Phổ Yên nỗ lực đẩy lùi tai nạn giao thông

Cùng với sự phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội, thời gian qua, thành phố trẻ Phổ Yên (Thái Nguyên) ghi nhận tình trạng gia tăng nhanh chóng về dân số cũng như phương tiện tham gia giao thông. Thành phố đã triển khai đồng bộ và hiệu quả nhiều giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT). Trong đó, có Đề án ngăn chặn đẩy lùi tai nạn giao thông trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2025…

Đa dạng hình thức tuyên truyền

Thành phố Phổ Yên có hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ cả về  đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa. Hệ thống giao thông đường bộ nối liền với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Giang, Vĩnh Phúc. Nhờ giao thông thuận lợi, những năm qua, thành phố thu hút nhiều dự án, giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Tuy vậy, cùng với sự phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội, các phương tiện tham gia giao thông trên địa bàn cũng ngày càng tăng, mật độ tham gia giao thông lớn, tiềm ẩn có thể gây ra tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông…

Học sinh Trường THPT Bắc Sơn thực hành các tình huống giao thông.
Học sinh Trường THPT Bắc Sơn thực hành các tình huống giao thông

Nhằm ngăn chặn sớm các nguy cơ, thành phố chú trọng tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về ATGT; xây dựng văn hóa giao thông trong mọi tầng lớp Nhân dân. Việc tuyên truyền được triển khai bài bản, phù hợp với từng địa bàn, đối tượng để người dân hiểu, nhận biết rõ hiểm họa từ tai nạn giao thông, thấy rõ trách nhiệm và tự giác chấp hành pháp luật về giao thông.

Ban ATGT thành phố phối hợp với các hội, đoàn thể, nhà trường, khu công nghiệp, địa phương tổ chức tuyên truyền về ATGT bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Trong đó, đặc biệt quan tâm tuyên truyền cho các đối tượng là học sinh và công nhân trong các khu công nghiệp; tổ chức cho doanh nghiệp, người dân, lái xe vận tải, học sinh, công nhân... ký cam kết thực hiện tốt các quy định về ATGT. Thành phố cũng rà soát các "điểm đen", điểm tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông...

Với tình trạng xe quá tải, quá khổ lưu thông gây mất an toàn giao thông, Công an thành phố triển khai kế hoạch mở đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về kích thước thành thùng xe và chở quá tải trọng; tiếp tục thực hiện chuyên đề xử lý vi phạm nồng độ cồn trên toàn địa bàn. Trong đó, tập trung vào các tuyến đường ĐT 261, Trần Nguyên Hãn và một số tuyến đường trục chính…

Riêng trong 9 tháng năm 2023, qua các đợt kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện và lập biên bản xử lý hành chính 2.206 trường hợp vi phạm về an toàn giao thông (tăng 656 trường hợp so với cùng kỳ năm 2022). Trong đó, có 1.270 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, 124 trường hợp vi phạm về tải trọng; ra quyết định xử phạt hành chính, thu nộp ngân sách nhà nước trên 3,8 tỷ đồng, tước GPLX 781 trường hợp, tạm giữ 97 ô tô, 1.272 xe mô tô…..

Nhân rộng mô hình camera giám sát giao thông

Với hệ thống giao thông phát triển, Phổ Yên đã và đang ngày càng chứng minh sức hút với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hiện, thành phố có 3 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích gần trên 640ha. Ngoài ra, còn có 6 cụm công nghiệp với tổng diện tích gần 200ha và nhiều làng nghề… Dù vậy, một số tuyến đường vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải do lượng người và phương tiện tham gia giao thông lớn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông…

Nhằm bảo đảm trật tự ATGT trên địa bàn, thành phố đã và đang tập trung triển khai hiệu quả Đề án “Ngăn chặn, đẩy lùi tai nạn giao thông thành phố Phổ Yên giai đoạn 2021 - 2025”… Sau gần 3 năm thực hiệnĐề án, tình hình tai nạn giao thông đã có những bước chuyển biến tích cực. Từ năm 2021 đến nay, UBND thành phố đã đầu tư 59 công trình giao thông với tổng số tiền 2.445,4 tỷ đồng. Đồng thời, huy động người dân đóng góp cùng sự hỗ trợ của Nhà nước xây dựng được trên 100km đường bê tông. Trên địa bàn hiện không tồn tại "điểm đen" ATGT...

Tiếp tục bảo đảm trật tự ATGT và đạt mục tiêu giảm tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm triển khai có hiệu quả Đề án ngăn chặn, đẩy lùi tai nạn giao thông giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, tập trung nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu. Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội tham gia thực hiện công tác bảo đảm trật tự, ATGT. Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ  4.0 vào quản lý, điều hành hệ thống giao thông. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, ATGT và xây dựng văn hóa giao thông...

Huy động các nguồn lực tiếp tục đầu tư phát triển, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông theo quy hoạch; đầu tư xây dựng các bến xe, điểm đỗ xe tĩnh; đầu tư phát triển mạng lưới đường giao thông nông thôn đáp ứng tiêu chí nông thôn mới. Kịp thời xử lý các "điểm đen", điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ. Kiên quyết lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt và chống tái lấn chiếm. 

Thành phố cũng tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp quản lý hoạt động kinh doanh vận tải; ưu tiên đầu tư phát triển vận tải hành khách công cộng; khuyến khích đầu tư, cải tạo phương tiện phục vụ người khuyết tật. Triển khai ứng dụng hệ thống giám sát hành trình phương tiện và hệ thống quản lý, điều hành của các doanh nghiệp vận tải. Kiểm soát chặt việc đăng ký biển hiệu, phù hiệu của các phương tiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Khảo sát, xây dựng mạng lưới các trạm, điểm, chốt sơ cấp cứu tai nạn giao thông trên cơ sở các trạm y tế, trung tâm y tế và thành lập các đội, nhóm sơ cấp cứu tai nạn giao thông; nhân rộng mô hình camera giám sát giao thông…

Địa phương

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.