dân cập nhật thông tin, tương tác trực tiếp với chính quyền một cách thuận tiện nhất.